Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Tục lệ đưa ông Táo về trời

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Biên Khảo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Sáu 1 13, 2012 8:06 pm    Tiêu đề: Tục lệ đưa ông Táo về trời Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Tục lệ đưa ông Táo về trời




Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)

Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Vào ngày này, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời). Táo quân cũng còn gọi là Táo công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.

Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau. Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: CN 1 15, 2012 7:32 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Hôm nay đã 23 tháng Chạp, chỉ còn mấy ngày nữa thôi là hết một năm. Ngẩm lại cả năm qua chẳng làm được gi.
Sáng đi thể dục , ghé mua hoa quả bánh trái tiễn đưa Táo Công về trời.
Chỉ xin ơn trên cho năm Nhâm Thìn gia đình con bớt khổ.




Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: CN 1 15, 2012 8:55 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Tuyết Nhung ơi
Cám ơn Nhung hỉ, ở đây chả biết Xuân tới hay là chưa tới hoặc là đã tới chưa cũng chẳng biết nữa. Nhờ cô nàng rồi đó!

Chắc chổ PTH ở cũng giống đây thôi, nếu đi chợ VN mới biết! Chán thiệt!


Hihi...




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
PTH
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 12 6 2008
Số bài: 3606

Bài gửiGửi: Hai 1 16, 2012 4:53 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đúng đó O MM ơi...ở đây một ngày cũng như mọi ngày, chẵng biết là ngày
Tết sắp đến , khi mô đi ra vùng Paris 13 thì họa may mới biết Xuân về....Buồn.....

Đọc bài tục lệ đưa ông Táo về trời, H đả biết thêm về phong tục tập quán
của quê hương mình, hồi nhỏ thấy mạ H cúng H chỉ biết vậy thôi không
hiểu nhiều, bi chừ mới biết rỏ đó.

Merci O TN hỉ



_________________
_____________________________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 1 16, 2012 5:02 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Thôi thì O với M cùng đưa Táo Công về trời hỉ!







_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Biên Khảo Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI