Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

THƠ -VĂN - NGUYỄN ĐÌNH XÊ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Vườn Thơ Sưu Tầm
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 3 26, 2012 3:40 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Vắng bánh bật cười

Nguyễn Đình Xê


Tay cầm đồng xu vừa được mẹ cho, cậu bé háo hức đuổi theo người bán hàng rong để mua cho được chiếc bánh gói trong lớp giấy màu sặc sỡ. Nâng niu chiếc bánh giữa ánh nhìn thương yêu khích lệ của cả gia đình đang quây quần đông đủ trong dịp họp mặt hiếm hoi- từ ông bà, cha mẹ, anh chị đến cô dì cậu mợ, chú thiếm, cậu bé lần lữa không dám mở chiếc bánh, cứ nâng niu như một báu vật. Mở bánh ra ăn đi nào! Hết ông đến bà, hết cô đến cậu, tất cả đều khuyến khích cậu bé như thế. Cuối cùng, giữa vòng vây chờ đợi hào hứng của đại gia đình, cậu bé đành nghe theo. Một, hai rồi ba, lần lượt các lớp giấy gói xanh đỏ tím vàng được đôi tay nhỏ nhắn gỡ ra trong nỗi hiếu kỳ chờ đợi của cả nhà. Gói kỹ thế chắc là bánh ngon lắm, lòng cậu bé cũng đong đầy phấn khích. Thế rồi, đến lớp giấy bọc cuối cùng, chẳng thấy ruột bánh đâu, chỉ thấy từ trong bay ra láu lỉnh một chú ruồi! Ngỡ ngàng vì bị mắc lừa, cậu bé mếu máo bật khóc trong khi cả nhà cười vang vì sự ngộ nghĩnh bất ngờ…

Hồi ức này được kể lại trong một truyện ngắn của Thạch Lam bởi một người đàn ông luống tuổi đã đi qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, từng nhiều phen xa nhà và lắm khi khao khát sống lại không khí ấm cúng gia đình. Dù thành đạt với cuộc sống đủ đầy, cậu bé ngày xưa bật khóc tức tưỡi ấy vẫn hối tiếc bầu không khí đầm ấm đông vui cả nhà sum vầy bên nhau. Và, mấy chục năm sau, như một chiêm nghiệm của kẻ đi tận cuối đất cùng trời, cậu bé ngày xưa ấy đúc kết như một lời tri ân gửi người bán hàng rong độc đáo lém lĩnh kia: Chỉ mất một xu thôi mà mua được trận cười cho cả nhà!

Chỉ tốn một xu mà mang về cho cả nhà niềm vui họp mặt, một xu để được thấy miệng cười móm mém của nội ngoại, được nghe giọng nồng nàn hào sảng của cha , tiếng cười nắc nẻ của chị của em, quả là rẻ chán! Cảm giác chưng hửng, uất ức của cậu bé đi liền kề với trận cười hồn nhiên của cả nhà , sự đánh đổi ấy quả đáng đồng tiền bát gạo. Chiếc` bánh bật cười quả là vô giá vì không phải lúc nào người ta cũng mua được dù chỉ tốn một xu.

Tiếc là người ta thường chỉ nhận ra điều ấy khi cảnh sum họp không còn.

Hình như bây giờ, thời đại công nghiệp, ít người nghĩ đến những chiếc bánh vô giá ấy và xã hội dường như ngày càng vắng bóng tiếng cười đông vui cả nhà. Bữa cơm gia đình thường thiếu trước hụt sau- không phải thiếu canh thiếu cá mà vắng anh thiếu chị, có ông bà lại vắng cháu con. Và dù đã ngồi đủ đầy rồi thì hình như mâm cơm vẫn thiếu thốn một thứ gì như tiếng cười hồn nhiên tỡ mỡ khi chú ruồi từ lòng bánh bay ra. Sự cảm thông chia sẻ trong từng thành viên đôi lúc bị xem thường, mải đuổi theo đủ mối quan hệ ngoài xã hội, chỗ dựa gia đình với nhiều người lắm lúc trở thành điều xa xỉ.

Chiếc bánh bật cười là loại quà không ăn được nhưng lại làm phong phú tâm hồn bằng nghĩa cử thương yêu và tình tự mái nhà. Thạch Lam gọi đó là thứ quà rong đặc biệt của tuổi thơ. Dù có bận rộn đến mấy với bao thứ lo toan trong cuộc sống bây giờ, hãy biết tìm cho mình những chiếc bánh bật cười và nâng niu chúng như báu vật.

Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Năm 3 29, 2012 8:06 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Huynh thi Tuyet Nhung đã viết :
Vào chợ Bà Hoa mua...giọng Quảng

Nguyễn Đình Xê

.............................................................................
À, thì ra vẫn là cái cốt Quảng Nam quê mình nó đã ăn sâu vào máu rồi, làm răng mà bỏ được !

Nguyễn Đình Xê







Hôm bữa về quê giỗ cha tôi. Trong bàn ăn đứa cháu gái 9 tuổi con ông anh đố :"" Đố cô Nhung nước mình tỉnh mô không có xe đạp ". " Xì ! nước mình nghèo sặc máu chỗ mô mà không có xe đạp ". "Chịu chưa ?" . " Chịu ". "Quảng Nam đó "." Quảng Nam nghèo còn hơn Đà Nẵng mình nữa, răng không có xe đạp được chớ?". " Quảng Nam không có xe đạp chỉ có xe độp thôi !"

Haha...đi mô mà nghe cái giọng quê mình là không lẩn mô được cả.


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
loantran
HS SaoMai


Ngày tham gia: 03 4 2011
Số bài: 130

Bài gửiGửi: CN 4 01, 2012 8:19 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tuyet Nhung oi, neu gap anh Xe cho Loan goi loi tham anh nghe, rat nhieu loi hoi tham va hua la se khong co nhung cau hoi...ngo ngan nhu hoi do nua Smile Cam on Tuyet Nhung nhieu.


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 4 09, 2012 8:09 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chị Bích Loan ơi ! Em có phone cho anh Xê - nhắn chị gởi lời thăm. Anh có hỏi em - hồi đó chị hỏi cái chi mà ...ngớ ngẩn
( hồi đó hai người nói chuyện với nhau- có em đó mô mà hỏi em hỉ ?!) . Anh mong có dịp gặp lại chị .


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
loantran
HS SaoMai


Ngày tham gia: 03 4 2011
Số bài: 130

Bài gửiGửi: Tư 4 11, 2012 3:53 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tuyet Nhung oi nho Tuyet Nhung nhan anh Xe gium minh la khi mo "khong duoc ba xa nho di cho Ba Hoa..." thi email cho minh nghe:) Cam on Tuyet Nhung nhieu.


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Tư 4 11, 2012 9:52 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chị Bích Loan ui ! Anh Xê đang " nghiên kíu" chợ ở Melbourne , Victoria , Australia. Chờ hỉ !
Hic ! Làm chim xanh kiểu ni dễ dính đạn của ...anh Ngạn quá !!!


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
loantran
HS SaoMai


Ngày tham gia: 03 4 2011
Số bài: 130

Bài gửiGửi: Sáu 4 13, 2012 7:53 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tuyet Nhung oi, chieu thu sau di lam ve doc tin nhan cua T.Nhung cuoi dau bung, bong dung het met...Nho hoc tro cu cua ong xa lam"chim xanh" thi dung la mot quyet dinh khong thong minh ti nao, chang khac gi"gay ong dap lung ong" vay. Anh Ngan co sung, co dan nhung giay phep bi thu hoi, khong cho phep thi khong duoc ban cho nen T.Nhung dung so Laughing
Hoi anh Xe gium minh khi mo toi Melbourne, neu can bon minh se di don. Cam on T.Nhung nhieu Smile


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
CaHat
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 09 6 2008
Số bài: 1970

Bài gửiGửi: Sáu 4 13, 2012 8:05 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Huynh thi Tuyet Nhung đã viết :
Chị Bích Loan ơi ! Em có phone cho anh Xê - nhắn chị gởi lời thăm. Anh có hỏi em - hồi đó chị hỏi cái chi mà ...ngớ ngẩn
( hồi đó hai người nói chuyện với nhau- có em đó mô mà hỏi em hỉ ?!) . Anh mong có dịp gặp lại chị .


Tuyết Nhung ơi,
Nhắn lại với anh Xê là..."hỏi chị KH nè!" Smile
Cho chị gởi lời thăm nhà báo Nguyễn Đình Xê nữa nha.(Chắc là anh ấy chỉ nhớ Bích Loan thôi.... Sad ) Laughing


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Sáu 4 13, 2012 6:27 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chị Khánh Hòa ơi,
Anh Xê có nhắc tới chị nhiều đó chớ. Anh nói hồi trước có ngồi đồng ở nhà chị và nghe chị đàn dương cầm.
Còn làm thơ nữa đó. Anh có đọc cho em nghe , nhưng vì thơ ni hổng phải làm cho em , nên em hổng nhớ.

Chị Bích Loan thương,
Nỡ lòng nào tước giấy phép của Thầy em vậy chị, cho Thầy em bắn tỉa cũng được vậy !?


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Ba Tháng 5 15, 2012 12:09 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin gởi đến các bạn chùm thơ của Nguyễn Đình Xê Trên Báo Đà Nẵng cuối tuần ngày 14.5.2012

Nguyễn Đình Xê, nguyên phóng viên Báo Đà Nẵng (trước đây là Báo QN-ĐN) hiện công tác tại Báo Người Lao Động. Anh làm thơ từ trước năm 1975, thời còn là học sinh Trường THPT Phan Châu Trinh - Đà Nẵng… Bao tất bật trong công việc của người làm báo bây giờ, phần nào khiến anh bớt mặn mà với thơ văn nhưng không thể xua tan những rung cảm đa chiều về cuộc sống. Ba bài thơ dưới đây - có bài mới sáng tác, có bài đã viết từ lâu - gói ghém phần nào cảm nhận của một hồn thơ dung dị.



Bài ca trăng

Đôi khi đời là một giấc mơ
Trong khuya sâu về bên cửa mở
Đôi khi đời là một câu thơ
Trên đường phố anh đi chợt nhớ.

Giấc mơ anh có em về đẹp
Em xanh xao quầng mắt hiền thơ
Mây ngào ngạt trăng xanh một kiếp
Vườn ai thơm, thơm đến không ngờ.

Câu thơ anh kề bên nỗi nhớ
Thương rất sâu và yêu rất xa
Câu thơ anh dịu dàng tự độ
Có mùa thu trăng sáng ơ hờ.

Mơ anh níu câu thơ anh viết
Chút tình xa mây núi tần ngần
Còn buổi ấy dại màu trăng khuyết
Thoáng em về hương tóc phân vân…


Trước cửa nhà em

Trước cửa nhà em sáng nay
Khóm hoa âm thầm nở sớm
Nắng mai hồng nghiêng đầu cổng
Ngập ngừng tôi đến ô hay.

Tôi đến lời run bay gió
Em vui nửa miệng bật cười
Sáng trưng mặt trời trên lá
Rạng ngời ơi trái tim tôi.

Tôi đến nói gì với lá
Lòng thanh nửa gói muộn phiền
Ngày thiêng đừng khua động gió
Lặng yên môi nhé lặng yên.

Trước cửa nhà em đêm nay
Trăng hiền soi êm cành nhớ
Trăng ơi sao trăng xa quá
Người tôi thương nhớ nay đâu?



Thế giới trong lòng xe ba gác

Lưng áo sờn vằn vện mồ hôi
Anh chở nỗi niềm đi rao bán
Chở nỗi đau thất tình quanh xóm
Bóng tương tư xào xạc ngõ làng

Hồn nhiên vô tư như tuổi nhỏ
Vòng xe lăn về cõi vô thường
Cô ca sĩ nhảy điệu gì nóng thế
Trời mùa thu con cá sảy ao làng

Chàng ngọc sơn mài giọng giữa trưa hè
Lũ trẻ lưng trần vin nhau cười ngất
Có ông lão nhíu mày nhăn mặt
Tổ cha bay ghen với chả hờn

Nàng bạch yến nhớ mùa thu xa lắc
Một giọt thương một giọt nhớ đoạn trường
Mây cổ lũy chở gió trời viễn xứ
Mẹ xa nhà quạt tóc ngóng quê hương

Cả thế giới trong lòng xe ba gác
Những buồn vui sầu khổ cứ lăn vòng
Mộng tưởng nhớ nhung chán chường khao khát
Oằn lưng anh vỡ muối giọt mồ hôi

Không mozart không christophe xa vời
Khúc hát anh rao nắng chiều quán chợ
Xóm lao động trẻ con ùa theo phá
Chị bán hàng xếp vội mớ rau ôi

Dòng kênh thối khuya về trăng mắc cạn
Bóng dừa lay dáng chuột rúc quanh hè
Trong góc xó chiếc xe hàng phủ phục
Cả nhân gian trong mớ đĩa lạnh lùng

Bạch yến bây giờ nằm với ngọc sơn
Cây đàn bỏ quên chỏng chơ bên phố vắng
Chàng lãng tử giờ vắt chân chữ ngũ
Nhớ nhung chi mà nước mắt lăn tròn.

NGUYỄN ĐÌNH XÊ




Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Ba Tháng 5 15, 2012 12:56 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cám ơn TN post thêm bài của anh Nguyễn Đình Xê, sau 1 ngày bận rộn, đọc những dòng thơ của anh thấy vui và khỏe người liền.

Thân,




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Honey
HS SaoMai


Ngày tham gia: 13 2 2010
Số bài: 57

Bài gửiGửi: Ba Tháng 5 15, 2012 6:31 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tôi đến lời run bay gió
Em vui nửa miệng bật cười
Sáng trưng mặt trời trên lá
Rạng ngời ơi trái tim tôi.

Tứ thơ ni dễ thương quá !

Cám ơn TN đã đăng thơ của Anh Nguyễn Đình Xê.
Xin cám ơn nhà thơ đã cho đọc những bài thơ hay, mong được đọc thêm những bài thơ khác của anh .


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Tulip
HS SaoMai


Ngày tham gia: 17 8 2008
Số bài: 1925

Bài gửiGửi: Ba Tháng 5 15, 2012 8:38 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Honey ơi ! Mình cũng thích bốn câu ni , nghe rất dể thương , rất nhẹ nhàng kèm một chút xúc động đến nổi lời bay theo gió ..Nguyễn đình Xê viết rất đúng tâm trạng của người đang yêu ... Laughing Laughing Laughing Cám ơn Nhà Thơ hỉ...


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Ba Tháng 5 15, 2012 9:40 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Còn TN thì thấy anh... sợ chớ không phải xúc động.
Tôi đến lời run bay gió. Haha ... đúng không nhà thơ !?
Thơ rất hay . Cám ơn Anh.


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Năm Tháng 5 17, 2012 6:53 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chở báo qua sông

Báo Đà Nẵng : Thứ Bảy, 27/03/2010

LTS: Anh Nguyễn Đình Xê, hiện công tác tại Báo Người Lao Động TP. Hồ Chí Minh, là một trong số hiếm hoi các phóng viên trẻ khởi nghiệp từ Báo Quảng Nam-Đà Nẵng (lúc ấy có tên là Báo Giải Phóng Quảng Đà) sau ngày giải phóng Đà Nẵng 29-3-1975. Hồi ức về bài báo đầu tiên của anh phảng phất những buồn vui thời chập chững vào nghề của một thanh niên thành thị miền Nam và bàng bạc không gian heo hút, hoang sơ của dải đất quận Ba cũ những ngày đầu giải phóng.


Một góc Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang hiện nay.
“Nhiều mặt hàng mới của tổ hợp sản xuất nước mắm Hải Sơn” là tựa đề bài viết của tôi lần đầu tiên được đăng trên báo Quảng Nam-Đà Nẵng. Tôi nhớ đó là khoảng tháng 6 -1975, hơn 3 tháng sau ngày thành phố Đà Nẵng giải phóng.

Khỏi phải nói ngày đó tôi vui như thế nào khi lần đầu tiên nhìn thấy bút danh của mình dưới bài báo chạy 4 cột ở trang 3 của tờ báo mà suốt mấy tháng ròng mình gắn bó với nó trong tư cách một phóng viên trẻ mới vào nghề. Cái tựa của bài báo có vẻ hơi thô nhưng có hề gì, tôi chẳng phàn nàn hay buồn bực một chút nào. Trước đó, tôi có một đêm khó ngủ vì rạo rực khi nhìn thấy bài báo của mình được dàn trang trong bản vẽ maquette ở phòng Tòa soạn. Thời đó, để được lên khuôn, một bài báo phải đi qua nhiều công đoạn rất gian truân. Nhà in lúc ấy nằm trên đường Yên Bái nối dài, cách tòa soạn khoảng 500 mét và tôi nhớ mình đã thấy đoạn đường từ nhà in đến tòa soạn chiều ấy mới đẹp làm sao khi anh phó thư ký tòa soạn đạp chiếc xe cọc cạch mang bản vẽ maquette cùng toàn bộ bài vở của số báo đến giao cho nhà in.

Chừng như cả thế giới chữ nghĩa đang nằm trong tay khi lần đầu bài viết to tướng của mình chiếm hoành tráng cả hơn một phần tư trang báo! Tôi hình dung bài báo của mình đang được bạn đọc khắp nơi chăm chú nghiền ngẫm mà mở cờ trong bụng. Những thằng bạn cùng lớp, những cô gái cùng xóm, tất cả dường như cũng đang say sưa dán mắt vào trang báo có bài của tôi! Hình dung kiểu gì tôi cũng nhận ra một cảm giác ngọt ngào mê đắm. Ôi cái bài báo đầu tiên, nó làm ta ngây ngất! Sau này, khi trưởng thành và bắt đầu nếm trải đủ thứ ngọt bùi cay đắng nghiệp dĩ, nhớ lại cảm giác ngày đầu có bài được in báo, tôi hiểu đó không phải là sự háo danh xốc nổi mà chính là nỗi khao khát được khẳng định và được công nhận mà bất cứ chàng trai cô gái nào chập chững vào đời cũng thường trải qua.

Khao khát ấy của tôi có lẽ một phần đến từ suy nghĩ nghề báo là một nghề vinh quang tiếp cận với những giá trị thuộc về tri thức và tài năng, phần khác từ những gian khó, kỳ công qua tác nghiệp của các nhà báo lớp trước (tất cả họ đều vừa từ chiến trường lửa đạn bước ra), đặc biệt qua việc chứng kiến hành trình trầy vi tróc vảy của một mẩu tin, một bài báo từ lúc còn nằm trong sổ tay người viết đến lúc xuất hiện trên trang báo. Trước bài báo đầu tiên này, tôi đã có dăm tin ngắn, vài mẩu chuyện người tốt việc tốt được đăng. Trong suy nghĩ của tôi lúc ấy, chúng chưa đủ sức chứng minh năng lực của mình như một bài báo dài cả ngàn từ, có kèm ảnh minh họa, được ấp ủ từ những chuyến đi cơ sở khá công phu, tiếp xúc, gặp gỡ đủ người , đặc biệt là phải thức liền mấy đêm với cơ man nào là bản thảo viết đi viết lại vô số lần. Tôi đặc biệt thích thú vì mình vẫn giữ được văn phong riêng dù đó là bài viết về… nước mắm và con đường phục hồi việc chế biến nước mắm của một địa phương nhỏ ở phường Thọ Quang có truyền thống đánh bắt, chế biến hải sản.

Chính một người bạn cùng lớp thời phổ thông trung học đã xác nhận điều này. Trong chuyến từ TP. Hồ Chí Minh về quê ăn Tết sau đó mấy tháng, Việt, tên người bạn, đã đọc thấy bài báo của tôi khi vào phòng đọc báo ở góc ngã tư Hùng Vương - Yên Bái. Nhìn thấy tên tôi dưới bài báo, hắn ta đã đọc với tất cả ngạc nhiên, tò mò. “Đúng là lối hành văn của bạn mình rồi”, Việt nghĩ thế nhưng anh chàng vẫn bán tín bán nghi vì nghĩ rằng dễ gì một người vừa đỗ tú tài ở đô thị miền Nam, đang học giữa chừng năm thứ nhất đại học như tôi lại có thể làm việc ở một tòa báo cách mạng. Trước lúc trở lại TP. Hồ Chí Minh, Việt đã tìm đến tôi chỉ để hỏi cho ra lẽ. À, thì ra người bạn cùng lớp phổ thông đã nhận ra “bóng dáng” của tôi qua đoạn kết của bài viết mà hắn bảo không thể lẫn vào đâu được hơi hướng những bài luận của tôi thời lớp đệ ngũ, đệ tứ (lớp 8, lớp 9 bây giờ). Trong nỗi cảm động đến chảy nước mắt, tôi đã nghe Việt đọc vanh vách đoạn kết bài báo đầu tiên của mình: “Ngoài kia, biển Nam Thọ xanh ngắt mây trời, sóng đập vào bờ trắng xóa, những chiếc tàu đánh cá đang về bến…”.

Trong đời làm báo của mình, tôi đã viết cả ngàn bài báo nhưng bài báo đầu tiên ấy thì làm sao mà quên được. Không đơn thuần in đậm dấu ấn chập chững vào nghề, bài báo đầu tiên của tôi còn gói ghém nhiều xúc cảm thời trai trẻ sôi động, hăng hái với không ít ngây ngô vụng dại cùng đủ chuyện buồn vui.

Đà Nẵng bây giờ không còn chuyến phà ì oạp sớm chiều lại qua hai bờ sông Hàn nhưng tôi làm sao quên được hình ảnh anh chàng phóng viên chưa qua trường lớp, chỉ vào nghề bằng niềm hăng say vừa làm vừa học ngày ấy là tôi sớm sớm chiều chiều gò lưng trên xe đạp với chồng báo nặng trĩu sau yên xe đến từng con phố heo hút dưới chân núi Sơn Trà, dọc những xóm chài đầy cát nóng vùng biển Phước Mỹ, An Hải Đông hay những mái tranh mộc mạc ở tận Đa Mặn, Non Nước.

Thời đó, với nhiệm vụ thường trú khu vực quận Ba, chàng phóng viên trẻ ấy cùng lúc làm hai phần việc là vừa xuống các xóm phố phản ánh thông tin về đổi thay của phố phường sau ngày giải phóng vừa trực tiếp mang báo đến tận các hộ gia đình phát không cho bà con. Muốn làm tốt phần việc của mình, anh ta phải nhờ bàn tay góp sức của các cán bộ văn hóa-thông tin phường, khối phố. Và nhắc đến điều này, tôi bỗng nhớ đến anh Linh, phụ trách thông tin khối phố Thọ Vinh dưới chân núi Sơn Trà và chú Ba, chủ quán cà-phê ở khu vực này. Họ là những người đọc đầu tiên cầm trên tay tờ báo còn thơm mùi mực in, đồng thời là những cộng tác viên đắc lực mang báo đến tận tay các hộ gia đình. Bằng nỗi háo hức đợi chờ từng trang báo vừa ra lò, chính họ đã thổi vào trái tim hồn nhiên của tôi niềm say mê nghiệp dĩ, lắm lúc giúp tôi xua tan bao nhọc nhằn khi oằn lưng đạp xe trong nắng rát mùa hè hay mưa lạnh mùa đông qua đoạn đường thăm thẳm từ bến phà An Hải đến những xóm làng dưới chân Sơn Trà hay bên kia Ngũ Hành Sơn.

Những xóm nghèo đơn sơ mộc mạc ấy bây giờ không còn nữa. Gương mặt mới của đô thị Đà Nẵng đã xóa hẳn vết tích cơ hàn hoang sơ của cả khu vực ngày xưa. 35 năm rồi còn gì! Những nhân vật từng được nêu trong bài viết đầu tiên của tôi ở tổ hợp tác nước mắm Hải Sơn thời ấy hẳn nhiều người đã đi xa. Anh Linh, chú Ba cà-phê chẳng biết mất còn… Nhưng tôi không khỏi nghe lòng mình xao xuyến mỗi lần nhắc đến họ, vẫn thấy như là mới hôm qua hôm kia đây thôi, cái dáng anh Linh mau mắn đỡ lấy chồng báo vừa khi xe đạp của tôi trờ tới trong lúc chú Ba cùng mấy bạn già của chú thì lau vội cặp kính trắng để hăm hở dán mắt vào từng trang báo mới ra lò…

Nguyễn Đình Xê



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Vườn Thơ Sưu Tầm Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Trang kế
Trang 2 trong tổng số 10 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI