Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Krông Ana ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Trang Hình Ảnh Của Bạn
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Tư Tháng 5 01, 2013 10:05 pm    Tiêu đề: Krông Ana ... Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Bữa cơm gia đình đầu tiên tại nhà hai vợ chồng người em đồng nghiệp (Linh- Nhung) đã từng ăn cùng mâm, dạy cùng trường tại xã Êa Ana sau nhiều năm không gặp nhân ngày 1/5 ... Ngày đó làm gì có mâm cơm thịnh soạn như thế này ! Trên mâm cơm ngày ấy thường chỉ có hoa chuối, thỉnh thoảng có vài con cá khô nướng vội hoặc món canh chua nấu từ quả xoài rừng bỏ chút muối và chút bột ngọt ... chan với cơm độn mì lát khô cõng gạo ! Thế mà thương nhau lắm !
Uống để chúc mừng chúng ta còn mạnh khoẻ còn được gặp lại nhau ! ...


Cây sung ngày nào còn bé nay đã ra trái sum suê ...












Các cô giáo ngày nào nay đã là những bà nội, bà ngoại vẫn tươi vui trong ngày gặp lại ...




Cây nhà lá vườn ...




Thăm vườn ...


Sau lưng chúng tôi là những cánh đồng đã gặt ... và cũng chính là những cánh đồng của ngày đó chúng tôi đã phải tự cày cấy, làm thêm lúa gạo để ăn ... Nghĩ lại mà buồn cười : Toàn những nông dân cày đường nhựa đi làm ruộng ... Bỏ xuống 5 thùng giống, khi thu hoạch chỉ được 2 thùng ...


Những chú cò trắng đang nhặt nhạnh những hạt lúa còn sót lại sau mùa gặt ...


Nghỉ ngơi ...




Tiếp tục về thăm Buôn xưa ... Vẫn con đường đất đỏ ... Nhớ ngày đó tôi rất ít đi dép, kể cả khi lên lớp, nhất là vào mùa mưa ... vì đất quá yêu người ...


Trong ngôi nhà sàn cùng các mí (mẹ) vẫn những chiếc chiếu hoa được trải ra đón khách đơn giản và mộc mạc như tấm lòng của người đồng bào... Mí nói : Hồi còn sống ma (cha) vẫn nhắc đến các con : Cô Long, cô Thục, cô Mai ... chúng tôi rất xúc động và cảm thấy buồn ...


Chúng tôi đến thăm nhà Ma Đoan ... nơi chúng tôi tạm trú trong những ngày đầu khi về nhận công tác tại đây ... Cửa đóng then cài ... Ma đã qua đời năm 1999 ... Hồi ấy, ngôi nhà sàn này vẫn còn cây cầu thang được đẽo bằng một cây gỗ mà tôi rất thích nhưng lần đầu sử dụng chưa quen thì thấy khó và ngượng ngập, nó chính là một phần linh hồn của đồng bào Êđê ...



Điều cấm kỵ từ chiếc cầu thang của người Ê đê

Tháng trước, lần đầu tiên Y Tưi dẫn tôi về nhà anh ở buôn Buor xã Tâm thắng (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), anh mời tôi cùng bước lên sàn bằng chiếc cầu thang nhỏ phía bên trái hiên nhà. Trò chuyện về công việc xong tôi cáo từ, anh tiễn tôi cũng bằng chiếc cầu thang ấy, trong khi đó ngay cạnh đó có chiếc cầu thang vừa to, rộng, khá đẹp. Lần mới đây cũng vậy, tôi tò mò hỏi anh về việc lạ này. Anh dẫn tôi ra nơi cầu thang trước nhà và giải thích:

Với những nhà dài bao giờ cũng có hai cầu thang. Chiếc cầu thang cái to và đẹp được vạc liền từ một khúc gỗ lớn từ dưới lên trên có 5 hoặc 7 bậc, quan niệm của người Ê đê, số 5 và số 7 đều là số rất may mắn. Làm cầu thang cái không đơn giản, từ việc đi chặt khúc gỗ trong rừng đã phải cúng xin Giàng, rồi đưa gỗ về nhà phải cúng nữa thì người đàn bà là chủ nhà mới được cầm búa bửa một nhát đầu tiên, sau đó thì giao cho thợ. Thợ cũng kiêng cữ dữ lắm, suốt thời gian từ 3 đến 5 ngày làm cầu thang không được đùa giỡn, nói tục hay nói gì đụng phạm đến phụ nữ. Hình tượng 2 cái vú là bầu sữa mẹ và cũng chứng tỏ uy quyền của người chủ gia đình là phụ nữ, hay nói văn hoa hơn là ‘’nữ nhi thượng quyền’’. Bầu sữa nhìn vậy đó nhưng nghệ nhân giỏi cũng phải làm mất hai, ba ngày ròng, bởi hai bầu phải y hệt nhau từ cặp núm đến cặp bầu tròn trĩnh y như cùng khuôn đúc chứ to nhỏ chút xíu cũng không được. Cầu thang cái chỉ dành cho bà (mẹ vợ), cho vợ cho con gái và khách thôi .




Y Tưi kéo tôi lại chiếc cầu thang nhỏ hơn nằm bên hông mà chúng tôi vừa bước lên và tiếp:

Đây là chiếc cầu thang đực, của riêng chồng, con trai, con rể, nó cũng có thể là 3, 4, 5 hay 6 bậc đều được vì với cầu thang này không quan trọng nên không cần kiêng cữ. Nó thô thôi, không đẹp như cầu thang cái đâu và hoàn toàn không có hai bầu sữa.


Để tìm hiểu kỹ hơn tôi hỏi:

Nhưng nếu lỡ đi lộn thì sao?

Anh tiếp tục giải thích:

Ngày xưa nếu ai đó bắt gặp đàn ông trong nhà, có nghĩa là chồng và con trai (đã trưởng thành) chỉ cần đặt chân lên cầu thang cái là bị đưa ra buôn phạt vạ về tội không tôn trọng ‘’quyền nhi nữ’’, ngoài việc phạt bằng hiện vật như tiền hay gà, heo… tùy theo lỗi nặng, nhẹ còn phải mất gà hoặc heo cúng cầu thang nữa. Thời nay hầu như bỏ việc phạt, nhưng ai cũng có ý thức về điều cấm kỵ này, ngay cả khách lạ, khách quen đến nếu có phụ nữ ở nhà họ sẽ mời bước lên bằng cầu thang cái, còn không thì chọn cầu thang đực mà lên thì mới phải phép lịch sự.



Vậy chớ cánh mày râu các anh có buồn do mình bị… lép vế? Tôi hỏi.

Y Tưi nói ngay:

Không, phong tục ông cha quy định mà, mình tôn trọng để vợ nó vui là hạnh phúc đấy.

Ama Trung



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Trang Hình Ảnh Của Bạn Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI