Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Bánh Chưng ngày tết-nét văn hóa cổ truyền dân t

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Sổ Tay Nội Trợ & Hoa Quả Bánh Trái
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Bảy 1 14, 2012 8:33 am    Tiêu đề: Bánh Chưng ngày tết-nét văn hóa cổ truyền dân t Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Bánh Chưng ngày tết-nét văn hóa cổ truyền dân tộc

" Lạt điều gói bánh Chưng xanh

Cho Mai lấy Trúc cho Anh lấy Nàng "
.







Văn hóa dân gian Việt Nam gắn liền với hình ảnh những làng quê , với tinh thần dân tộc biểu tượng là cây Tre . Hình ảnh những cô gái , những tà áo dài và chiếc nón bài thơ ... Gắn với cái Tết cổ truyền của dân tộc và hình ảnh những chiếc bánh Chưng trong ngày đầu xuân của năm mới .

Bánh Chưng xuất hiện từ thời vua Hùng & ông tổ đầu tiên làm ra những chiếc bánh Chưng từ những hạt gạo thảo thơm là " anh chàng Lang Liêu " . Trải qua hàng nghìn năm lịch sử thăng trầm của đất nước cho đến ngày nay bánh Chưng vãn tồn tại & là giá trị văn hóa tinh túy trong tâm hồn mọi người dân Việt Nam .

Tết ở Việt Nam , đặc biệt là ở miền Bắc thì không bao giờ có thể thiếu bánh Chưng được . Nói về bánh Chưng nhiều người và bạn bè của tôi ít ăn lắm , ngày Tết sợ ... Nhiều người không ăn miếng nào , nhưng hầu như trong gia đình nào cũng có một vài cặp để cúng tổ tiên ông bà .

Sau đây là hướng dẫn , bạn nào muốn tự tay làm mà chưa gói bánh bao giờ thì tìm hiểu và làm theo hướng dẫn nhé !

Nguyên liệu



Lá dong tươi: chọn lá dong rừng to đều nhau, ít bị rách
•Lạt dang
•Gạo nếp: gạo nếp thu hoạch vụ mùa; gạo thu hoạch vụ này hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. (Nhiều người cứ muốn kiêu sa để tỏ ra am hiểu nên đưa ra yêu cầu chọn nếp cái hoa vàng, thực ra không đến lỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng)
•Đỗ xanh: chọn loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... sẽ thơm và bở hơn) sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi..., phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ... bằng sành là tốt nhất
•Thịt lợn: chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Chọn thịt ba chỉ (ba dọi)
•Hành củ tươi
•Hạt tiêu
•Muối

Chuẩn bị



•Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng lá, để ráo nước
•Gạo nếp: gạo nhặt loại bỏ hoàn toàn gạo khác lẫn vào, vo thật sạch đến khi nước vo gạo thật trong, ngâm ngập trong nước cùng 0.3% muối, thời gian: 12-14 giờ, vớt ra để ráo
•Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, mang ra đãi bỏ hết vở, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn, chia ra theo khẩu phần từng bánh mỗi bánh 2 phần rồi nắm thật chặt nhỏ nắm cơm nhỏ
•Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, hành trong 1 giờ
•Hành củ: bóc vỏ, thái lát mỏng
•Hạt tiêu: rang thơm, tán nhỏ

Cách làm


•Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập,
•Lá dong rải lên trên lạt,
•Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau,
•Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu,
•Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
•Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo,
•Thịt lợn, lấy 2 miếng rải đều vào giữa bánh,
•Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt,
•Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng
•Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông,
•Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
•Dùng lật buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.
•2 bánh chưng lại buộc úp vào nhau thành một cặp
•Luộc: Lấy xoong to dầy dung tích > 100 lít, rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín dáy, xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong, đổ ngập nước, đậy vung hầm trong 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước sôi để đảm bảo nước luôn ngập bánh.
•Ép bánh: sau khi luộc (hầm) xong, vớt bánh ra để ráo, xếp bánh thành nhiều lớp dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho chắc và phẳng đều trong 6 giờ.



Những bước chân cuối cùng sau một ngày leo rừng, vượt suối ...


Sưu tầm



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Sổ Tay Nội Trợ & Hoa Quả Bánh Trái Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI