Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Tình Cờ Khám Phá Một Loại Nấm “Thích” Ăn Ch

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Tin Tức
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Gio
HS SaoMai


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 326

Bài gửiGửi: Bảy Tháng 5 12, 2012 4:01 pm    Tiêu đề: Tình Cờ Khám Phá Một Loại Nấm “Thích” Ăn Ch Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TÌNH CỜ KHÁM PHÁ MỘT LOẠI NẤM "THÍCH" ĂN CHẤT NHỰA

Đây quả là một phát hiện rất thú vị đồng thời cũng là tin vui vào thời đại mà nhân loại xử dụng, và lạm dụng, chất nhựa (plastic) mà không tha thiết đến việc tái chế lại. Đó là mùa hè năm 2011, khi một nhóm sinh viên thuộc phân khoa Sinh Hoá của đại học Yale (Hoa kỳ) đi thực tập 2 tuần trong các khu rừng nhiệt đới Amazon của Equador. Mục đích của cuộc thực tập khảo sát là thâu thập những sinh vật endophyte (nấm hoặc vi trùng) sống trong thân các loài thực vật. Về lại Mỹ, các sinh viên chú ý đến sức đề kháng của nhiều loại nấm có dư lượng nhựa, và rất ngạc nhiên khi thấy loại nấm có tên khoa học là Pestalotiopsis microspora có vẻ như đang “ngấu nghiến” chất polyurethane, làm chất nhựa từ từ biến mất! Điều này chứng tỏ loại nấm đặc biệt này sở hữu một loại diếu tố (enzym) có thể bẻ gẫy chuỗi polymer urethane vẫn được xử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất chất keo dính, sơn mầu, móp cách nhiệt, chất lycra (vải bóng), cao-su, và một số kim loại, v.v… Chất polyurethane chịu được độ nóng cao nên không thể recycle, do đó trở thành một loại rác bất biến càng ngày càng nhiều. Ở ngoài môi trường tự nhiên, chất plastic cần đến 50 năm, thậm chí 200 năm mới bắt đầu bị phân huỷ.

Lạc quan hơn nữa khi quan sát thật kỹ hai chủng nấm, các sinh viên lại khám phá ra thêm rằng diếu tố này có thể hoạt động mà không cần đến oxy. Đây là một yếu tố rất quan trọng nếu trong tương lai nghĩ đến việc xử dụng loại nấm này trong các nhà máy lọc nước thải có thể giảm sự oxy hoá thường gây ra những sự phân hoá phức tạp (vì các chất nhựa dẻo phần lớn bám nhiều lớp bụi đất, và các thứ rác phế thải khác).

Hiện nay cuộc nghiên cứu vẫn còn trong giai đoạn quan sát, và các chuyên gia cần phải thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm hơn nữa trước khi xem xét việc xử dụng loại nấm này để phân huỷ các chất nhựa phế thải ở các bãi rác chôn lấp dưới đất. Tuy nhiên sự khám phá ra loại nấm đặc biệt này cho chúng ta hy vọng một ngày nào đó có thể giảm được thời gian trong tiến trình phân huỷ nhựa, nghĩa là giảm được những ô nhiễm mà môi trường phải gánh chịu

( ST )



_________________
Phận làm trai gõ phím bình thiên hạ.
Chí anh hùng click chuột định giang sơn.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Tin Tức Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI