Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

THƠ -VĂN - NGUYỄN ĐÌNH XÊ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Vườn Thơ Sưu Tầm
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: CN 6 01, 2014 7:42 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Công thức sân cỏ của Hawking

Báo Đà Nằng Cuối Tuần, cập nhật Thứ Bảy, 31/05/2014, 07:53





Đôi mắt sáng dưới hai tròng kính dày, đầu nghiêng sang một bên theo dáng điệu quen thuộc, Stephen Hawking (ảnh) ngồi đó trên chiếc xe lăn của mình. Sau lưng ông, hai tấm bảng lớn ghi chằng chịt những chữ số của hai công thức rối rắm.

Thêm một buổi giảng mới, một phát hiện độc đáo về lý thuyết vật lý và vũ trụ của nhà khoa học nổi tiếng người Anh? Không, giáo sư của chúng ta đang bàn về… sân cỏ, về vòng chung kết Giải bóng đá thế giới sắp diễn ra tại Brazil vào giữa tháng tới. Ra vậy, thảo nào trên vai ông lúc này là chiếc khăn quàng truyền thống của đội tuyển Anh. Hai công thức toán học to tướng phía sau rỡ ràng dòng chữ: “Công thức chiến thắng World Cup dành cho đội tuyển Anh” và “Công thức về quả phạt đền hoàn hảo”.

Tự bao giờ, bóng đá ăn sâu vào tâm trí con người đến độ chiếm một phần thời gian nghiên cứu và trí lực của các nhà khoa học! Không khí World Cup đã khuấy động đời sống con người trên hành tinh này, dù phải đối mặt hằng ngày với bao nghịch cảnh gian truân! Chiến tranh nơi này, bất ổn nơi kia vẫn không làm vơi đi nỗi háo hức của con người khắp năm châu về ngày hội sân cỏ lớn nhất hành tinh sắp khởi tranh. Cùng với việc giải quyết bao vấn nạn về môi trường, cuộc sống, những tị hiềm đố kỵ, hố sâu, khoảng cách khiến trái đất chưa hề là mái nhà chung ấm cúng, hàng tỉ người lại cho phép mình dừng tay hướng về tiệc hội sân cỏ. Và hình ảnh nhà khoa học Stephen Hawking tìm kiếm công thức chiến thắng cho đội nhà trở thành một biểu tượng về độ lan tỏa của trái bóng World Cup mùa hè này.

Không hề đùa cợt dù hiểu rằng bàn chuyện bóng đá bao giờ cũng mạo hiểm phiêu lưu, Hawking dự đoán số phận của đội nhà trên cơ sở khoa học qua việc phân tích dữ liệu thành tích của đội tuyển Anh tại các vòng chung kết World Cup sau lần lên ngôi năm 1966. Kết luận của nhà khoa học: Đội của huấn luyện viên Roy Hodgson có cơ hội tốt nhất giành chiến thắng ở Brazil hè này nếu tránh được các trở ngại về nhiệt độ cao, kịp thời thích nghi với đấu pháp tấn công 4-3-3 và… mặc áo đỏ. Theo ông, đấu pháp 4-3-3 khiến lối chơi của đội Anh năng động hơn trong khi màu đỏ truyền thống giúp tuyển thủ nhà tự tin hơn. Ngoài ra, cơ hội giành chiến thắng của đội Anh sẽ tăng gấp 1/3 trong những trận cầu bắt đầu lúc 3 giờ, giờ địa phương. Thích nghi với thời tiết, đội Anh làm được. Chơi nhuần nhuyễn với đấu pháp 4-3-3 cũng chẳng hề là chuyện khó. Nhưng bảo phải mặc áo đỏ thường xuyên để ra trận thì quả là chuyện bất khả thi vì điều này đâu phải muốn là được!

Nhà khoa học vì thế không dám đặt cược vào tuyển Anh mà quay sang chủ nhà Brazil. Ai mà không nghĩ thế, cần gì phải có phân tích của nhà khoa học! Nhưng các cứ liệu nghiên cứu mang tính lịch sử của Hawking cũng cần thiết lắm chứ: Các đội chủ nhà giành chiến thắng cuối cùng ở hơn 30% các vòng chung kết World Cup! Cũng dựa vào các phân tích khoa học về lực sút bóng, cự ly lấy đà, giáo sư khuyên các tuyển thủ Anh nên chạy ít nhất ba bước trước khi tung cú sút penalty. Theo Hawking, nên dùng má bàn chân thay vì mu bàn chân trong những cú sút may rủi này để tránh gặp phải thảm họa như cú sút bay lên trời của danh thủ Chris Waddle năm 1990.

Chi li là thế, kỳ công là thế nhưng nhà khoa học của chúng ta cuối cùng thú thật: “Phán đoán về sân cỏ khó hơn nhiều so với lý giải về bí ẩn của vũ trụ!”. Có thế chứ! Hằng triệu người đã chiêm nghiệm điều này nhưng khi Hawking cả quyết như thế thì chúng ta mới có thể thở phào. Nếu không vô lường khó đoán, nếu có thể giải mã bằng trí tuệ của nhà khoa học qua những công thức lạnh lùng thì làm sao bóng đá có thể hấp dẫn đến tận bây giờ!

ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: CN 6 15, 2014 6:01 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đêm qua có thức

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần, Chủ Nhật, 15/06/2014, 07:42




Các ngôi sao một số đội tuyển tham dự VKC World Cup 2014 tại Bzazil.


Bạn sẽ gặp câu hỏi này thường xuyên kể từ hôm nay, buổi sáng sau giờ khai mạc vòng chung kết World Cup 2014. Vừa xong lễ hội rộn ràng đường nét, sắc màu đất nước của vũ điệu samba; cũng vừa xong trận mở màn giữa chủ nhà Brazil và Croatia.

Ở Việt Nam, bây giờ đã sang ngày mới Thứ sáu 13-6 trong khi ở bên kia bán cầu, ngày cũ 12-6 đang vét cạn những phút cuối cùng. “Đêm qua có thức?”, người hỏi có thể không chờ bạn mở miệng “có” hoặc “không” bởi câu trả lời đã hiển hiện trên gương mặt bạn lúc này. Có khó gì đâu để nhận ra vẻ ngái ngủ phờ phạc trên khuôn mặt ngủ không trọn giấc! Điều người ta cần nơi bạn bấy giờ là những câu xuýt xoa hào hứng hay những cái chặc lưỡi tiếc nuối trước vài chuyện gì đó đã diễn ra đêm qua khi chong mắt dõi theo từng đường bóng. Và rồi bỗng sống lại từng chi tiết những cuộc thư hùng đêm qua ở sân cỏ Brazil bên kia bán cầu, xôn xao, nồng ấm qua lời bình hồ hỡi - lắm khi chua xót - của mọi người.

Buổi sáng của chúng ta bây giờ thường bắt đầu như thế, ít nhất là trong vòng một tháng nữa kể từ hôm nay. Tất nhiên, “công thức” này chỉ phù hợp với những ai hâm mộ môn thể thao vua và trong điều kiện còn đủ sức khỏe, năng lượng để chấp nhận… ngủ bù vào hôm sau. Không ít người, dù là tín đồ thực thụ của bóng đá, vẫn không chiều theo sự quyến rũ của sân cỏ đã có cách thích hợp để theo dõi World Cup mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và công việc hằng ngày. Tiến bộ của công nghệ thông tin ngày nay cho phép người ta thưởng ngoạn lại đầy đủ từng chi tiết các trận đấu sau khi đã đánh giấc no say vào thời điểm các cầu thủ cật lực tranh tài.

Chả bù với thuở “hoang sơ” của những World Cup năm xưa, những Argentina 1978, Espanol 1982, Mexico 1986, Italia 1990, thời người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam phải hồi hộp và trầy trật xem “ké” World Cup bằng các trạm phát sóng Hoa Sen thường dở chứng nửa chừng. Thời đó, cả xóm phố chen chúc nhau thức trắng mắt bên một màn hình đen trắng, làm gì có được như bây giờ World Cup hiện diện mọi lúc mọi nơi, trong phòng ngủ, trên bếp ăn, trong cả… túi quần lúc ngồi trên xe buýt!

“Đêm qua có thức?” có thể còn là một câu hỏi hướng xa hơn một trận đấu, một vận hội thể thao, khi mà những vướng bận lo toan về thời cuộc - với việc chống đỡ các thủ đoạn tráo trở của kẻ láng giềng - không thể không làm xao nhãng phần nào tâm trí chúng ta khi thưởng thức một tiệc hội thể thao. Còn gì vui hơn khi thanh thản dõi theo cái đẹp của từng pha bóng, hồn nhiên rung động cùng một xúc cảm nhân văn do sân cỏ Brazil những ngày này mang lại. Nhưng khi mà sự khiêu khích, ngang ngược, đe dọa cứ ngày ngày bày ra ngay trên vùng biển quê hương mình, với nhiều người Việt thao thức với các giá trị về hòa bình, công lý, tìm được sự thanh thản để hồn nhiên dõi theo trái bóng World Cup lúc này quả chẳng dễ.

Một World Cup của hòa bình, một World Cup chống định kiến và phân biệt chủng tộc, chống các biểu hiện chèn ép xâm hại nhau là lời hô hào của nước chủ nhà Brazil. Đầy thiện chí và thật nhiều mơ mộng, các nhà lãnh đạo đất nước Nam Mỹ từng 5 lần quán quân thế giới về bóng đá nghĩ rằng cả thế giới nên từ vận hội này mà ngồi lại bên nhau tìm các giải pháp ngăn chặn, chấm dứt chiến tranh, xung đột để hợp tác, hòa ái hướng đến phát triển, tiến bộ. Chúng ta hy vọng trước hết, sân cỏ Brazil, bằng tài năng và thiện chí các đội tuyển, bằng các giải pháp tăng cường tính minh bạch, công bằng trong thi đấu thể thao, sẽ chuyển tải thông điệp về ước nguyện này. “Đêm qua có thức”, câu hỏi đầu ngày, vì thế, có thể sẽ đi xa hơn một trận cầu.

ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: CN 6 22, 2014 2:38 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tây Ban Nha: Vua thoái trào

Báo Người Lao Động online cập nhật Thứ Năm, 19/06/2014


Tây Ban Nha sớm bị loại sau thất bại 0-2 trước Chile ở lượt trận thứ hai bảng B rạng sáng 19-6. Tuy nhiên, sự đánh mất bản sắc, thiếu bản lĩnh và phai nhạt phần hồn mới là điều đáng trách nhất ở một nhà vô địch

Mổ xẻ thất bại cay đắng của bóng đá Tây Ban Nha, hãng AFP đưa ra 4 lý do chính: Quá trông chờ vào những gương mặt cũ; hàng thủ chơi thiếu bản sắc, để lộ quá nhiều lỗ hổng; sai lầm khi chọn Diego Costa ở vị trí săn bàn, không thích nghi với cái mới, cứ khư khư giữ lấy công thức, hệ thống cũ. Chi tiết cuối thì có tính an ủi: Chơi bóng ở Nam Mỹ luôn là thách thức lớn vì cũng tại Maracana mùa hè năm trước, Tây Ban Nha từng thua 3 bàn trắng trước chủ nhà Brazil ở chung kết Confederations Cup.



Trung vệ S. Ramos thất vọng khi Tây Ban Nha thua Chile rạng sáng 19-6 Ảnh: REUTERS

Đúc kết này phần nào phác họa chân dung một vị vua vừa thoái trào vốn quẩn quanh với khung trời chật hẹp của hoàng thành, xa lạ với bao biến thiên bên ngoài cung cấm. Chính Fernando Torres, vào sân từ ghế dự bị trong trận thua Chile, cũng nhận xét với hàm ý than phiền rằng đội bóng của anh không làm được điều gì khác so với những gì đã làm ở Nam Phi 2010 và 2 VCK EURO 2008, 2012, từ cách tiếp cận trận đấu đến lối ứng biến theo tình huống. Vào lúc thế sự mỗi ngày mỗi đổi thay, bao nhiêu kình địch rắp tâm tìm cách đánh bại mình, quán quân thế giới Tây Ban Nha vẫn ung dung nghiền ngẫm pho sách cũ tiki-taka mà không chịu cải biến, cách tân.

Thất bại của Barcelona vài mùa gần đây - và chừng mực nào đó của Bayern Munich mùa này do Guardiola dẫn dắt trước Real Madrid - không đủ sức lay chuyển tính chủ quan, bảo thủ. Có thể bản thân lối chơi ấy không lỗi thời nhưng áp dụng vào thực tế một cách máy móc, sáo mòn, nhất là với đội ngũ tuyển thủ vốn hao mòn phong độ, suy giảm ý chí, đã dẫn đến kết quả trái ngược. Sự xuống sức thấy rõ ở Casillas, Xavi, Alonso, Pique dự phần rất lớn vào cú vấp kinh thiên động địa này.

Nhưng sự đánh mất bản sắc, thiếu bản lĩnh và phai nhạt phần hồn mới là điều đáng trách nhất ở một nhà vô địch. Không ai nhận ra một Tây Ban Nha chiến đấu đến phút cuối với phẩm chất của những đấu sĩ bò tót. Cũng chẳng còn một đội hình gắn kết rập ràng lên công về thủ. Có vẻ hơi thở xung khắc tị hiềm trong môi trường cạnh tranh giữa Real Madrid và Barcelona vẫn lẩn quất đâu đó trong nội tình đội tuyển, làm phai chất keo kết dính. Tây Ban Nha ở Brazil chỉ còn là tập hợp những ngôi sao của một mùa La Liga khắc nghiệt vốn lấy đi rất nhiều nhuệ khí và tình tự sắc áo màu cờ. Nếu không, họ đã kịp gượng dậy mạnh mẽ sau cú ngã dù là nặng nề trước Hà Lan chứ không phải tiếp tục phơi áo trước Chile!

Đêm Maracana hè này gợi nhớ cái đêm tương tự ở Kiev 2 năm về trước, khi Tây Ban Nha lên ngôi vô địch Euro 2012 và thái tử Filipe hăm hở vào tận phòng thay đồ để chia vui cùng các tuyển thủ. Thái tử ngày ấy bây giờ vừa lên ngôi thay thế vua cha Juan Carlos thoái vị, đúng 1 giờ sau tiếng còi tan trận ở Maracana. Vua mới lên ngôi nhưng sự thống trị của bóng đá Tây Ban Nha đã lùi về dĩ vãng...



Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 6 23, 2014 1:16 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Buồn vui vào chỉ một người

Báo Người Lao Động Online cấp nhật Chủ Nhật, 22/06/2014 22:00

Mô tả cảm xúc của khán giả sau bàn thắng quyết định ở phút bù giờ của Messi vào lưới Iran ở World Cup 2014 vào rạng sáng 22-6, đạo diễn truyền hình sân Mineirao dừng lại khá lâu ở hình ảnh một chàng trai lưng trần, mắt mở lớn, miệng há hốc và tay thì cứ tự day mãi đầu tóc như cố đánh thức mình ra khỏi một giấc mơ.

Đúng là một giấc mơ! Anh ta không tin vào những gì tận mắt chứng kiến ở thời điểm mà ai cũng nghĩ một trận hòa đã an bài. Cú sút từ khoảng cách khá xa của đội trưởng Argentina khác nào một tuyệt tác khởi nguồn bao xúc cảm. Nó đẹp và điêu luyện, tất nhiên rồi, vì dường như ngoài Messi ra, rất hiếm cầu thủ thực hiện được! Nó xứng ngàn vàng, tất nhiên rồi, vì nhờ nó mà đại biểu Nam Mỹ này bước vào vòng kế tiếp trước một lượt đấu.



Argentina đá quá phụ thuộc vào đội trưởng Messi ở World Cup 2014 Ảnh: REUTERS

Nhưng trên tất cả, bàn thắng ấy đóng vai một vị cứu tinh giải tỏa bao lo ngại, hoài nghi về các trắc trở mà một ứng cử viên vô địch như Argentina phải đương đầu, hứng chịu. Đó là bàn thắng đánh thức một đội hình mê ngủ vì lụi tàn sáng tạo!

Lần thứ hai liên tiếp, bằng tài năng kiệt xuất và khát vọng lập công, đứa con cưng của bóng đá Argentina trở thành điểm sáng của cuộc thư hùng vốn để lại nhiều dấu hỏi về cục diện tranh tài ở một bảng đấu không hề nặng ký. Messi, lại chính là anh, trực tiếp tạo nên chiến thắng, mang về cho đội tuyển chiếc vé đi sâu vào giải. Cũng chính anh, bằng bàn thắng tràn đầy cảm hứng đã phá vỡ thế bế tắc của một đội hình được chờ đợi mang đến nét mới cho tiệc hội Brazil hè này. Lặng lẽ và hầu như mờ nhạt trước lối phòng thủ mưu trí, dũng cảm của đối phương, anh kịp cháy lên đúng lúc để thêm một lần mở lối ra cho một đội hình có lúc tuyệt vọng vì va phải bức tường đá do đối phương lập nên.

Nhưng khen Messi lúc này - và trong trường hợp này - phải chăng cũng đồng nghĩa với việc chê trách đội hình Argentina thiếu nhạy bén, sáng tạo, vắng bóng các giải pháp đương đầu với từng đối thủ, cứ mãi trông chờ vào tài năng và độ tỏa sáng của chỉ một cá nhân? Đâu rồi phương cách ứng phó với lối chơi “đổ bê-tông” mà Iran đã giăng ra và chắc chắn các đội chiếu dưới khác cũng sẽ áp dụng? Đâu rồi hiệu lực của hàng công gồm những chân sút lừng danh Aguero, Higuain, Di Maria? Bên ánh sáng lẻ loi tỏa ra từ Messi, đêm Belo Horizonte chứng kiến một ông thầy Sabella u uất, phó thác số phận mình vào đôi chân đưa đẩy của thiên tài.

Chẳng lẽ cả Argentina cũng gửi gắm buồn vui vào chỉ mỗi một con người!

Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 6 23, 2014 7:46 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Sân bóng trong từng nhà

Báo Phụ Nữ Chủ Nhật , Cập Nhật 22-06-2014 13:55:02




Kết thúc vòng chung kết cúp bóng đá thế giới cách đây tám năm, một họa sĩ nước ngoài đã vẽ bức tranh vui khá độc đáo, phác họa “thảm cảnh” mà người phụ nữ gánh chịu suốt thời gian diễn ra sự kiện thể thao này. Trong tranh, các bà vợ sống dọc theo hai bên một con phố đồng loạt túa ra ban công nhà mình để vừa ném bỏ những chiếc ti vi vừa reo vang “World Cup hết rồi, World Cup hết rồi!”.



Ảnh internet.

Trái bóng World Cup, với nhiều phụ nữ trên khắp hành tinh này, trở thành... một hiểm họa. Một tháng trời bị chồng hờ hững để đuổi theo những cuộc tranh tài tận phương trời xa xôi nào đó đối với các bà quả là đáng sợ. Ai tìm cảm hứng qua những đường bóng gợi cảm, ai mê mệt say đắm với từng bàn thắng diệu kỳ làm nên một vận hội thể thao được chờ đợi, các bà không thèm biết. Chỉ biết rằng suốt một tháng trời ấy, người đàn ông của họ chẳng xứng trượng phu trên nhiều khía cạnh.

Chuyện của nhiều năm trước dường như đang lặp lại trên thực tế với World Cup lần này. Một khảo sát gần đây ở đất nước Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất về hệ quả của vòng chung kết World Cup cho thấy, có đến gần 47% các cặp vợ chồng đứng trước nguy cơ tan vỡ hạnh phúc lứa đôi vì các cuộc tranh tài đang diễn ra tại Brazil mùa hè này. Lạ một điều, rạn nứt hôn nhân giữa họ không đến từ chuyện người chồng quên phận sự làm chồng mà bắt nguồn từ những xung khắc liên quan đến chuyện yêu ghét các đội bóng. Tức là do các cặp vợ chồng này không tìm thấy sự hòa hợp, đồng điệu trong nhận định, đánh giá trình độ, lối chơi các đội, từ đó trở nên dị biệt, xung khắc trong ý thích và lòng hâm mộ các đội tuyển, các ngôi sao. “Hãy nói cho tôi biết anh yêu mến cầu thủ nào, đội bóng nào, tôi sẽ chỉ cho anh biết anh là người như thế nào!”, có người từng cả quyết như thế để chứng minh giá trị vượt xa một trò chơi của môn bóng đá. Những cặp vợ chồng Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất căng thẳng với nhau kia hẳn đã vận dụng công thức này vào chuyện hệ trọng của cả đời mình. Tất nhiên họ có cái lý của họ. Ai bảo sân bóng không phản ánh cuộc đời? Đường đi vô lường của trái bóng nói chung - đặc biệt trái bóng World Cup - có thể phá nát tổ ấm của bao gia đình.

Có phải vì thế mà người ta phải tìm mọi cách thi vị hóa càng nhiều càng tốt các cuộc tranh tài đang diễn ra ở Brazil, trả lại cho World Cup sân chơi đúng nghĩa hồn nhiên, nồng ấm tình người, biến World Cup thành nơi hò hẹn, tình tự. Trong các nỗ lực không mệt mỏi này, sáng kiến của các nhà thể thao ở Berlin (Đức) xứng đáng được đưa vào biên niên sử World Cup. Trên mặt sân vận động của thành phố này vào lúc diễn ra các cuộc tranh tài ở Brazil cách xa vạn dặm, các cặp vợ chồng được phép mang những chiếc ghế sofa từ nhà mình đến để vừa tình tứ bên nhau vừa xem World Cup qua màn ảnh phía trước. Hàng dãy sofa đủ màu, đủ kiểu xếp thẳng thớm trên mặt cỏ xanh trong ánh chiều tà khiến không khí vừa ấm cúng, sôi động, vừa lãng mạn trữ tình. Từng cặp từng cặp bên nhau, khi thủ thỉ thầm thì vào tai nhau, khi cùng bật dậy reo vang theo từng đường bóng, từng pha ghi bàn. Từng cái ôm thật chặt, từng nụ hôn say đắm, cả không gian như đắm chìm trong cảm hứng cháy lên từ đường lăn của quả bóng sôi động bên kia bán cầu.

Chưa có sân bóng nào ở Việt Nam áp dụng cách cổ vũ ngẫu hứng này. Mang một chiếc ghế đôi đến sân bóng bây giờ nào có dễ. Nhưng trên thực tế, nhiều lứa đôi yêu nhau vẫn biết chọn cho mình cách thưởng thức tiệc hội bóng tròn Brazil hợp với điều kiện của riêng mình. Vẫn có những cặp vợ chồng rủ nhau cùng thức theo một trận đấu, những đôi tình nhân nhắn tin cho nhau sẻ chia tình cảm sau một pha bóng đẹp. Và trong khi mơ về một thảm cỏ đủ sắc màu những chiếc ghế uyên ương, mỗi nhà hãy tự mình bê ra trước màn hình khuya nay chiếc ghế đôi của riêng mình để dõi theo từng đường bóng…

Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Bảy 6 28, 2014 6:51 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Vết cắn
Báo Bình Thuận online cập nhật ngày 27.6.2014


Không phải những bàn thắng tuyệt diệu của Messi hay Mueller, không phải sự quật cường của những Costa Rica, Mexico trước các tên tuổi lớn, chính Luis Suarez và những gì cầu thủ này tạo nên trong trận đấu sinh tử với Ý trở thành thời sự nóng ở vòng chung kết World Cup cho đến lúc này. Cú cắn của anh vào vai đối thủ Giorgio Chiellini bỗng đi vào lịch sử. Dấu răng từ vết cắn này hằn trên vai chàng hậu vệ Ý bỗng chốc lan tỏa toàn cầu với tốc độ khủng khiếp. Brazil 2014 từ chỗ là thánh địa cho viễn cảnh thăng hoa của chàng tiền đạo Uruguay 27 tuổi sau trận thắng Anh, bỗng chốc hóa thành sa mạc chôn vùi thanh danh của chính Suarez. Từ thiên đàng rơi tỏm xuống địa ngục, con đường trần ai của cầu thủ này diễn ra trong khoảnh khắc điên rồ của bản năng.



Suarez đã 3 lần cắn đối thủ. Ảnh: Internet.

Cắn để trả đũa đối phương khiêu khích hay cắn để giải tỏa ức chế? Không ai, ngoài bản thân Suarez, lý giải được vì sao anh xử sự ngông cuồng, dại dột như thế. Bóng không hề trong vòng tranh chấp, dù anh và đối thủ đang kèm nhau rất chặt. Chiellini không khiêu khích căng thẳng đến mức làm anh mất bình tĩnh. Vậy mà Suarez vẫn cố lao vào người Chiellini để thình lình từ phía sau nhón chân há mồm quặm vào vai hậu vệ này. Sau đó là cảnh cả hai cùng lăn đùng ra sân với Chiellini ôm vai quằn quại còn Suarez thì bụm miệng nhăn nhó…

Ở một sân chơi nghiêm cẩn có độ cộng hưởng, quảng bá toàn cầu, hành vi phi thể thao, xa lạ với tính người ấy lập tức bị lên án mạnh mẽ. Nhiều người kế tán Suarez là kẻ có tâm tính khó lường, nguy hiểm và không thể cải biến vì hành vi của anh ta hoàn toàn dựa vào bản năng. Có người gọi cú cắn của Suarez làm xấu hổ không chỉ bản thân mà cả gia đình anh và đất nước Uruguay! Theo họ, cầu thủ này cần được chăm sóc về tâm lý và cần cách ly với sân chơi thể thao một thời gian dài bởi “cẩu xực” đã trở thành thói quen khó thay đổi trong anh ta. Trong vòng 4 năm, Suarez đã 3 lần tấn công đối thủ bằng miệng: Năm 2010, cắn vào cổ Otman Bakkal ở giải vô địch Hà Lan; 3 năm sao đó, cắn tay hậu vệ Ivanovic của Chelsea trong một trận đấu ở giải ngoại hạng Anh trước khi biến Chiellini thành nạn nhân mới nhất.

Lạ một điều, sau các hành vi phi thể thao ấy, Suarez đều bị phạt nặng và đình chỉ thi đấu dài ngày nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy. Liverpool- câu lạc bộ mà Suarez đang thi đấu - từng mời chuyên gia tâm lý giúp anh chữa trị. Vậy là cả hình phạt, sự răn đe và cả các giải pháp chăm sóc tinh thần vẫn không giúp được cầu thủ này thay đổi tâm tính. Hơn cả Mike Tyson năm nào nhai rách tai đối thủ Hollyfield trên võ đài, cắn bây giờ trở thành “ngón nghề” riêng, mang … thương hiệu Suarez.

Biệt hiệu xấu kia giờ khó có thể rời khỏi tên tuổi một chân sút vốn đã định hình vóc dáng một ngôi sao trong làng bóng thế giới. Nhiều câu lạc bộ lớn, trước thành công của anh trong màu áo Liverpool, rục rịch rước Suarez về cho mùa bóng mới, có thể đang tính toán lại thiệt hơn. Vinh quang và tủi nhục sân cỏ quả cách nhau chẳng bao xa. Con đường phía trước của Suarez bỗng chốc trở nên gập ghềnh, u tối vì chắc chắn những vết cắn kia còn lâu mới xóa nhòa…

Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: CN 6 29, 2014 5:18 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Thức tỉnh vì Messi

Báo Người Lao Động Online cập nhật Thứ Năm, 26/06/2014 21:44


Đêm Porto Alegre 25-6 với chiến thắng ngọt ngào 3-2 của Argentina trước Nigeria cùng 2 bàn thắng ngoạn mục của anh, vì thế, có giá trị như một thánh lễ xá tội cho Messi dù trong tâm khảm, anh hiểu mình chẳng có tội gì!

50 ngàn người Argentina có mặt ở TP Porto Alegre vào buổi chiều 25-6, đội tuyển của họ đá trận cuối vòng bảng với Nigeria. Họ đến nơi này bằng nhiều cách, trong đó phổ biến nhất là lái xe đến Brazil. Không đủ tiền ở khách sạn, họ la cà ở các công viên hoặc đánh giấc trong lòng xe vào lúc chờ giờ bóng lăn.



Với nhiều CĐV Argentina, Messi đã là vị thánh dù chưa đem về chức vô địch thế giới như Maradona Ảnh: REUTERS

Nhiều người cắn răng mua vé vào sân với giá chợ đen đắt gấp 10-15 lần. Tất cả chỉ vì để được xem đội nhà thi đấu, được ngắm nhìn người anh hùng của đất nước họ - Lionel Messi - tung hoành trên sân cỏ. Cây bút Christopher Clarey của báo The New York Times (Mỹ) mô tả Porto Alegre với đủ sắc màu lễ hội sau chiến thắng của Argentina không còn dáng dấp một thành phố của Brazil mà là của chính Argentina!

Điều ngạc nhiên này phản ánh phần nào chuyển đổi trong nhận thức của người dân Argentina về đội tuyển của họ, đặc biệt là về Messi - người có lúc tha hương ngay trên quê hương mình vì không chiếm được tin yêu của người hâm mộ bản xứ. Một thời gian dài, nhất là sau đóng góp khiêm tốn cho đội tuyển ở 2 kỳ World Cup trước, người ta ghẻ lạnh với đứa con giỏi giang. Họ cho rằng hồn xác của Messi đã dâng hết cho Barcelona ở tận trời Tây và ai cũng sẵn sàng mang người anh hùng Maradona ra đo lường sức đóng góp của Messi.

Đó là cuộc “đọ sức” mất cân đối mà phần thua thiệt chắc chắn thuộc về đứa con TP Rosario, từ tuổi niên thiếu phải xa nhà rèn giũa ở lò đào tạo La Masia. Nhưng Messi không hề buồn vì bị xếp dưới một huyền thoại. Anh chỉ xót xa vì hiểu rằng dù đã làm hết sức cho Argentina, anh vẫn là tha nhân trong mắt bao người.

Đêm Porto Alegre với chiến thắng ngọt ngào của Argentina cùng 2 bàn thắng ngoạn mục của anh, vì thế, có giá trị như một thánh lễ xá tội cho Messi dù trong tâm khảm, anh hiểu mình chẳng có tội gì. Chẳng qua là người dân quê anh đặt quá nhiều kỳ vọng vào đứa con thiên tài. Phải cố lên thôi, phải dâng hiến hết lòng. Ba trận liên tiếp, anh đều ghi bàn để cùng Neymar của Brazil vươn lên dẫn đầu danh sách vua phá lưới với 4 lần lập công.

Các bàn thắng của anh đều xứng đáng ngợi ca vì chất nghệ thuật và vì giá trị khích lệ tinh thần đồng đội, mở đường cho Argentina đi sâu vào giải. Cả 3 trận, anh đều được chọn là cầu thủ xuất sắc nhất, điều cho đến lúc này, trong mấy trăm tuyển thủ các nước góp mặt ở Brazil, chỉ mỗi anh làm được. Xem anh thi đấu, cả đối thủ cũng trầm trồ thán phục. Chính HLV đội Nigeria, ông Stephen Keshi, phải buột miệng gọi anh là cầu thủ đến từ sao Mộc!

Messi thì không hề muốn ở nơi xa xôi ngàn trùng đến vậy. Anh muốn trụ đôi chân trên mặt đất này để được gần hơn với người dân quê anh. Nhiều người trong họ đã thức tỉnh nhưng dường như vẫn chờ đợi ở anh nhiều hơn, cao hơn...

Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Bảy 7 05, 2014 5:10 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Sân cỏ kích hoạt yêu thương

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần cập nhật Thứ Bảy, 05/07/2014, 08:04 [GMT+7]




Cổ động viên Argentina ngày càng yêu mến Messi nhiều hơn. (Nguồn: Vietnam+)

“Boca hay River, bất kể là ai, hôm nay không có thù hằn. Hôm nay chúng ta là anh em!”. Rập ràng, khẳng khái, tiếng hô ấy vang lên trong trùng trùng đám đông cổ động viên áo xanh sọc trắng trên đường phố Sao Paulo sau trận thắng của Argentina trước Thụy Sĩ ở vòng 1/8 cúp bóng đá thế giới.

Họ từ nhiều nơi ở Argentina lặn lội đến Brazil sau hàng chục giờ bó gối trên đủ loại xe và vật vờ nhiều đêm không ngủ trên các công viên, bãi biển để được chứng kiến đội nhà thi đấu. Ở Argentina, hai câu lạc bộ bóng đá Boca Junior và River Plate là kẻ thù không đội trời chung. Những cuộc đọ sức giữa hai đội bao giờ cũng quyết liệt, nảy lửa. Cùng lúc, trên khán đài, hai màu áo cổ động viên Boca, River cũng lạnh lùng căng thẳng như thể một mất một còn.

Marcelo Chumacero, một cổ động viên của River Plate hào hứng khi khoác tay một đồng bào của mình ở bên kia… chiến tuyến: “Ở xứ người, tụi mình là bạn nhưng ở nhà thì chưa chắc đâu nha!”. May mà ở Sao Paulo chiều ấy đội tuyển của họ giành chiến thắng! Nếu không, chưa ai biết chuyện gì sẽ xảy ra giữa các dòng cổ động viên này…

Tự bao giờ, bóng đá làm được chức năng liên kết con người, hóa giải đố kỵ, tỵ hiềm! Khi nữ tổng thống Brazil lên tiếng kêu gọi 200 triệu dân Brazil đoàn kết sau lưng đội tuyển để trở thành chỗ dựa vững chãi cho Neymar và đồng đội trước trận cầu sinh tử với Colombia sắp tới ở vòng tứ kết, bà hiểu rõ sức mạnh tinh thần của một dân tộc yêu bóng đá, lấy niềm vui sân cỏ làm động lực cho lao động, sáng tạo và nhiều khía cạnh khác của đời sống. Không nói ra nhưng các nhà lãnh đạo Brazil hẳn phải rùng mình khi hình dung chuyện gì sẽ xảy ra khi đội tuyển thất bại ngay chính trên sân nhà. Giây phút thót tim, nghẹt thở ấy vừa diễn ra trong cuộc đọ sức run rẩy giữa Brazil và Chile trên chấm phạt đền để phân định thắng-thua. Còn đến ba cửa ải đắng cay nữa - nếu mọi thứ hanh thông - để Brazil đi nốt hành trình cam go của mình. Vậy nên làm sao có thể để các tuyển thủ cô đơn ngay chính trên quê hương. Họ cần biết sau lưng mình là một khối yêu thương, bao dung và che chở!

Liên hệ bóng đá với các khía cạnh khác của đời sống xã hội, các nhà phân tích khẳng định thắng lợi của một đội tuyển có tác dụng kích hoạt đời sống tinh thần người dân và làm tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nhưng không chỉ có chiến thắng mới tạo nên hiệu ứng tích cực. Cả khi thất bại, đặc biệt là thất bại sau cuộc đọ sức oai hùng, đầy bản lĩnh, cũng mang đến các giá trị khích lệ sâu sắc trong đời sống nội tâm của một cộng đồng, một thế hệ. Minh chứng mới nhất: cuộc chiến đấu quả cảm và thất bại bi hùng của tuyển Mỹ trước tuyển Thụy Sĩ ở vòng 1/8 với nguồn cảm hứng bất tận mang tên Tim Howard.

16 lần cứu cho khung thành đội nhà những bàn thua đã rõ mười mươi, thủ môn 35 tuổi này hiện trở thành người hùng khơi dậy tình tự của bao thế hệ người Mỹ. Chứng kiến Howard bay lượn giữa khung thành, cản phá bóng bằng đủ bộ phận trên cơ thể, khi chân trái, lúc chân phải, khi đầu gối lúc bàn chân, khi dùng tay, lúc dùng ngực, hàng triệu người Mỹ tự hào về phẩm chất chiến đấu không mệt mỏi của đội nhà. “Đất nước đã đổi thay. Đây là chân dung mới của nước Mỹ!”, Don Garber, một thành viên trong Ban tổ chức Giải bóng đá vô địch Mỹ thốt lên sau khi công bố các số liệu từ hiệu ứng thành công của bóng đá Mỹ: lượng khán giả truyền hình tăng kịch trần, hơn cả trận chung kết giải bóng rổ nhà nghề NBA; 14% thanh thiếu niên Mỹ từ 12 đến 24 tuổi cho biết bây giờ họ chuyển sang yêu thích môn bóng đá và sẽ tập bóng đá để hy vọng trở thành… Tim Howard!

Thế hệ trẻ của nhiều nước khác cũng chọn cho mình các nguồn cảm hứng riêng để thêm có sức mạnh. Trái bóng yêu thương và kết nối hãy còn lăn phía trước.


ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Bảy 7 26, 2014 10:07 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Nếu cứ sợ vỡ lọ...

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần cập nhật Thứ Bảy, 26/07/2014, 07:38 [GMT+7]




Một cầu thủ Đồng Nai che mặt khai báo tại trụ sở Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an. (Nguồn: Tin tức online)

Kẻ che mặt, người cúi gằm khi ngồi tường trình tại cơ quan điều tra, 6 cầu thủ của đội Đồng Nai bị bắt ngày 22-7 sau trận đấu với đội Than Quảng Ninh vì dính líu cá độ đang trải qua thời khắc đen tối nhất của sự nghiệp.

Ở quê nhà xa cả 2 ngàn cây số, cha mẹ, người thân của họ đứng ngồi không yên vì buồn phiền. Có người hối tiếc vì lỡ chiều con theo nghề đá bóng dù trước đó đã hướng chúng vào những ngành nghề ít rủi ro, cạm bẫy… Hơn cả chuyện cờ bạc, mua bán độ sân cỏ, vượt ra giới hạn tiêu cực thể thao, biến cố này hẳn hằn sâu tì vết liên quan đến phẩm giá và góp phần khắc họa chân dung một nền bóng đá “vỏ chuyên nghiệp hồn nghiệp dư”. Cái vỏ và cái hồn ấy tồn tại từ năm này sang năm khác với bao căn bệnh lưu cữu gặm nhấm bao triều đại liên đoàn.

Mua bán độ, móc ngoặc chia điểm, liên minh “ma quỷ” dàn xếp thắng-thua, vấn nạn này thao túng làng bóng Việt Nam từ lâu lắm rồi. Giải này sang giải khác, mùa nọ sang mùa kia, cả làng bóng như nhắm mắt làm ngơ, phó mặc cho tiêu cực hoành hành. Cảnh bất lực được chính cơ quan quản lý, điều hành thừa nhận từ rất sớm. Hơn 15 năm trước, một người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam từng đưa ra lý do nương tay với tiêu cực khi cảnh báo ném chuột sẽ dẫn đến vỡ lọ. Theo vị lãnh đạo này, nếu mạnh tay với tệ trạng móc ngoặc, dàn xếp đi đêm thì sẽ không còn cầu thủ giỏi, không còn đội bóng tốt để duy trì các giải đấu, làng bóng lúc ấy sẽ hoang tàn như chiếc lọ vỡ. Thôi thì cứ để lũ chuột nhởn nhơ tung hoành, có đuổi thì hãy nhẹ tay và cẩn thận trông coi, giữ gìn chiếc lọ!

Nhiều người lúc ấy không đồng tình với góc nhìn này, cho rằng lắm lúc phải biết chấp nhận hy sinh chiếc lọ để dẹp cho được lũ chuột, sau đó sắm chiếc lọ mới cũng không muộn. Nhưng rồi, từng nhiệm kỳ liên đoàn trôi qua, ý tưởng và quyết tâm chống tiêu cực thường chỉ dừng lại ở lời hô hào trong phát biểu của các nhà lãnh đạo và trong văn bản tổng kết. Tiêu cực, trì trệ bóng đá trở thành bệnh trầm kha hết thuốc chữa, lắm lúc biến hóa ở đủ dạng hình. Sau bệnh thành tích là thói háo danh ăn xổi ở thì, là cách làm bóng đá rất ư nghiệp dư của các ông bầu dùng bóng đá để đánh bóng tên tuổi, dựa hơi bóng đá để chạy áp-phe. Bên cạnh các trọc phú bóng đá thích chơi ngông qua các hợp đồng cầu thủ bạc tỉ là các quan chức liên đoàn xem cái ghế của mình cao hơn tiền đồ của làng bóng và niềm vui của người hâm mộ. Trong mắt họ, mọi thứ đều tròn trịa cho nên mùa giải nào công chúng cũng nghe ra rả câu tổng kết muôn thuở: “Giải đã thành công tốt đẹp”. Lười biếng, ngại va chạm, không ai trong họ nghĩ ra cách đuổi chuột mà vẫn giữ cho chiếc lọ lành lặn.

Trên cái đà lặng lờ mỏi mệt ấy, hóa ra chuyện mua bán độ của 6 cầu thủ Đồng Nai (cũng như trước đó là chuyện dàn xếp tỉ số của cầu thủ đội Ninh Bình) trở thành điềm lành cho làng bóng, đặc biệt với những ai còn tâm huyết đương đầu với tiêu cực để tìm kiếm chất thanh sạch cho sân cỏ. Chủ tịch VFF, ông Lê Hùng Dũng, đoán chắc đây là cơ hội để làm sạch làng bóng và liên đoàn chấp nhận tổn thất, chấp nhận xáo trộn để đối diện với cái xấu. Ông cam kết không có vùng cấm trong quá trình tìm lại giá trị nhân văn, minh bạch cho bóng đá.

Nghĩa là ông Dũng không hề sợ... vỡ lọ trong lúc ném chuột. Lâu lắm rồi mới nghe điều này ở một vị đứng đầu liên đoàn. Lâu lắm rồi công chúng mới tìm thấy lý do để quay lại với làng bóng này mà dõi mắt chờ đợi!

ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 8 04, 2014 1:56 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tản văn
Tiếng tàng héng(*)

Báo Phụ Nữ Chủ Nhật,Cập Nhật 03-08-2014 22:28:17

Cuối tuần, chúng tôi vẫn thường gặp nhau bên ly cà phê để ôn chuyện xưa. Từ chuyện thời học trường làng, chuyện mộng mơ đôi lứa, đến thời lập gia đình, sinh con đẻ cái, chuyện chăm sóc cháu nội cháu ngoại; bao nhiêu là chi tiết không đầu không đuôi, thao thao bất tuyệt theo dòng hồi tưởng sôi động của từng người. Đủ thứ chuyện để nhớ và để cười. Chủ nhật vừa rồi, tiếng cười nhiều nhất dành cho hồi ức thuở yêu nhau do cặp đôi Phụng và Thắng thay nhau kể lại trong nỗi bồi hồi...

“Ba em ngày xưa khó ơi là khó. Em với anh Thắng yêu nhau đằng đẵng mấy năm trường mà nào cầm tay nhau được, nói chi đến chuyện hôn hít. Lần nào cũng vậy, cứ thấy tụi em ngồi gần nhau một tí là y như rằng ông già kịp phát hiện và cảnh báo bằng tiếng tàng héng nghe rõ mồn một!”, Phụng - bây giờ đã là một bà mẹ sắp có sui - mở đầu câu chuyện. Thắng ngồi bên thỉnh thoảng phụ họa vợ bằng nụ cười hiền, giọng sôi nổi: “Mà lạ thật, không hiểu sao ông cụ nhạy lắm! Mới thấy thằng này có ý đồ cầm tay con gái mình là tiếng tàng héng tức thời vang lên. Run thấy bà nội!”.

Chúng tôi hình dung những đêm trăng sáng, dưới tán mận đầu hè nhà Phụng năm xưa, đôi trai gái ngồi tình tự trên bậc thềm hiên nhà, trong ánh trăng xuyên qua tán lá. Thơ mộng và lãng mạn biết bao nếu như chàng Thắng và cô nàng Phụng không bị canh chừng bởi tiếng tàng héng lạnh lùng luôn chực chờ phát ra từ đâu đó.

Những lứa đôi xưa hiếm khi hẹn hò nơi khác mà thường chọn nơi gặp nhau là nhà của cô gái. Có lẽ vì thế mà với nhiều người, đường đến nhà em là con đường xúc động, rung cảm nhất. Trong tán lá, lứa đôi mộng mị ấy, hai trái tim xao động mở đường đến với nhau qua tiếng cười khúc khích, qua những lời thì thầm, qua mắt nhìn nói thay bao điều. Xua nỗi thẹn thùng, em cầm trên tay chiếc quạt giấy thỉnh thoảng đẩy về phía mình làn gió ngào ngạt vì sợ lũ muỗi làm hại chàng.

Thềm hiên bấy giờ vắng bóng những đứa em nghịch ngợm. Chúng đã được bà mẹ cẩn thận dặn kỹ đừng bén mảng đến gần mà làm kinh động không gian riêng của chị. Không gian bình yên, thanh khiết như chỉ dành riêng cho đôi trẻ đang yêu. Nhưng chàng trai chớ vội nghĩ đó là vùng đặc quyền mà... manh động. Nhất cử nhất động của anh bấy giờ đều nằm trong tầm kiểm soát vô hình mà hiệu quả của ông bố vợ tương lai.



Ảnh Internet

Anh định xích lại gần em chút nữa để thân mật hơn ư? Tiếng tàng héng lập tức vang lên từ cửa sổ phòng bên. Anh toan liều mình vuốt tóc nàng ư? Kìa, lại tiếng tàng héng vọng ra kịp thời từ sân thượng làm anh giật nẩy người. Lời cảnh báo đưa ra giới hạn rạch ròi: Anh có thể ngồi đến khuya, có thể thao thao ngàn lẻ một câu chuyện, nhưng xin đừng táy máy đôi tay. Con gái “qua” còn dại khờ lắm!

Năm năm dài như thế, anh bạn Thắng sống trong nỗi phập phồng thường trực của tiếng tàng héng. Cả khi ông cụ vắng nhà, như một phản xạ có điều kiện, anh vẫn nghe văng vẳng đâu đó âm thanh quen thuộc phát ra từ cổ họng của ông. Nhưng lạ một điều, theo lời Thắng, anh không vì thế mà cảm thấy phiền hà, ngược lại càng quý trọng người tình. Thềm hiên nhà Phụng đêm nào cũng lôi cuốn bước chân hồi hộp vì xúc động của chàng trai. Đến nỗi, gần 30 năm sau, ông cụ đã đi xa, tán mận đầu hè cũng không còn, anh và Phụng đã có với nhau hai mặt con, nhưng mỗi lần hồi tưởng, Thắng vẫn thấy mình sống lại nỗi bồi hồi trai trẻ...

Nỗi bồi hồi xúc động lan sang tất thảy chúng tôi. Ai đó bỗng buột miệng thở dài: “Bọn trẻ bây giờ sướng thật! Tự do, thoải mái, đâu bị bủa vây bởi tiếng tàng héng như thời tụi mình”. Nhưng lập tức, một người bạn khác tỏ ý không đồng tình. Anh cho rằng dù không còn lời khuyên răn, nhắc nhở khe khắt của người lớn, nhưng chắc gì bọn trẻ yêu nhau bây giờ cảm thấy tự do, hạnh phúc hơn.

Theo anh, không có bóng dáng ấm cúng, gần gũi - lắm lúc khắt khe - của cha mẹ, người thân bên cạnh, bạn trẻ có thể mất đi phần nào cái thấp thỏm lo âu, hồi hộp, mất đi sự tỉnh táo, sáng suốt tạo dựng nét trong sáng của tình yêu lứa đôi... Xét cho cùng, sự kỹ lưỡng - thậm chí khó tính - của cha mẹ là nhằm bảo vệ cái tình ngây thơ, trong sáng cho con trẻ, hướng con trẻ đến một tình yêu chân chính, vững bền, không dễ dãi với chính mình.

Có lẽ bạn tôi nói đúng. Sẽ thiệt thòi biết mấy với những lứa đôi yêu nhau bây giờ thiếu vắng tiếng tàng héng của người già. n

(*) Phương ngữ - ho khẽ, làm hiệu để lấy giọng ( = đằng hắng, tằng hắng).

Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 8 11, 2014 8:00 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Hồn nhiên quá!

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần, cập nhật Thứ Bảy, 09/08/2014.


Khuôn mặt hí hửng với miệng cười mở hết cỡ (như của một đứa trẻ được quà và có ý khoe với thiên hạ rằng mình được quà), vị Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam giơ cao lá thăm mà mình vừa tự tay bốc được.



Ảnh Internet.

Đội tuyển Việt Nam thoát khỏi bảng đấu tử thần gồm các anh tài Thái Lan, Malaysia, Singapore và rơi vào bảng đấu được đánh giá là nhẹ ký với Philippines và Indonesia. Cứ như là một kỳ công, nhân vật số hai của bộ máy lãnh đạo VFF đã mang sự may mắn về cho bóng đá nước nhà! Tiếng vỗ tay, nỗi hào hứng kéo dài và vang động khán phòng lễ bốc thăm nói thay điều này.

May mắn! Đầu xuôi đuôi lọt! Chủ nhà rộng cửa vào bán kết… Lập tức nhiều người dự đoán như vậy. Trong thâm tâm nhiều vị lãnh đạo liên đoàn, đường đến với chiếc cúp danh giá nhất Đông Nam Á có vẻ thênh thang với đại biểu Việt Nam. Nụ cười, vẻ mãn nguyện và các phát biểu sau lễ bốc thăm cho thấy điều này. Cảm xúc hồn nhiên trong phút hào sảng không thể che đậy ở những tâm hồn đơn giản.

Nhưng có đúng là chủ nhà Việt Nam may mắn vào bảng nhẹ ký? Có đáng để các nhà lãnh đạo chóp bu của VFF mừng rỡ hào hứng hết mực?

Lập tức, nhiều người am hiểu bóng đá khu vực, từng gắn bó máu huyết với bao thăng trầm của bóng đá nước nhà dẫn chứng các dữ liệu đánh thức các quan chức hồn nhiên của VFF: Trong hai lần đọ sức với Philippines tại AFF Suzuki Cup từ năm 2010 đến nay, đội tuyển Việt Nam đều thua. Cũng tại giải đấu này năm 2004 (bấy giờ mang tên Tiger Cup), ngay trên sân nhà, Việt Nam từng bị Indonesia đánh bại để phải dừng chân ngay từ vòng đấu bảng.

Thi đấu với Indonesia chưa bao giờ là chuyện dễ dàng với bóng đá Việt Nam, cả ở giải vô địch Đông Nam Á lẫn sân chơi SEA Games. Có một thời, Philippines bị xem là một trong những đội lót đường nhưng dăm năm trở lại đây, bằng nỗ lực cách tân không ngừng- trong đó có việc bổ sung nguồn lực từ dòng tuyển thủ nhập tịch- họ đã vươn lên ngang ngửa với các ông lớn khác. Sau cái dớp liên tiếp hai lần ngã ngựa, với đội tuyển Việt Nam, tìm một chiến thắng trước Philippines bây giờ chắc chắn sẽ gian nan gấp bội. Sự hỉ hả vì được “rơi vào bảng nhẹ ký” vì thế chỉ xảy ra với những tâm hồn dễ dãi, chỉ dựa vào cảm tính quá khứ mà quên cập nhật thông tin. Lẽ nào quan chức liên đoàn cũng hồn nhiên và đãng trí!

Dù sao thì vẻ hồn nhiên của họ cũng có tác dụng phơi bày với công chúng chi tiết không vui về tầm nhìn và năng lực định hướng phát triển của nhiều quan chức đang lèo lái con thuyền bóng đá nước nhà. Ông Tanaka Koji, người được thuê làm Trưởng ban tổ chức giải V-League 2014, nhận xét rằng bóng đá Việt Nam thường quan tâm đến những thứ trước mắt mà chưa nghĩ đến chuyện lâu dài (báo Tuổi Trẻ ngày 7-8-2014). Lời lẽ bộc trực của chuyên gia Nhật Bản này nhắm vào thực trạng èo uột của công tác đào tạo, bồi dưỡng cầu thủ trẻ, nơi liên đoàn phó mặc cho câu lạc bộ, còn câu lạc bộ thì hì hục chạy theo thành tích trước mắt. Ông cũng cảnh báo hậu quả của tình trạng cầu thủ ngoại tràn lan, lấn lướt, không còn cơ hội rèn luyện thử sức cho cầu thủ trong nước…

Công chúng không cần những quan chức liên đoàn hồn nhiên, dễ dãi. Họ cần những người có tầm nhìn xa, biết thao thức với bao trì trệ của nền bóng đá nước nhà để không tự mãn mà luôn dặn lòng phải làm nhiều hơn, bài bản hơn, thực tế hơn.

ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Bảy 9 20, 2014 8:43 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cảm ơn cơn sốt

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần cập nhật Thứ Bảy, 13/09/2014, 08:04






Các CĐV đang phấn khích về những gì mà các cầu thủ U-19 Việt Nam thể hiện trong hơn 1 năm qua. Ảnh: VSI


“Cơn sốt U-19 Việt Nam”, cơ quan ngôn luận của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã dùng từ này để diễn tả không khí hào hứng mà công chúng dành cho cầu thủ trẻ tại giải đấu tập huấn đang diễn ra trên sân Mỹ Đình-Hà Nội.

Mô tả cảnh chen chúc xếp hàng tại các quầy vé, cơ quan này khoe rằng đã bán hết vé của các trận bán kết, chung kết ngay từ trước ngày diễn ra các trận đấu (theo nhiều nguồn tin, vé chợ đen bên ngoài được rao bán với giá tăng gấp 10 lần so với giá gốc). Cảm kích trước thực tế sôi động do giải đấu mang lại và những gì mà đại biểu bóng đá Việt Nam phô diễn qua 2 trận vòng bảng, trong bài bình luận mới nhất, cơ quan ngôn luận của VFF không ngần ngại thốt lên “Cảm ơn U-19 Việt Nam!”.

Khán giả cảm ơn các cầu thủ trẻ không phụ lòng mình đã chơi thứ bóng đá hồn nhiên, giàu sức cống hiến, hâm nóng biết bao xúc cảm vốn nguội lạnh lâu rồi trong lòng họ. Tất nhiên rồi! Cứ nhìn khán đài Mỹ Đình nêm chặt già trẻ gái trai sôi lên từng đợt, cứ nghe dư vang lời khen dành cho tinh thần và chất lượng tranh tài của những Công Phượng, Văn Toàn cũng đủ thấy U-19 Việt Nam đã chiếm một chỗ trang trọng trong tim người hâm mộ như thế nào.

Ở chiều ngược lại, chính các cầu thủ trẻ cũng mang ơn các khán đài rạo rực kia. Không có niềm tin từ người hâm mộ, không được kích thích từ ánh mắt khát khao, nụ cười chân chất của hàng triệu người ngày đêm dõi theo mình, cuộc phô diễn của các chàng trai U-19 cũng khó mà ngẫu hứng, tài hoa. Lành mạnh trên tinh thần không vụ lợi, sự “hợp tác song phương” giữa người hâm mộ và lứa cầu thủ U-19 diễn ra công khai, minh bạch dưới ánh mặt trời. Đó là mối quan hệ của cá và nước.

Người thọ ơn U-19 Việt Nam nhiều hơn cả chính là quan chức VFF. “Giá” của nhiều quan chức VFF những ngày này tăng lên vùn vụt, nhiều vị phải tắt điện thoại hoặc lẩn trốn vì không thể đáp ứng việc cung cấp vé theo dạng thân quen, vốn là chuyện thường tình trước đây. Công văn xin và mua vé nườm nượp đến, giải quyết kiểu gì cũng không xuể. Nhiều quan chức liên đoàn vốn bị chìm khuất biệt tăm nay bỗng hồi sinh tên tuổi và trở thành người ơn của kẻ khác nhờ vào tấm vé U-19. Sâu xa hơn, tên tuổi của VFF bỗng phần nào được thơm lây qua giải đấu tập huấn có sự hiện diện của đại biểu nhiều nền bóng đá triển vọng của khu vực. Chân dung trong sáng, lành mạnh của lứa cầu thủ U-19 giúp xóa đi phần nào nỗi thất vọng trong lòng công chúng về độ trì trệ của một nền bóng đá ít chịu đổi thay.

Những “ông anh” Đội tuyển quốc gia, Đội tuyển Olympic đang chuẩn bị vào các giải đấu chính thống cũng phải biết ơn “thằng em” U-19 hồn nhiên, ngay thẳng này. Không có nó, chắc gì sắp tới khán giả chịu dõi theo đường đi nước bước của mình để gửi gắm hy vọng. Nhưng cảm ơn xong, các “ông anh” phải thấy chột dạ (thậm chí thấy xấu hổ) vì sao đứa em của mình được người ta say mê mến mộ như thế. Đâu phải vì chúng giỏi hơn mình, cũng chẳng vì chúng là em út nên được ưu ái cưng chiều. Tất cả là vì chúng thực lòng với bóng đá, tử tế với khán giả, trân quý tình cảm và sự tin yêu của công chúng.

Thỉnh thoảng con người phải biết cảm ơn những trận ốm đau để có dịp nhìn lại mình, nhà văn Dumbatze từng nói như thế. Cơn sốt U-19 không hề là một trận ốm đau của bóng đá Việt Nam nhưng rất cần thiết để nền bóng này nhìn lại mình mà tìm hướng phát triển hợp lẽ. Điều người ta lo ngại là liệu các quan chức điều hành có đủ khôn ngoan và lòng thành để nhìn lại!

ĐÌNH XÊ




Được sửa bởi Huynh thi Tuyet Nhung ngày Ba 1 20, 2015 8:18 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: CN 11 30, 2014 10:04 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cảm ơn Messi! Không, cảm ơn mẹ!

Bao Danang cuoi tuan , Thứ Bảy, 29/11/2014, 07:18 [GMT+7]

“Người chuyên săn kỷ lục” là tên gọi mới được nhiều nhà bình luận thể thao dành cho Messi những ngày này sau khi chứng kiến sự thăng hoa của danh thủ Argentina trong màu áo Barcelona. Trong vòng 3 ngày vinh hiển, chân sút này đã liên tiếp xô đổ hai kỷ lục lớn tồn tại nhiều năm qua để trở thành chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha và cầu thủ ghi bàn nhiều nhất ở Champions League.

Nếu việc vượt qua danh thủ Raul để lập kỷ lục mới 74 bàn thắng ở Champions League là một thành tích siêu hạng ở một đấu trường danh giá thì chuyện xác lập kỷ lục mới 253 bàn thắng ở La Liga, vượt qua cột mốc 251 bàn của tiền bối Telmo Zarra, được đánh giá là kỳ tích còn lâu mới có người đuổi kịp. Pep Guardiola gọi đó là kỷ lục hy hữu, phải đến những 600 năm nữa mới hy vọng có người phá vỡ.

Hai cột mốc mới dựng nên trong vòng hơn 72 giờ của Messi khiến người ta không khỏi liên tưởng đến nhiều kỷ lục khác không kém vẻ vang của anh: kỷ lục ghi bàn cho câu lạc bộ Barcelona trên mọi mặt trận, kỷ lục về số bàn thắng của cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất ở La Liga, kỷ lục về số bàn thắng ghi được trong các trận siêu kinh điển, kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một năm… Cây bút thể thao Manos Staramopoulos của Hy Lạp ví von rằng dường như các kỷ lục bóng đá chọn Messi để trông chờ anh xô đổ!
Khi đã chứng kiến quá nhiều kỷ lục bị Messi vượt qua, không ít người hướng mắt về cách cầu thủ này xô ngã các cột mốc và người ta thích thú nghiệm ra rằng hầu như lần nào anh cũng chọn cách khác thường. Cả hai kỷ lục mới nhất đều tạo dựng bằng hai hat-trick, trong đó 3 bàn thắng vào lưới đội Apoel được ghi bằng chân phải - chân không thuận của Messi.

Trước đó, anh cũng đều ghi hat-trick khi lập kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất cho Barcelona ở La Liga, lập kỷ lục ghi bàn nhiều nhất cho Barcelona trên mọi mặt trận, phá vỡ kỷ lục của tiền bối Di Stefano ghi nhiều bàn thắng nhất trong các trận siêu kinh điển giữa Real Madrid và Barcelona… Bình luận viên Joe Lago của trang thể thao Yahoo Sports đúc kết bằng tựa bài sinh động: “Thêm một trận đấu, thêm một hat-trick, thêm một kỷ lục về bàn thắng dành cho Messi”.

Rồi sẽ có ngày các kỷ lục của Messi bị phá vỡ bởi trên thực tế, kỷ lục được sinh ra là dành cho con người, thách đố tài năng, trí lực của con người trong hành trình vượt qua các giới hạn của mình. Trong đó, gần gũi nhất có lẽ là kỷ lục về số bàn thắng ghi được trên đấu trường Champions League, nơi bản thân Messi và đối thủ so kè quyết liệt của anh là Ronaldo (Real Madrid) đều có khả năng vượt qua (Ronaldo đã ghi được 71 bàn).

Đấu trường này hiện tiếp tục sôi động vòng đấu bảng, sắp sửa bước vào chặng đối đầu trực tiếp. Cuộc chạy đua tìm bàn thắng chắc chắn càng lúc càng sôi nổi. Nhưng nếu chưa vượt được kỷ lục 74 bàn trong mùa này thì cả Ronaldo lẫn Messi vẫn có thể trông chờ vào những mùa sau bởi hai cầu thủ này hãy còn sung sức.

Rất hiếm khi cùng lúc có hai cầu thủ chạy đua để thay nhau xác lập kỷ lục và xô đổ kỷ lục của nhau như trường hợp của Ronaldo và Messi bây giờ. Niềm vui sân cỏ do cuộc chạy đua ấy tạo dựng, thú vị thay, lại thuộc về khán giả. Thật có lý khi ai đó nói rằng chúng ta phải cảm ơn mẹ mình đã sinh mình ra vào thời đại này để được xem các danh thủ thi thố tài năng và ngày ngày chứng kiến các kỷ lục bóng đá ra đời!


ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Ba 1 20, 2015 8:05 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Nước mắt trẻ thơ

Báo Đà Nẵng Cuối tuần , cập nhật Chủ Nhật, 18/01/2015



Tương lai của những cầu thủ nhí về đâu khi hệ thống đào tạo trẻ của V.Ninh Bình bị ngưng hoạt động vô thời hạn. (Ảnh: Thethaovanhoa.vn)

Mắt rưng rưng, giọng bùi ngùi, cầu thủ thiếu niên của đội Ninh Bình bịn rịn thu xếp hành lý chuẩn bị cho cuộc hồi hương sau khi có quyết định giải thể các lớp năng khiếu.

Những phòng ốc trống trơ hoang lạnh, chả bù với cảnh ồn ào náo nhiệt ngày nào. Vài cầu thủ trẻ như quyến luyến ngôi trường thân yêu, nán lại đâu đó trên các bậc thềm hay dõi mắt ra bãi cỏ ngoài khung cửa. Phải xa cái nơi mình từng gắn bó với nhiều đam mê khao khát lập nghiệp quả là chẳng dễ, nhất là khi phía trước hãy còn mờ mịt…

Hình ảnh cuối của ngôi trường bóng đá này khiến nhiều người xúc động. Nước mắt của nhiều phụ huynh đã nhỏ xuống sau khi chứng kiến con em mình bị buộc phải rời trường. Vậy là từ bây giờ, con em họ đành từ bỏ giấc mộng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp cống hiến cho màu cờ sắc áo quê hương. Tháng ngày miệt mài trên sân tập vì niềm đam mê chơi bóng thực sự chấm dứt.

Các em phải trở về với thực tại khá phũ phàng: Nếu tiếp tục rèn luyện bóng đá thì chẳng biết đầu quân cho đơn vị nào còn trở lại với trường học phổ thông thì làm sao có đủ sức lực và thời gian theo kịp bạn bè. Chắc chắn khi nhập trường mấy năm trước, không học viên bóng đá năng khiếu nào của lò đào tạo Ninh Bình hình dung được viễn cảnh đáng buồn này.

Nhưng trách ai bây giờ? Bóng đá thị trường xô đẩy các ông bầu vào cách tính toán thiệt hơn ngay từ khi họ chập chững làm quen với môi trường chuyên nghiệp nửa vời. Dùng bóng đá quảng bá thương hiệu, sản phẩm, nhiều doanh nghiệp như đánh đu với số phận và con đường kinh doanh đầy bất trắc. Vài thuận lợi bước đầu không xóa hết cơ man nào là rủi ro, mạo hiểm.

Càng về cuối, các ông bầu thiếu chặt chẽ trong các bước đi đường dài tỏ ra đuối sức. Có người vội vã buông thuyền để khỏi phải chết đắm; người khác tìm cái cớ thích hợp để chia tay sân cỏ. Trong vô vàn lý do để các doanh nghiệp Việt Nam cắt đứt nhẹ nhàng mối lương duyên với V-League và Giải hạng nhất quốc gia, người ta thường tìm chỗ hở từ phía cầu thủ với đủ căn bệnh gây ra từ họ: bán độ, móc ngoặc, đánh bạc, dàn xếp tỉ số.

Bài học Ninh Bình, Đồng Nai- cầu thủ tham gia đánh bạc, móc ngoặc dẫn đến bị trừng phạt cấm thi đấu - hẳn sẽ được đem ra làm bài học xương máu về cách thức quản lý, điều hành giải đấu, về hiệu quả hợp tác giữa doanh nghiệp và các đội bóng. Tuy vậy, có một yếu tố cần được nêu lên như một nhắc nhở, cảnh báo không bao giờ thừa: Vai trò của cơ quan chủ quản, tác động từ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc gieo vào lòng cầu thủ tinh thần xả thân trên hết vì uy tín thương hiệu, vì sắc áo, màu cờ.

Thực tế cho thấy do mải mê chạy theo thành tích trước mắt, bị choáng ngợp vì chút danh lợi phù phiếm và cả do tính chơi ngông, không ít ông bầu bóng đá ít quan tâm đến việc chăm chút khía cạnh tâm hồn của cầu thủ - vốn cũng rất nhạy cảm. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản bằng cách bỏ tiền ra nuôi đội bóng, đến khi đối mặt với trăm thứ rối rắm bùng nhùng thì tìm cách… cao chạy xa bay.

Thiệt hại cuối cùng rơi vào làng bóng thiếu chuyên nghiệp, loay hoay mãi vẫn chưa tìm thấy lối ra quang rạng. Chưa có gì bảo đảm mùa bóng này sẽ không có thêm những giọt nước mắt tức tưởi trên gương mặt những cầu thủ non tơ!


ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Bảy 2 07, 2015 10:09 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Hàng không giá rẻ

Báo Đà nẵng, cập nhật Thứ Bảy, 07/02/2015, 07:56


Đăng ký trước cả mấy tháng trời, hai đứa em từ quê mới mua được vé giá rẻ để vào thành phố thăm mình. Ra sân bay đón hai em mà lòng thấy rưng rưng.

Tội nghiệp hai em, lam lũ vất vả ở quê, lần đầu đi xa bằng máy bay, bước xuống sân bay, trông chúng ngơ ngác lạc lõng giữa rừng người, thấy món gì cũng trố mắt ngạc nhiên.

“Chu cha là xe với cộ, ở đâu mà nườm nượp!” - cô em luôn miệng trầm trồ. Là công nhân dệt, tối ngày dán mắt vào cỗ máy, với em, thứ gì ở thành phố này cũng xa hoa hiện đại. Chú em thì dù cố ra vẻ hiểu biết hơn chị mình song cũng dễ nhận ra cái chất quê mùa giữa rừng người đủ sắc màu. Không nhịn cười được khi nghe chú em kể về vẻ ngu ngơ thật thà của chị nó: “Anh Ba hổng biết đâu, lúc nãy máy bay qua vùng mây dày khiến rung lắc, chị Bảy bảo răng mà đi máy bay cũng gặp ổ gà ổ voi chẳng khác chi đi xe đò!”.

Chữa thẹn, cô em quay sang líu lo khen cảnh đẹp nhìn qua cửa máy bay, khen mấy cô tiếp viên dịu dàng, duyên dáng… Đưa hai em về nhà, mình thầm cảm ơn người nào nghĩ ra loại hình hàng không giá rẻ. Đúng là nếu không có sáng kiến kinh doanh kiểu này thì chắc là còn lâu lắm hai đứa em của mình mới có dịp đến thăm ông anh ở nơi cách xa cả ngàn cây số chỉ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ… bay lướt trên không.

Một tuần hai em lưu lại thành phố, do bận công việc, mình chỉ dành được vỏn vẹn hai buổi tối đưa chúng xuống phố xem cảnh xem người. Lần nào xuống phố, hai em cũng háo hức như trẻ con, dù đứa nào giờ cũng đã chồng con, vợ con đùm đề. Tội nghiệp em mình, lần nào ông anh định đãi tô phở, bát bún, chúng đều lắc đầu từ chối, bảo không quen ăn quà, chỉ quen cơm ngày ba bữa. Chắc là chúng ngại tốn tiền ông anh. Nài nỉ mỏi miệng chúng mới chịu vào quán cóc ven đường nhưng lần nào rời quán đứng dậy, cô em cũng luôn miệng xuýt xoa: “Răng mà thứ chi ở đây cũng đắt. Ly cà-phê lúc nãy giá gấp đôi cà-phê dì Tám ở đầu ngõ nhà em!”.

Không chịu ăn quà nhưng ra chợ hay vào siêu thị, thấy thứ gì ngộ nghĩnh, cô em cũng móc tiền tính tới tính lui định mua làm quà cho chồng cho con. Chú em thì lặng lẽ tha về rồi hì hục đóng gói cả mớ trái cây làm quà họ hàng nội ngoại và bà con xóm giềng mỗi nhà một ít sau chuyến vô Nam. Bỏ bớt bao nhiêu thứ rồi mà cân tới cân lui, thùng quà của mỗi đứa cứ vượt qua con số 7 ký.

Đi máy bay giá rẻ đâu được mang hành lý xách tay vượt quá con số này! Muốn mang đủ trái cây thì phải bỏ lại mấy cuốn sách cũ của đứa cháu gửi về cho lũ em; để không vượt quá trọng lượng quy định thì phải loại bớt ra ngoài áo quần giày dép lặn lội mua về cho sắp nhỏ. Loay hoay hết cả buổi mà cả cô em lẫn chú em vẫn không biết phải bỏ lại thứ gì dù hiểu rằng bây giờ những thứ ấy - từ trái cây đến giày dép áo quần - cũng ê hề ở phố chợ ngoài quê. Về ngoài đó mua làm quà đôi khi còn rẻ hơn, tươi hơn nhiều.

“Mua ngoài quê thì có chi để nói. Giá trị là quà mang từ Sài Gòn về đó chứ anh Ba!”. Mình muốn can hai em, khuyên chúng về ngoài kia mua làm quà thì tiện hơn bởi có khi các em không biết rằng nếu vượt quá trọng lượng hành lý quy định, giá cước mà các em phải đóng thêm chắc chắn sẽ gấp nhiều lần giá trị của thùng quà nhưng đành chịu khi nghe cô em nói thế.

Khổ là “ông” hàng không giá rẻ không chia sẻ điều này. Ông ấy cứ ngang ngay sổ thẳng hành lý xách tay không vượt quá 7 ký-lô. Xử cách nào đây khi túi xách của cả chú em lẫn cô em đều vượt quá những 3 cân? Trông hai em lần này lại loay hoay mở túi xách để bỏ bớt ra ngoài một số thứ cho vừa đủ cân, mình vừa thấy tội nghiệp vừa bực mình. Đã bảo rồi mà không chịu nghe, giờ phải rước lấy phiền toái. Giờ lên máy bay cũng cận kề. Còn bao nhiêu người chờ đợi phía sau. Cô nhân viên làm thủ tục có vẻ nóng ruột rồi...

Cầm túi trái cây hai em bỏ lại bước ra khỏi sân bay sau khi đã tiễn chúng vào phòng chờ, mình thấy buồn buồn xen lẫn ân hận. Tệ thật, mắc chi mình cau có với hai em khi thấy chúng lúng túng với mớ hành lý vượt ký! Lần đầu hai em đi máy bay mà, trách làm sao chúng không lớ ngớ ngỡ ngàng, bù sao được với người đi đây đi đó thường xuyên.

Cũng thật chẳng phải nếu mình bực bội vì hai em thấy thứ gì cũng muốn mang về làm quà cho chồng cho con, cho cả hàng xóm láng giềng. Lâu lắm rồi chúng mới vào Sài Gòn, lại là vô Sài Gòn bằng máy bay, dù loại vé máy bay ấy phải mua trước cả tháng trời và dù hành lý được phép mang theo có khi còn nhẹ hơn chiếc cặp vở học trò...

NGUYỄN ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Vườn Thơ Sưu Tầm Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Trang kế
Trang 9 trong tổng số 10 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI