Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Hoài Thơ – Đất trời lắng mãi khúc thi ca.

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn , Truyện /Sáng Tác
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Hai 4 22, 2019 11:32 pm    Tiêu đề: Hoài Thơ – Đất trời lắng mãi khúc thi ca. Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Một chút Cảm nhận về cho hồn thơ của thi nữ Hoài Thơ – Văn học Unescom

Hoài Thơ – Đất trời lắng mãi khúc thi ca.

Nếu chúng tôi có dịp quen biết với nhiều Văn nhân thi sĩ trong Hội nhóm Văn học Unescom mà chúng tôi đã nhiều lần tham dự với tư cách là khách mời cho nhiều buổi Tiệc Thơ Ra Mắt. . . thì có lẽ với chị Hoài Thơ mà thi nhân tác giả 2 Tập thơ đã Ra Mắt vào ngày Chủ Nhật 24/02/2019 vừa qua tại Hội quán Kasa Quận 10 Saigon… thì đây là một nhân vật đã được nhiều người ngưỡng mộ nhất.

[img]<a href=[/img]" />
tác giả Hoài Thơ - trong ngày Ra Mắt 2 tập thơ của chị

Nếu Tiếng Sóng Đêm và Tuyển thi tập Niệm Khúc Tình Buồn   của tác giả Hoài Thơ đã được xuất bản rộng rãi trong giới độc giả thì có lẽ với 2 tập Thi tuyển này chị đã có nhiều thi phẩm đã làm cho chúng tôi chú ý rất nhiều khi lần đầu tiên được diện kiến trên thi đàn Unescom hôm nay…

Tác giả Hoài Thơ sinh năm 1958 quê quán ở miền tây sông nước… nhưng có lẽ chính nơi cái quê nhà thân yêu của chị đã làm nên trong chị những cái cảm xúc thật dạt dào mà với cái tính nghệ thuật đời của mình – không thể nào làm cho chị phai đi được. Con người ta, ai ai cũng có cho mình một cái “nhìn”… Dẫu rằng khi mỗi cái Nhìn đó nó chứa đựng trong tâm tư mình những cái nét riêng – những cái sắc thái riêng biệt, để với cái Nhìn của chị Hoài Thơ hôm nay… hình như cái nhìn đó đi qua một lăng kính phiếm diện về cho mình với một sắc thái của cái nhân, cái nghĩa . Dẫu biết cuộc đời là một cõi Vô thường mà những con người văn nhân thi sĩ – đều có một cái nhìn tổng thể và từ bi hỷ xã, không tham vọng trong cái Sân, Si, Hỷ, Nộ. . . Từ đó chúng tôi nhận thấy từ cái Tâm của tác giả Hoài Thơ đã đưa đến cái từ bi và độ lượng của một con người xem trọng cái nhân và cái nghĩa…

Qua thi phẩm Nhìn Đời mà tác giả Hoài Thơ hầu như đã lột tả một cách tổng thể về những cái sầu bi  còn mãi hiện diện trên cõi đời: Con nhớ mẹ (ruột cắt từng cơn), Cô đơn trong lặng lẽ, tủi hờn thân phận (con nhớ cha), nhìn cuộc đời tham vọng sân si…, khi thấy cảnh nhiễu nhương đầy rẫy, nhìn đời buồn biết mấy, Khi trẻ thơ còn đói từng ngày - Bước qua cuộc sống này - Nghiệm ra rằng chân thành quá hiếm - Dọc đường đời tìm kiếm - Nghĩa với nhân che chữ mù lòa – Chị đã so sánh từ cái nhân cái nghĩa để phản ánh lại cái mù lòa trong đời thường – mà có mấy ai đã nhìn thấy, trong khi Nhìn cuộc đời tham vọng sân si như thế . . . Nhìn qua thi phẩm, tác giả cũng so sánh phép biến hóa trong một cái nguyên nhân (Bước qua cuộc sống này - Nghiệm ra rằng chân thành quá hiếm - Dọc đường đời tìm kiếm) rồi dẫn đến cái hệ quả… Phải nói chỉ với thi phẩm Nhìn Đời mà thôi – chúng ta thấy được một tấm lòng, một cái Nhân – cái Tâm của con người Hoài Thơ giống như đang rong ruỗi đi tìm một cái chân lý Sống cho đời và cho chính mình. . . Thơ ca văn học và những con người vẫn luôn được xem là một phong cách, vẫn xem là một nét sắc thái trong tâm hồn với cuộc sống thực tế như thế, chứng tỏ với con người thi sĩ Hoài Thơ của chúng ta đã coi trọng cái tâm và cái Nhân biết chừng nào. . .

[img]<a href=[/img]" /> [img]<a href=[/img]" />

Trong một sáng tác tình ca của Trầm Tử Thiêng với nhạc phẩm "Kinh Khổ" mà chúng ta đã từng nghe Khánh Ly cũng như nhiều ca sĩ khác trình bày. . . có lẽ chúng ta không khỏi bùi ngùi và xúc động khi được hân hạnh thưởng thức qua toàn bộ nhạc phẩm đó với một hoạt cảnh rất nói là đặc sắc – thì hôm nay trong thi phẩm đầu tiên mà chúng tôi đã cho lên phần đầu của bài cảm nhận này, thì chắc chắn chúng ta nhìn thấy từ một cái Nhìn mang tính phiếm diện, tổng thể nhưng thực tế trong thi tác Nhìn Đời của tác giả Hoài Thơ – thì cũng như thế mà thôi. . .

Có lẽ với những đêm trường qua canh thâu – niềm trăn trở của chị Hoài Thơ cũng như trong câu kinh, lời Niệm  với một cái tâm thành khẩn để chị cầu xin sự độ lượng từ Đấng Bề Trên luôn nhìn tới và soi xét cho cái nhân duyên cõi Vô Thường này… Nếu nhìn lại trong khúc tình ca: Này Em có nhớ (TrịnhCôngSơn) đã có câu : Chúa đã bỏ loài người - Phật đã bỏ loài người  - Này em xin cứu một người. -Này em hãy đến tìm tôi - Vì những con sông đã cạn nguồn rồi, - Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời - Về cùng tôi đứng bên âu lo này. Hay phần cuối bài hát cũng lại có câu: . . .Chúa đã bỏ loài người - Phật đã bỏ loài người, - Này em có nhớ cuộc đời. - Này em có biết loài người. - Này em có nhớ gì tôi. Thì bây giờ chúng ta hãy nhìn lại với thi tác Nhìn Đời của tác giả Hoài Thơ hôm nay – có một phần nào  gọi là “tương tác” ở trong đó . . .

Thế mới thấy – từ một nhạc sĩ xa xưa. . . cho đến hôm nay với con người của chị Hoài Thơ – cái Nhìn Đời như thế theo chúng tôi nhận thấy đã có một chút gì song hành với nhau trên cái cõi Vô thường của cái kiếp nhân duyên này vậy !!!

Những ngày buồn hiu hắt
Con nhớ mẹ ruột cắt từng cơn
Lặng lẽ đếm cô đơn
Con nhớ cha tủi hờn thân phân
Những tháng ngày lận đận
Nhìn cuộc đời tham vọng sân si
Nhiều lần lệ ướt mi
Cúi lạy Phật từ bi độ lượng
Nước mắt nhỏ tang thương
Khi thấy cảnh nhiễu nhương đầy rẫy
Nhìn đời buồn biết mấy
Khi trẻ thơ còn đói từng ngày
Bước qua cuộc sống này
Nghiệm ra rằng chân thành quá hiếm
Dọc đường đời tìm kiếm
Nghĩa với nhân che chữ mù lòa

(NHÌN ĐỜI – Hoài Thơ)

Tại sao chúng tôi lại đưa nguyên thi phẩm Nhìn Đời của tác giả Hoài Thơ lên trong phần Cảm nhận, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng: Cái nhìn khách quan của chúng tôi như đang nghe bản nhạc Kinh Khổ và chúng tôi cũng đã chăm chú nhìn từ đầu đến cuối vậy – từ đó thi phẩm Nhìn Đời của tác giả Hoài Thơ giống như đang cho chúng tôi thấy một cái bối cảnh hoạt họa diễn xuất lại như vậy . . .

Nếu có ai đó đang có một câu hỏi: Có phải tác giả Hoài Thơ đang là một nhà Sư hay không ? Xin trả lời ngay là Không phải – mà tác giả Hoài Thơ chỉ là một con người trong cái cõi nhân duyên này mà thôi – chị là một con người bình thường như bao nhiêu con người khác – cũng như với nhiều văn nhân, thi sĩ trong Hội Nhóm Văn học Unescom nói riêng và trong giới thi nhân thi sĩ nói chung mà thôi, tuy nhiên với cái Nhìn của chị tuy có thấu suốt bố trí và sự phân biệt giữa cái thiện và cái ác – giữa cái Trung và cái bề tôi. .. . thì nói chung Hoài Thơ đang chỉ là một con người đang sống trên cái cõi nhân duyên này – chị vẫn biết niềm vui, vẫn thấu hiểu nỗi buồn của chung quanh mình, và chắc chắn chị cũng biết mộng và mơ, biết yêu thương và dỗi hờn. . . biết tất cả - Vì thế mà khi nhìn qua thi phẩm khác “Gởi Gió” – chúng ta mới nhìn thấy từ một cái Nhìn đến cái thấu hiểu… nó đang là rất lớn trong chị vậy !

Khi nói về Tình yêu, chắc chúng ta còn nhớ mấy câu thơ của đại thi nhân Xuân Diệu với: Có ai giải nghĩa được tình yêu – Nghĩa lý gì đâu một buổi chiều – Nó chiếm hồn tôi bằng nắng nhạt – Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu. . . thì chúng ta sẽ thấy cái lý giải tình yêu của Xuân Diệu vẫn là những cái mộng mơ với Nắng nhạt, với Gió hiu hiu, Mây nhè nhẹ… và tình yêu chỉ chiếm lấy tâm hồn con người khi cảm nhận về tình yêu đang mang một sắc thái mơ hồ và buông trôi… mà thôi ! Còn với chị Hoài Thơ thì với Lời ru buồn của đá, Phiến đá sầu cái thuở mới vào yêu ! Anh về đây theo chim trời và gió, Đừng buồn anh con nắng đã sang chiều ! Đó là với tâm hồn định nghĩa và mộng mơ chữ yêu với tâm hồn của Hoài Thơ ??? !!! Vậy thì Đã có ai giải nghĩa được tình yêu ? Nếu nhìn lại thật sâu lắng và cái chất yêu đương trong thi ca của tác giả Hoài Thơ với: Hồn đá cuội, Chén ân tình lỡ thấm men cay, gió chiều miền xa lắc, Thời Nhã Ca tinh huyết… Trăng vỡ lệ buồn rơi, Lạc vào mơ ôm gió, lá thu chiều bạc phết, Xác rũ vàng… và nắng tàn phai… thì cái định lý tình yêu của tác giả Hoài Thơ là Đá, Gió, mây  và nắng. . .  Vậy thì nếu từ cái thuở Xuân Diệu trong hồn mây và gió … thì bây giờ có lẽ tác giả Hoài Thơ cũng đã nhìn nhận với chính mình trong khía cạnh Tình yêu với một cái nhân sinh quan là mơ và mộng như thế ??  Và cũng có lẽ trong “Gởi Gió” tác giả Hoài Thơ cũng đang muốn nói lên cho mình một cái Nhìn  mà một khi chị đã mang khái niệm gọi là định nghĩa… thì cái nhìn ấy theo bản tính của chị đó là một sự cảm nhận một hòn đá cuội nào đó vô tri đang ngay trước mặt chị - để chị đang thổi hồn thơ tình vào trong đó ?

Em hãy nhận lời ru buồn ngày đó
Phiến đá sầu cái thuở mới vào yêu
Anh về đây theo chim trời và gió
Đừng buồn anh con nắng đã sang chiều
. . . . . . . . . . . .

(GỞI GIÓ – Hoài thơ)

[img]<a href=[/img]" />
Thi nữ Hoài Thơ và Bùi Thu Phong

Nếu đã qua hai thi phẩm của chị Hoài Thơ vừa rồi – chúng tôi nhận thấy cái nắng và hồn đá cuội như đang là một đề tài xúc tác ở trong chị - thì có lẽ từ đây hồn thơ của chị như đang bây bổng trên tầng mây nào đó ? tại sao chúng tôi nhận định như vậy ? bởi vì chị luôn nghĩ về cho một hồn đá, nói nhiều về (cũng như nhiều thi tác sau này mà chúng tôi bắt gặp) để cho hồn thơ của chị được hình thành . . . ? Nếu một lần Tuổi Đá Buồn của nhạc sĩ TrịnhCôngSơn đã ru mình trong một cái Nắng Thủy Tinh – thì hồn thơ có phiến đá sầu của tác giả Hoài Thơ cũng đã cất lên một chút ru tình trong thi ca để ca ngợi về cho một khía cạnh Tình yêu như thế - Hoặc nếu trong bản tình ca Lệ Đá của Trần Trịnh & Hà Huyền Chi đã hỏi – Đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời, hay là hỏi gió phiêu lưu qua bao đỉnh trời – thì ngay trong thi phẩm Gửi Gió của Hoài Thơ cũng đã có: Mai em về nắng vỡ đôi bàn tay - Hồn đá cuội nhịp đời tôi mãi nhớ - Chén ân tình lỡ nhấm thấm men cay - Đành gói lại đếm buồn trong hơi thở- . . . Vậy thì Đá, Gió, Nắng, mây trời trong ca nhạc và thi ca có giống nhau không ? Chúng tôi xin mạn phép “tạm thưa rằng” – Giống nhau – nhưng ở lĩnh vực tình ca thì chất trữ tình có một chút nào đó làm say đắm lòng người qua cung đàn điệu nhạc và làm cho người ta cứ mãi mộng mơ về một khoảng hư không nào đó – còn trong thi ca – thì qua lời thơ trút hết tâm tình – đã cho độc giả thấy được qua lời thơ đó – hồn viễn du của độc giả vẫn còn mãi bay xa và cao vời nơi chốn mênh mông nào đó  mà lòng người như đang lạc vào một chốn triết lý hiện sinh trong cái nhìn của đại văn hào Jean Jean Rouseaux là như vậy !

Nếu cái nắng đã làm cho đôi tay em vỡ, thì như chị Hoài Thơ đã nói; Hồn đá cuội nhịp đời tôi mãi nhớ !Đành gói lại đếm buồn trong hơi thở ? hay là Thương trăng vỡ lệ buồn rơi tượng đá – lạc vào mơ ôm gió gởi Lời yêu. . .  và giờ đây – Hồn đá cuội của chị đã trở thành một linh hồn của tượng đá sầu… và khi ngắm nhìn – tác giả chỉ còn biết “mơ ôm gió gửi lời yêu” – Rồi từ đó cái mơ - cái thời của Nhã Ca tình huyết để nhớ nhau – thì hồn đá và nắng vỡ đã đủ nói lên về lĩnh vực tình yêu của hồn thơ Hoài Thơ đang chiếm lĩnh một chút giá trị về cái tư duy của con người Hoài Thơ là như thế - Để rồi, Trong “Gởi Gió – HoàiThơ” chắc hẵn chị cũng đã tỏ bày hết tâm tư của mình vào một canh thâu đêm trở gió – để chị hy vọng một ngày mai khi em về nắng vỡ !!!

Mai em về nắng vỡ đôi bàn tay
Hồn đá cuội nhịp đời tôi mãi nhớ
Chén ân tình lỡ nhấm thấm men cay
Đành gói lại đếm buồn trong hơi thở
Xin gửi em gió chiều miền xa lắc
Thời nhã ca tinh huyết nhớ nhau hoài
Thương trăng vỡ lệ buồn rơi tượng đá
Lạc vào mơ ôm gió gửi lời yêu
. . . . . . . . . . . .

(GỞI GIÓ – Hoài thơ)

Ở đây, chúng tôi đang mạn đàm về cho thi phẩm Gởi Gió của tác giả - vậy thì, chị làm gì để Gửi Gió cho mây ngàn bay có phải không ? Hoặc nếu Đoàn Chuẩn & Từ Linh đã nói: Thấy hối tiếc nhiều - Thuyền đã sang bờ - Đường về không lối - Giòng đời trôi đã về chiều - Mà lòng mến còn nhiều - Đập gương xưa tìm bóng - Nhưng thôi tiếc mà chi - Chim rồi bay, anh rồi đi - Đường trần quên lối cũ - Người đời xa cách mãi - Tình trần khôn hàn gắn thương lòng . . . . . thì chính ngay tác giả Hoài Thơ của chúng ta cũng đã cho biết – Mai trăng chết tình đôi ta cũng chết – để gió trở dài theo tiếng khóc – và Xác rũ vàng tìm đâu nắng tàn phai !  Vậy thì khi nắng tàn phai thì cuộc tình đã chết . . . Bởi vì trăng đã chết – thì cái ánh trăng của mùa thu không còn le lói dưới tán cây theo từng ngọn gió đong đưa nữa – mà khi đã chết bời mùa thu thì xác hồn đã sẽ theo mây trời gọi để bay đi tìm hạt nắng đã tàn phai !

. . . . . . . . .  .
Mai trăng chết tình ta rồi cũng chết
Đêm tôi nghe tiếng gió khóc thở dài
Đời bạc mệnh lá thu chiều bạc phết
Xác rũ vàng tìm đâu nắng tàn phai

(GỞI GIÓ – Hoài thơ)

Nếu thi phẩm Gởi Gió mà tác giả Hoài Thơ đã gọi về để gởi gấm chút ân tình về với mây ngàn, thì chúng tôi cũng đang có một chút nhận định – như là một tâm thư tuyệt mệnh – đa sầu – lãng mạn của một con người thi sĩ là như thế - nếu một khi mà chị Hoài Thơ đã theo gió và mây bay đi – thì có lẽ hồn thục nữ của thi nhân sẽ bay đi về một cõi xa xăm nào đó ? khi lướt qua đại dương bao la và về với hồn núi . . . trên đoạn đường mây ngàn qua biển cả để về với hư không – tác giả đã còn nghe được – chung bóng chung thuyền neo bến đỗ - Khổ thân em dập tim tím và chờ  Khấn không gian hãy cho em bất ngờ - Nhưng tình anh có bao giờ vội vã. . . ! Nếu tình yêu là cơn gọi từ sóng – thì cái sóng cứ mãi còn dạt dào cứ xô bờ  như hai con người cứ mãi còn quấn quýt bên nhau trong tình yêu ! thì tác giả Hoài Thơ đã có lắm mơ nhiều mộng … Để rồi khi – Em đứng đợi hoàng hôn về biển phố . . .. mà chị hằng mơ ước là trọn cuộc tình cho tới khi răng long đầu bạc ? Ai mà chả ước mơ được như thế ! Thì không những Hoài Thơ của chúng ta – con người nhiều nét sầu đa cảm của thi nữ Hoài Thơ – cũng đã có những lúc mơ ước như thế  đấy !

Chúng ta cũng đã từng nghe tình ca Biển Nhớ của TrịnhCôngSơn qua nhiều hình thức lời ca cũng như hòa tấu – nhưng trong cái âm điệu của một dòng nhạc trữ tình, thì chúng ta chỉ biết qua cái âm hưởng lắng đọng ấy – chúng ta sẽ thấy được một chút Tình nhớ của bản nhạc khi mà Ngày mai em đi – biển nhớ tên e gọi về . . .  còn ở đây thì tác giả Hoài Thơ đã nói: Em đến anh, bởi anh là sóng biển – tại sao với TCS thì ngày mai Em đi để biển còn nhớ e ? còn với Hoài Thơ thì Em lại đến với anh ? một chút tương phản đang song hành cùng nhau qua hai thái cực Đi & Đến của hai tâm hồn nhạc sĩ và Thi sĩ. . . từ đó chúng ta thấy đây là một tỷ lệ nghịch trong hai trạng từ Đến & Đi – và từ hai trạng từ đó – có một điểm chung quy cuối cùng là Nhớ !!! nếu Hoài Thơ đã nói: Em đứng đợi hoàng hôn về biển phố hay là: Nhốt mắt em trong gió cát trùng trùng, Rủ chung bóng chung thuyền. . .. thì TrịnhCôngSơn lại: Ngày mai em đi - biển có bâng khuâng gọi thầm - ngày mưa tháng nắng còn buồn - bàn tay nghe ngóng tin sang - Ngày mai em đi - thành phố mắt đêm đèn vàng - nửa bóng xuân qua ngập ngừng - nghe trời gió lộng mà thương….  Thì ngược lại thi nữ Hoài Thơ của chúng ta  cũng đã :

Em đền anh bởi anh là sóng biển
Nhốt mắt em trong gió cát trùng trùng
Mới hôm nào anh hứa hẹn đi chung
Rủ chung bóng chung thuyền neo bến đỗ

Em đứng đợi hoàng hôn về biển phố
Khổ thân em dập tim tím mà chờ
Khấn không gian hãy cho em bất ngờ
Nhưng tình anh có bao giờ vội vã
. . . . . . . . . . . . . . . .

(BỞI VÌ ANH LÀ BIỂN – Hoài Thơ)

Một chút Tình Nhớ kia thôi sao ư ? rồi một khi tác giả Hoài Thơ của chúng ta có chút niềm nhớ và lắng đọng nào đó qua hồn thơ, nếu không muốn nói là: Tình kia hóa đá sau thời gian . . . để rồi cái tâm trạng của chị cứ luôn mãi u sầu ! nếu chị đã nói: Anh gieo chi cho thêm lạnh hoàng hôn – Em thẳng thốt thả hồn trôi tìm chốn. . .  Nếu cái "dấu chấm than" của chị Hoài Thơ đã đặt ngay sau ba chữ Em thẳng thốt ! thì đó là một tâm trạng thật bất ngờ của chị - khi con người ta kêu lên hai tiếng:  Trời ơi ! – rồi sau đó chính trong cái tâm trang ngỡ ngàng và thổn thức ấy chị đã thả hồn mình buông trôi theo ngọn gió – theo mây trời – và có khi để cho theo từng ngọn sóng  để chị đi tìm một chốn nào ???

Thế mới biết Tình yêu – đôi khi là một mãnh lực, một động cơ của một con người nghệ thuật là như thế đấy ! Còn nhớ ngày xưa – khi chúng tôi đã viết về cho chị KhánhHòa với bản nhạc Biển Nhớ mà chị đã có dịp độc tấu qua tiếng đàn piano của chị - nếu chúng ta được nghe lại qua tiếng đàn và nghĩ về bờ cát trắng tại Nha thành thì chúng ta mới thấy – cái hồn nhạc trong một lắng khúc trữ tình mà chị KhánhHòa đã gửi gắm lên tất cả - lúc ấy chúng ta mới thấy ngoài cái tâm hồn sâu lắng ấy – là cả một quá trình nghệ thuật. . .  Còn bây giờ chúng ta đang nói về cho hồn thơ của người thi nữ Hoài Thơ của chúng ta đây. . .  qua thi phẩm Bởi Vì Anh là Biển… khi chúng ta nhìn vào: … Để chiều ni chân in cát vùi chôn – Em ngậm ngùi mắt buồn không thể nói. . . . Nếu trong chiều nay khi nghĩ và nhìn về Biển – chính là Anh – thì chị cũng đã mang lấy một tâm tư thổn thức như thế đấy, nếu cứ mãi hoài niệm  Bởi Vì Anh Là Biển – thì biển cả ấy có lẽ đối với chị - là một biển Tình yêu và cũng đang chứa đầy những hạnh phúc của Tình yêu… nhưng câu chuyện Tình yêu ấy của chị có đang được vẹn toàn hay không ? Để rồi chiều nay, dấu chân ai cứ mãi in vùi trên cát – bước chân qua rồi – gió biển lại lấp đầy xóa đi dấu chân xưa khi chị vừa đi qua . . . ! nếu dấu trần đời in trên cát theo dấu vết của bước chân con người Hoài Thơ khi dạo qua bờ cát trên biển vắng – thì cơn gió nào vô tình đang khỏa lấp đi dấu chân người thi nữ qua một hồn thơ ca mà lòng người cứ mãi mê mơ về một cõi xa nào đó ? – Cũng tại anh làm rung tim đau nhói – Khơi nguồn yêu gợi nhớ bến tương tư…

Chúng tôi còn nhớ vào khoảng thập niên năm 70 – sau khi bộ phim "Mãnh Lực Đồng Tiền" vừa hoàn thành của đạo diễn Lê Hoàng Hoa – thì nhà làm phim đang có một kế hoạch để đóng tiếp bộ phim "Mãnh Lực Ái Tình" mà diễn viên chính là Nữ tài tử Kiều Chinh cũng đã chuẩn bị thực hiện cho bộ phim này. . . từ đây chúng tôi lại liên tưởng đến cho thi phẩm: Bởi Vì Anh Là Biển của tác giả Hoài Thơ hôm nay – nếu thi phẩm này của tác giả Hoài Thơ ngày hôm nay khi được trình làng trên Công luận rộng rãi này – chúng tôi lại thấy được cái giá trị vô song của một câu chuyện Tình yêu với một con người nó có tầm mức lớn lao biết ngần nào ! Nếu trong Tình yêu – ai đã làm cho ai đau nhói với con tim mình – để rồi người kia phải gợi nhớ mà tìm bến tương tư như thế ?  Cái tương tư ở đây (trong tác phẩm) của chị Hoài Thơ có mang một tầm vóc đặc biệt và giá trị lớn lao trong một tình yêu chỉ với hai con người nam và nữ - một khi tình yêu đó mang một sắc thái chân thành- và chung thủy… ở đây cái tâm trạng của con người thi nữ Hoài Thơ đã mang cho mình một sắc thái riêng biệt như thế - cho nên từ đó sự chân tình và chung thủy – chị mới đi tìm một bến bờ tương tư trong chính bản thân mình là như thế !
. . . . . . . . . . . . .
Anh nhốt gì để tình kia hóa đá
Quên mất em vấp ngã bởi sóng cuồng
Anh gieo chi cho thêm lạnh hoàng hôn
Em thảng thốt ! Thả hồn trôi ..tìm chốn
Để chiều ni chân in cát vùi chôn
Em ngậm ngùi mắt buồn không thể nói
Cũng tại anh làm rung tim đau nhói
Khơi nguồn yêu gợi nhớ bến tương tư

(BỞI VÌ ANH LÀ BIỂN – Hoài Thơ)

Với thi phẩm Bởi Vì Anh Là Biển của thi nữ Hoài Thơ được đưa lên trong một rừng thơ ca của chị - một khi chúng tôi đã tuyển chọn để viết về cho chị, khi chúng tôi lên bài cảm nhận này, thì có lẽ từ đây, ở điểm nhấn đặc biệt này – chúng ta mới thấy được con người của chị qua những chất thơ trữ tình – mang đậm một sắc thái riêng mà ít có người thi sĩ nào giống như chị được !  nếu chị đã dùng từ “giá như”  trong ngàn lần điều ước riêng của chị, thì có lẽ cái “chiều thu huyền thoại” của một lúc nào đó sẽ không còn sự giá trị của tình yêu trong lĩnh vực thi ca nữa… mà trái lại  cái “giá như” của tác giả Hoài Thơ đã dùng trong niêm luật để minh chứng cho một “Chiều thu huyền thoại” trong tác phẩm – đó cũng chính là một nét riêng đặc biệt từ nỗi lòng của chị vậy !  Khi nói đến tình yêu – đương nhiên con người ta sẽ nghĩ ngay đến niềm hạnh phúc của riêng mình, nếu tình yêu đó – mà chưa được hạnh phúc thì con người của Hoài Thơ sẽ có một sự dỗi hờn nho nhỏ trong nụ cười khi nhìn liếc về cho người mình yêu . . . để rồi cái nũng nịu yêu thương ấy – cái nhõng nhẽo nhẹ nhàng trong tình yêu ấy – chị sẽ “bắt đền” sự yêu thương hơn nữa với con người mà mình đã yêu thương !!! Ngã về Anh – ngã về hướng tình yêu – ngã đầu vào bờ vai cuộc đời – để chị im lặng và trái tim mình đang nói – Em bắt đền anh đấy ! bởi vì ngoài xa kia – Sóng tình đang nhấp nhô trong biển tình đang thoai thoải –
Phải không chị Hoài Thơ ???

. . . . . . . . . . . . . .
Ước ngàn lần nếu được phải giá như
Anh sẽ đến một chiều thu huyền thoại
Sóng nhấp nhô biển tình anh thoai thoải
Ngã về anh ! Em mãi sẽ bắt đền

(BỞI VÌ ANH LÀ BIỂN – Hoài Thơ)

Được sự cho phép và chấp thuận của thi nữ Hoài Thơ khi chúng tôi có một cái nhìn riêng về cho chị - nhân dịp buổi ra mắt hai Tuyển tập thi ca vào ngày 24/02/2019 vừa qua tại Hội quán Kasa. . . chúng tôi cũng đã chú ý nhiều về cho những vần thơ của chị trong hai tuyển tập đó – qua những dòng – vần – và những thi phẩm mà chị đã dày công sáng tác với một niềm đam mê thi ca như thế… chúng tôi mới nhận thấy con người của chị (cũng như bao nhiêu thi nhân khác) cũng còn có một cái chất thơ trong một con người nghệ sĩ như chị. . . Tại sao chúng tôi lại nói về khía cạnh nghệ thuật, nghệ sĩ với con người của tác giả Hoài Thơ…? Bởi vì thơ ca cũng là một nghệ thuật, chính thơ ca cũng là một sự lắng đọng trong một con người làm nghệ thuật, Văn sĩ, Thi sĩ, Ca sĩ, nhạc sĩ . . . đều là những con người của lĩnh vực nghệ thuật, nhưng cái nghệ thuật thứ 5 này – đang mang một sắc thái tâm tư của một con người mà lĩnh vực ấy con người đó đang theo đuổi – là như thế !

Ở đây với con người của thi nữ Hoài Thơ, khi chúng tôi lặng nhìn qua thi phẩm Bên Đời Nhan Sắc… thì chúng tôi cũng lại liên tưởng: Nắng Saigon em đi mà chợt mát – Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…  Cái áo lụa của Hoài Thơ trong Bên đời Nhan Sắc ở đây nó có giống như chiếc áo lụa Hà Đông mà Nguyên Sa đã mặc cho người con gái nào năm xưa ??? Để rồi Nguyên Sa vẫn cứ yêu màu áo ấy một khi  đã yêu màu lụa ấy trong hồn thơ của anh !

Còn đây, với hồn thi nữ Hoài Thơ của chúng ta  thì lại: Thương ai về vạt áo lụa bay ? nếu trong buổi chiều khi tàn cây xuống phố - ai đã trăm năm yêu bóng dáng em gầy ??? Hay là:  Đường hành lang mây mù phủ nắng – Mòn gót hài mà tình chửa tròn câu ? Vậy thì trong màu áo lụa của riêng tác giả Hoài Thơ – Ai là người nói tiếng yêu trước ? Nếu là Anh – thì:  Vai gầy sao không thưa vạt nắng ? còn nếu với Hoài Thơ thì: Mòn gót hài tình chửa nói tròn câu ???  

Cái yêu đương – cái chất chứa của tình thơ, sao mà nó bóng bẩy và nhẹ nhàng như vậy ? Một cái bóng bẩy của một hồn thơ – nó chứa đựng với tất cả “Một cái nhìn không nói” với hai con người trong tình yêu – Tại sao lại như thế ? Cái nhẹ nhàng và tha thướt trong một hồn thơ như tà áo dài lụa của ai đó chắc cũng đã nói lên được lời yêu đương khi hai con người đang liếc nhìn nhau ???  vậy thì – nếu Bên Đời Nhan Sắc của tác giả Hoài Thơ một khi nói lên vạt áo lụa hồng trong một cái nắng – của hai thời kỳ Nguyên Sa ngày xưa và Hoài Thơ hôm nay – tại sao chúng tôi hình như đang nhận thấy có một nét tương đồng và tương quan như thế !

Em vẫn đấy bên đời nhan sắc
Tôi gió trôi sương bạc mái đầu
Đường hành lang mây mù phủ nắng
Mòn gót hài tình chửa tròn câu
Bóng chiều xuống tàn cây cuối phố
Tôi trăm năm yêu dáng em gầy
Chiều nay buồn mưa rào rưng đỗ
Thương ai về vạt áo lụa bay
. . . . . . . . . . . . . . . .

(BÊN ĐỜI NHAN SẮC – Hoài Thơ)

Nếu cũng Bên Đời Nhan sắc của Hoài Thơ mà chúng tôi nhìn thấy thì qua phần hai của tác phẩm – chị Hoài Thơ đã thêm vào cho hồn thơ của mình một chút ánh trăng ! mà ánh trăng chỉ có về ban khuya mà thôi, chứ không một thi sĩ nào lại đi nói ánh trăng của ban ngày !  ở đây tác giả đã muốn nhấn mạnh khi qua phần hai của thi phẩm – chúng tôi chú ý đến các từ: hương đời em chín – Trăng nhạt rượu tàn – mùa thuyền sang ngang – Tôi vẫn đi trên ngàn dâu bể - Em bên kia lệ đổ thành dòng – mượn câu kinh kệ - và Đêm tâm linh ngỡ bóng em về. . . . thì chúng ta nhận thấy cuộc tình đó – tình yêu và hạnh phúc của người con gái xuân xanh ấy có trọn vẹn câu ước thề hay không ?  nếu “ Một mai khi đã lỡ nhịp cầu – Em về góp lại những vần thơ. . . .” Thì Câu chuyện tình ấy đang là Nữa Chừng Xuân của con người tác giả ???? Có phải vậy không ?

Thơ là một cõi lòng được gói gọn – Văn chương là con đường sẽ trải dài – vậy thì với con người của thi nữ Hoài Thơ cái sự gói gọn áy trong niềm tâm tư sâu lắng ấy – đã nói lên hết nỗi niềm của chị chưa ? hay là một niềm sâu lắng nào đó trong những hồn thơ của chị cứ mãi tỏ bày. . . Cái nghệ thuật che che giấu giấu – chính là cái giá trị văn học là ở chỗ đó ! một tầm thức của một giá trị trong thơ ca mà chúng tôi nhận thấy con người thi nhân thi sĩ nào cũng phải có và còn mang một sắc thái riêng lẻ cho riêng mình – biết rằng mỗi con người – đều có một khuynh hướng, một quan điểm và một lập trường để mà sống, nhưng đó chính là một giá trị tinh thần riêng biệt của mỗi con người đó – nhất là trong nghệ thuật thơ ca mà điển hình như tác giả Hoài Thơ đây – là một nét sắc thái… Và trong phần hai này của thi phẩm – khi đã đọc xong, chúng ta mới nhận thấy một tâm hồn của thi sĩ Hoài Thơ – chính là như thế đấy !
. . . . . . . . . . . . .
Níu không kịp hương đời em chín
Lối tôi qua Trăng nhạt rượu tàn
Gửi hôn mơ mà lòng bịn rịn
Gió ngược mùa thuyền đã sang ngang
Tôi vẫn đi trên ngàn dâu bể
Em bên kia lệ đổ thành dòng
Đời hơn thua mượn câu kinh kệ
Đêm tâm linh ngỡ bóng em về

(BÊN ĐỜI NHAN SẮC – Hoài Thơ)

Nếu ai ai trong chúng ta đã một lần nghe nhạc sĩ Phú Quang bày tỏ nỗi niềm của mình trong nhạc phẩm Đâu phải bởi mùa thu – và nhạc sĩ đã nói: . . . .  Em ru gì, lời ru bao tiếc nuối tiếc, nuối tiếc một đời ước vọng tàn phai, em ru gì, lời ru cho ngày mai, thời gian có bao giờ trở lại, em ru gì, lời ru cho anh, một đời đam mê, một đời giông tố, em ru gì cho ta, khi bao ngày phôi pha, câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng, thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rứt, lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu.

Thì bây giờ với thi phẩm khác của Hoài Thơ trong Em bỏ lại mùa Thu cũng đã nói tới: Bỏ khúc tình ru trên phím tơ chùng, bỏ con đường chỉ có lá me, Em quay mặt để thu buồn rưng rức, mưa nhạt nhòa ấm ức nhỏ giọt châu, lưu dấu mỗi chiều ngâu chung bước, lời yêu xưa bây giờ dường như đã, bỏ phố lêu bêu, bỏ lại người yêu… và Nghiêng cả đất trời – nước mắt tôi rơi ! Thì chúng ta mới nhận thấy: Yêu nhau và hạnh phúc từ một Sóng Tình – chia ly và tan tác bởi mùa Thu… mà ở đây Hoài Thơ – tác giả của thi phẩm: Em Bỏ lại Mùa Thu – cũng đã tỏ bày cho chúng ta nhận biết như thế !

Chúng ta đang nhìn về cho con người và tâm hồn của tác giả Hoài Thơ qua thi ca, với cái nắng như đổ lửa của chốn đô thành Saigon vào tháng 2, tháng 3 này như muốn thiêu đốt hết tất cả những hồn thơ của chúng ta ? Không, trong cái nắng Saigon ai đi bỗng chợt mát – bởi vì Ngày Ra Mắt hai tuyệt phẩm tâm huyết.. để rồi có lẽ tác giả Hoài Thơ với chiếc áo lụa màu hồng – có lẽ cũng làm cho khách mời như chúng tôi đây có một chút gì đó mát lòng trong không gian của Hội quán Kasa này vậy ! Chúng tôi đang có ý định để phỏng vấn chị vài câu hỏi để chị bày tỏ được nỗi lòng của chị qua thi ca – nhưng thấy chị bận bịu quá, nên chúng tôi phải cắt đi phần phỏng vấn mini này. . . (và có thể hẹn với chị với một dịp khác vậy) – Nếu trước đó – chúng tôi dự định làm một bài phóng sự về cho thi nữ giáo viên Trần Hà Vân tại Hội quán Rose Quận 10, nhưng sau đó vì bận bịu giao lưu và tiếp khách, chúng tôi đành phải bỏ dở chương trình của mình. . . Đến hôm nay khi đến lượt chị Hoài Thơ trong buổi Ra Mắt, thì chúng tôi cũng không thể thực hiện được chương trình của chúng tôi là như thế !! Nhưng – đời vẫn còn dài phải không chị Hoài Thơ !

Và cuộc đời vẫn còn có những cái gì mà con người của chúng ta còn hoài mong muốn… Cũng như với tác giả thi nữ Hoài Thơ cũng vậy – biết đâu thu này ta chia tay – rồi đến thu sau ta hợp lại. . . cái chữ ngờ không ai có thể định trước cho mình một số phận cả mà, Nếu bây giờ với cái nắng Saigon hôm nay– Hoài Thơ đã bỏ lại một mùa thu xa đi với lòng mình – thì mùa thu vàng nào đó trong tương lai – biết đâu tác giả Hoài Thu lại phải viết lên; Châu về hợp phố với mùa thu lá bay ? Thì lúc ấy – có khi nào với thi phẩm Em Bỏ lại Mùa Thu – chị sẽ dần quên đi trong tiềm thức không ? Ở đây – chúng tôi đang nói về với con người của tác giả Hoài Thơ với những tâm trạng, những nỗi lòng của chị qua thi ca… nếu như một ngày mai kia – cũng nếu Châu về hợp phố thì với cũng mùa thu ấy – tác giả Hoài Thơ có còn nhìn lại cho thi phẩm hôm nay và sửa lại cho mình với những vần thơ hạnh phúc hay không ? Có lẽ lúc ấy tác giả Hoài  Thơ sẽ vừa viết vừa mỉm cười ??? (Có không chị ?)

Từ tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang trên kia – chúng tôi nhìn lại cho một thi phẩm trong rừng thơ của chị Hoài Thơ… có lẽ hai mùa thu của hai con người chắc cũng chưa đủ nói lên cái nỗi niềm của hai con người mà chính ngay lời nhạc và lời thơ cũng chưa thể nói lên hết được trong chính mình ! Nhưng chúng tôi chỉ thấy rằng – tất cả đã . . . . . và rồi cuối cùng Hoài Thơ đã:  Nghiêng cả đất trời… nước mắt tôi rơi !

Em bỏ lại mùa thu
Bỏ khúc tình ru trên phím tơ chùn
Mùa đã cũ. Mây lưng nỗi nhớ
Bỏ con đường , chỉ có lá me nghiêng
Phố cũ mèm !
Nỗi nhớ triền miên trong tôi không dứt
Em quay mặt..để thu buồn rưng rức
Mưa nhạt nhòa , ấm ức nhỏ giọt châu
Ghế đá đau ..kỷ niệm mối tình sầu
Còn lưu dấu mỗi chiều ngâu chung bước
Phố mưa thu … khóc tình ai sướt mướt
Vàng khung trời, tím cả giấc mơ thu
Em bỏ lại mùa thu
Mùa đã cũ lặng thầm trong chiếc lá
Lời yêu xưa bây giờ ..dường như đã
Mốc meo, cội cằn .. hóa đá xanh  rêu
Em bỏ mùa thu .. bỏ phố lêu bêu
Bỏ lại người yêu ..những chiều đứng đợi
Mùa em đi mây cao vời vợi
Nghiêng cả đất trời ...nước mắt tôi rơi

(EM BỎ LẠI MÙA THU. – Hoài Thơ)

[img]<a href=[/img]" /> [img]<a href=[/img]" /> [img]<a href=[/img]" /> [img]<a href=[/img]" />

Nhìn lại – với cái ngày Chủ nhật 24/02/2019 vừa qua, có lẽ tại Hội quán Kasa – Quận 10… chúng ta nhận thấy có một con người – một tác giả - cũng như một hồn thơ với hai Tác phẩm thi tuyển đã được chính thức trình làng… chúng ta nhận thấy niềm vui của con người Hoài Thơ đang dâng cao đến độ nào – Hòn đá nặng nhưng lại nổi trên mây – Để gió đưa gởi lại nơi đi về - Hồn thục nữ buông mành theo thi ngữ - cuốn mây trời kết lại những vần thơ… Thế mới biết với nhân vật trong làng thi ca văn học Unescom này – Hoài Thơ – đang có một sức hút vô song với tất cả quý độc giả đã tham dự và trên mọi miền thi đàn. Chúng tôi cũng xin được kính chúc cho tác giả Hoài Thơ cứ luôn mãi là hòn đá cuội, là áng mây bay, là mùa thu trong gió, là cái nắng hồn xưa, là phố cũ đi về. . . để cho hồn thơ của Hoài Thơ cứ còn mãi bay bổng lên cao và xa hơn nữa… cho cõi nhân duyên này một chút gì đó ngưỡng mộ và cái dạt dào tình cảm về trong chị - Kính chúc cho hồn thơ của thi nữ Hoài Thơ cứ mãi bay cao theo gió ngàn  chị nhé !

NguyenNgocHai.



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn , Truyện /Sáng Tác Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI