Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

AI BIẾT TRẢ LỜI GIÚP .

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Giải Đáp Thắc Mắc
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Tư 12 10, 2008 8:30 pm    Tiêu đề: AI BIẾT TRẢ LỜI GIÚP . Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này




Tại sao chọn ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa Ông Táo về trời , mà không chọn ngày khác ? .


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Tư 12 10, 2008 9:04 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Nè TháiNgô ơi, để LMM (2/3 cuộc đời sống nước ngoài) trả lời hỉ?

Đây là phong tục đón Tết (vui Xuân) tồn tại và phát triển ở Việt Nam, có phong tục lại mất đi theo đà tiến hoá của xã hội. Riêng phong tục đón Tết của dân tộc ta bắt nguồn từ những điển tích, huyền thoại xa xưa xem ra có vẻ huyền bí. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ sẽ thấy nó mang nhiều ý nghĩa thực tế. Việt Nam chọn ngày 23 tháng Chạp để đưa Ông Táo về trời là phong tục đã đặt ra lâu rồi thì làm sao thay đổi hoặc chọn ngày khác?

Thường lệ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, từ thành thị đến thôn quê, khắp nơi trong nước ta dân chúng làm lễ tiễn đưa Ông Táo. Người xưa cho rằng ngày ấy vua Bếp lên chầu Trời để tâu việc làm ăn, cư xử của gia đình trong năm. Qua đó nói lên tình cảm và lý trí của nhân dân ta đối với công việc bếp núc, nhằm đánh giá cao việc chăm sóc dinh dưỡng của đời sống con người và đánh giá lại việc ăn ở của mình trước khi bước sang năm mới.

Hông biết trả lời này đúng không hỉ? (đoán mò và sưu tầm đây)





_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Ngu Hanh Son
HS SaoMai


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 694

Bài gửiGửi: Tư 12 10, 2008 9:18 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), gia đình nào cũng làm lễ tiễn Ông Táo về Trời. Vì đó là một tục lệ quá lâu đời, nên ít ai còn bận tâm đặt vấn đề xuất xứ, nghĩa là tại sao lại chọn ngày này. Chỉ biết trong đạo Lão Tử, (Đạo Giáo), có nói: 23 tháng chạp là ngày ông Táo lên trời để bẩm báo việc thiện ác của nhân gian trong năm qua.Về sự tích ông Táo thì Việt Nam chúng ta có nhiều truyện kể ở mỗi địa phương, nội dung tương tự nhau, chỉ khác biệt một vài tiểu tiết.

Người Chàm, người Ấn Độ và Trung Hoa cũng có chuyện ông Táo giống như chuyện của nước ta, do văn hóa giao lưu mà không biết ai “bắt chước” của ai.

Chẳng hạn người Quảng Đông thường nhắc sự tích ông Táo như sau:
“Xưa có anh chàng tên Trương Lang, lấy vợ là Đinh Hương. Vì nghèo, anh chồng bỏ xứ đi làm ăn xa. Mười năm sau khá giả trở về thì bố mẹ đã mất cả. Đinh Hương sau 10 năm phụng dưỡng bố mẹ chồng, tưởng chồng không bao giờ quay lại nữa nên mới xin quan cho phép ly hôn. Trương Lang trở về giận quá đuổi vợ đi. Trương Lang sống giàu sang được một thời gian thì không may bị cháy nhà. Thời đó chưa có bảo hiểm, nên cháy nhà là trắng tay, Trương Lang phải đi ăn xin! Tình cờ ngày 23 tháng chạp, Trương Lang tạt vào một nhà kia xin cơm thì hóa ra đó là nhà Đinh Hương, vợ cũ của mình đã tái giá với một người phú hộ.”Câu chuyện nghe tới đây thì chúng ta thấy giống như chuyện Trọng Cao và Thị Nhi của nước ta: “Trọng Cao cũng đuổi vợ và bà vợ lấy chồng mới là Phạm Lang. Trọng
Cao lâm cảnh túng quẫn phải đi khất thực, tình cờ đến nhà Phạm Lang, gặp lại vợ cũ của mình. Bị Phạm Lang bắt gặp, Trọng Cao xấu hổ lao đầu vào lửa mà chết. Thị Nhi cũng chêt theo. Ông chồng mới là Phạm Lang thương vợ nên cũng chết theo luôn!

Ngọc Hoàng thương tình mới cho cả ba xum họp làm Vua Bếp.”Do đó dân gian mới có câu:Thế gian một vợ một chồngChẳng như Vua Bếp hai ông một bàNhư vậy thì theo chuyện kể của Trung Quốc, 23 tháng chạp là ngày “hai ông một bà” lao vào lửa mà chết cháy rồi biến thành Vua Bếp. Bởi thế, ngày này được chọn để làm lễ tiễn đưa Vua Bếp về chầu Ngọc Hoàng. Dĩ nhiên, đây chỉ là chuyện tưởng tượng. Nhưng do đâu mà cổ nhân nghĩ ra chuyện này? Trước hết, bếp ngày xưa thường là 3 cục gạch xếp chụm lại để đặt cái nồi lên trên. Ba cục gạch ấy càng nấu càng ám khói, đen đủi. Người ta mới tưởng tượng ra 3 người bị chết cháy thành than.

Thêm vào đó, người xưa vì ít kiến thức khoa học nên thường sợ hãi trước những hiện tượng thiên nhiên mà họ không giải thích nổi.

Chẳng hạn khi núi phun lửa thì cho là Hỏa thần giận dữ. Khi nước sông dâng lên làm ngập lụt thì cho là Thủy Thần nổi giận. Trí óc đơn sơ nhìn đâu cũng thấy thần thánh.

Vì vậy mới có câu: Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá. Người xưa thần thánh hóa luôn cả những vật vô tri vô giác như 3 cục gạch trong nhà bếp, biến 3 cục gạch ấy thành Thần Bếp.Nói chung, tất cả những chuyện kể dân gian như chuyện Vua Bếp, đều được cổ nhân sáng tác ra nhằm mục đích cao đẹp là răn đời. Vua Bếp (còn gọi là Táo Quân, Ông Táo, Ông Công, Ông Đầu Rau) hiện diện quanh năm trong mỗi gia đình để theo dõi những việc thiện ác của gia đình ấy, rồi ngày cuối năm, 23 tháng chạp, cưỡi cá chép lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Dựa vào báo cáo ấy, Ngọc Hoàng sẽ ban phúc hoặc giáng họa cho gia đình ấy vào năm tới. Nói cách khác, đó là lời khuyên chúng nên làm điều lành, tránh với điều ác, bởi lúc nào cũng có người của trời là Táo quân theo dõi. Ý nghĩa chuyện Táo quân là như vậy. Chắc cũng cần nhắc lại một chi tiết nhỏ:

Cúng ông Táo, phải phóng sinh con cá chép để Táo quân cưỡi lên trời. Bởi trong tất cả các loài tôm cá, chỉ có cá chép mới vượt được Vũ môn, biến thành rồng mà thôi.

ST





_________________
Học mà không suy nghĩ thì luôn luôn u tối
Suy nghĩ mà không học thì luôn luôn nghi ngờ
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Năm 12 11, 2008 6:49 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Huỳnh Thị Tuyết Nhung nói như dzầy nè ;


-Trên trời cũng ùn tắc giao thông y chang như hạ giới . Mỗi tháng chỉ thông thoáng được 3 ngày xấu , ít người đi xa : đó là mồng 5 , 14 , 23 .
Hai ngày ; mồng 5 và 14 thì quá sớm . Vì vậy , người ta chọn ngày 23 tháng Chạp để " sớ tâu " lên Ngọc Hoàng được cập nhật đầy đủ hơn , đồng thời trên đường về Trời - TÁO không bị kẹt cá chép hoặc bị tắc ....mây ...


Ai có ý kiến gì khác không ? .

Nhân đây , cám ơn LMM và Ngu Hanh Son nhe .





Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Giải Đáp Thắc Mắc Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI