Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Lớp Học Đầu Tiên
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thơ Văn Trần Hoan Trinh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:01 pm    Tiêu đề: Lớp Học Đầu Tiên Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này








_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:04 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Đi cùng chuyến tàu này có 4 người bạn của tôi: Trương Vinh, Nguyễn như Thọ, Thái doãn Ngà, Phan xuân Hường. Chúng tôi cùng từ Huế vào Sài gòn trọ học, chơi thân với nhau. Thuở ấy, đậu xong Tú Tài 2, muốn học lên tiếp nữa thì phải vào tận Sài gòn thôi. Các trường Đại học Huế, Đà lạt thì mãi đến năm1958, 1959 mới được thành lập. Chúng tôi vừa nhận Sự Vụ Lệnh bổ nhiệm sáng hôm qua, hẹn nhau cùng đêm nay đi nhận việc. Hồi sáng, chúng tôi rũ nhau đi làm một chầu, gọi là để vĩnh biệt Sài gòn, ở quán Ba Râu, Bình Điền, Chợ Lớn. Ăn chạo tôm nướng mía, ngọt xót xa đầu lữơi. Uống rượu nếp than cho đỡ tốn tiền, đứa nào cũng thấy chếnh choáng. Vinh về dạy tại trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, Thọ trường Trần Quốc Tuấn, Quãng Ngãi, Ngà trường Quốc Học Huế, Hường: trường Võ Tánh Nha Trang, còn tôi: Phan châu Trinh, Đà Nẵng. Năm chúng tôi ngồi chung một toa có couchette để cùng “đi xuống cuộc đời “, như chúng tôi vẫn đùa bảo nhau như vậy. Tàu càng đi về phía Bắc, trời càng đổ mưa to gió lớn. Nghe nói miền Trung đang có bão. Tàu chạy ỳ à ỳ ục, bánh nghiến vào đường sắt kêu ken két. Tôi nhắm mắt lại, nhưng chẳng ngủ được tí nào. Bao nhiêu mộng tưởng, bao nhiêu mơ ước tôi hằng ấp ủ trở về bao vây lấy tôi. Một chân trời mới. Một cuộc đời mới. Một thành phố mới. Hồn tôi ngây ngất đắm say.



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:06 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Trời mới hửng sáng, tôi đã vùng dậy khỏi giường tàu chật hẹp, đến đứng bên cửa sổ. Người tôi hầm hập nóng, đầu nhức như búa bổ. Chắc vì hồi đêm tôi đã ra đứng nhiều lần bên cửa tàu, ngắm những hàng cây vùn vụt chạy lui như ma quái trong đêm tối, thả hồn mình mơ mộng, mặc cho gió thổi bên người phần phật. Mưa mỗi lúc mỗi to. Gió thổi mưa tạt vào thân tàu lốp đốp. Hai bên đường những ruộng nước mênh mông. Những chiếc cầu bóng trơn lấp loáng trong mưa, vắt ngang những con sông nước tràn lên mấp mé con đường tàu qua. Tháp Chàm. Nha Trang. Tuy Hòa. Qui Nhơn. Những nhà ga vắng vẻ ướt sũng trong mưa, đèn mờ vàng vọt. Những đồi. Những núi. Xa xa biển trắng xóa. Nhiều lúc tàu lượn lờ quanh những triền núi uốn khúc, tôi vói nhìn phía dưới:biển mênh mông sóng vỗ dạt dào. Sóng xô trắng xóa vào những tảng đá nằm rải rác dọc theo chân núi. Những tảng đá nằm ở đó như đã tự nghìn năm. Những bãi cát hoang vu bao la dưới mưa. Những mái nhà lẻ loi, xơ xác. Tiếng tàu chạy cứ thình thịch thình thịch. Tiếng phanh tàu rít lên mỗi khi qua những khúc cong, tiếng động đang ầm ĩ bỗng nhiên nín bặt mỗi khi tàu chạy ra khỏi hầm. Tôi nghĩ quê hương đất nước mình đẹp làm sao, thơ mộng làm sao và cũng nghèo làm sao! Thấy tâm hồn mình như mênh mông, như bay bỗng. Và buồn lây lất. Thóang nhiều lúc nhớ về Sài gòn, nơi mình vừa bỏ đi. Nhớ căn gác trọ chật chội ở khu Bàn Cờ. , những ngày mưa tiếng mưa dội ầm ầm trên mái tôn, những ngày nắng nóng hầm hập. Nhớ những chiều lang thang bát phố không mục đích. Đường Lê Lợi, Tự Do, Bạch Đằng, Nguyễn Huệ …. Nhớ quán cà-phê vỉa hè nhà hàng Thanh Thế những chiều thứ bảy, chúa nhật. Những buổi trưa mua một ổ bánh mì kẹp thịt, tìm vào một rạp chiếu bóng thường trực ngồi vừa gặm ăn vừa xem phim. Ăn xong ngã lưng ngủ luôn tại đó. Bên tai văng vẳng tiếng hát lời ca. Những điệu valse nhẹ nhàng. Những điệu tango run rẫy. Những điệu slow thổn thức thiết tha. Những lời tình tự thỏ thẻ khi hiểu khi không. Tỉnh dậy lại xem phim tiếp, cho đến cuối chiều mới ra về. Lại lang thang những hè phố cô đơn, hòang hôn về trên đường đi và trong hồn mình. Những ý thơ dạt daò. Một hồn thơ lai láng. Thấy lòng mình như bướm đang bay, như chim đang lượn. Thấy mình như đang có tất cả và cũng thấy mình như không có gì cả. Nhẹ tênh. Trống trãi. Bây giờ, trên con tàu đang xa dần về phía bắc, tôi nhớ nhiều, nhớ lắm. Buột miệng gọi thầm: Sai Gòn ơi! Sài Gòn ơi! Bây giờ có ai nhớ ta không? Thấy lòng mình tự dưng buồn chi lạ.




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:08 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này








_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:10 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Tàu chạy đến Quãng Ngãi thì không thể đi tiếp được. Nhiều đọan đường sắt đã chìm trong nước. Nhà ga loan báo hành khách hãy nghỉ ngơi tại chỗ, khi nào nước rút xuống, đi được, sẽ thông báo sau. Mưa mỗi lúc mỗi to. Mưa xối xả. Mưa triền miên. Ai cũng bảo tình trạng này thì nhiều khi 2, 3 ngày mới chạy tàu lại được. Vinh kéo tôi xuống tàu và rũ đi tiếp bằng xe hơi. Thọ trước đây dự định về thăm nhà ở Hội An rồi mới trở lại Quãng Ngãi trình diện nhận việc, bây giờ nhân tiện ở lại trình diện luôn, xong sẽ về thăm nhà sau. Hường đã xuống từ ga Nha Trang, Ngà đã xuống từ ga Diêu Trì, vào Qui nhơn thăm người quen. Vinh luôn luôn tháo vác và đảm đang như vậy. Nếu chỉ có mình tôi thôi thì chắc tôi ngồi ngủ mãi trên tàu, đợi khi nào tàu đi thì đi, không thì cứ chờ. Tính tôi ít lo toan lắm. Ra khỏi cổng ga đã có nhiều xe hàng đậu chờ ở đó. Hai đứa tôi được kéo lên một chiếc xe đầy ứ khách và hàng hóa. Tôi bị đẩy vào ngồi trong góc tận cùng của xe, chật cứng như nêm. Xe chạy trong tiếng mưa xối xã. Tôi chẳng nhìn thấy được gì. Các tấm bạt dày che quanh xe kín mít. Tôi như ngồi trong một quả banh đang trượt tối bưng. Chỉ nghe tiếng mưa rơi lộp bộp và loáng thóang tiếng người phụ xe. Trà Khúc ai xuống không? Chợ Đức Phổ ai xuống không? Tam kỳ, Thăng Bình, cầu Bà rén. Rồi Điện bàn. Rồi ngã ba Huế. Bà già cạnh tôi bảo đứa cháu nhỏ ngồi dưới chân sửa soạn hàng hóa, sắp đến bến xe Đà Nẵng rồi.




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:11 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này







_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:11 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Mưa tạnh từ lúc nào không biết. Bến xe Đà Nẵng vắng hoe. Lơ thơ lác đác mấy quán ăn bán khuya, đèn mờ leo lét. Tôi đặt bước chân đầu tiên của mình xuống thành phố cảng này, nơi sau này tôi đã để trọn một đời. Bỡ ngỡ. Ngập ngừng. Thích thú. Ngồi trên xe, Vinh đã nói chuyện và làm quen với một người khách trẻ. Lễ. Biết được tôi về dạy tại trường Phan châu Trinh, Lễ rất mừng: anh vốn là một học sinh cũ của trường và hiện giờ có một người em gái đang học tại đó. Lễ rủ tôi và Vinh về trọ tạm tại nhà anh, đi thuê phòng trọ làm chi. Nhìn vẻ tha thiết và sốt sắng của anh, chúng tôi nhận lời liền. Với lại đã gần 10 giờ đêm, chúng tôi đã đói lã cả người, cần một chỗ để hành trang tin cậy, tắm rữa và ăn chút gì. Nhà Lễ là một nhà mặt tiền đường Độc Lập, trung tâm thành phố, bên cạnh chợ Hàn. Trứớc khi xách va li bước vào nhà trước vẻ vồn vả của ba mẹ và em Lễ, tôi ngước nhìn tấm bảng hiệu treo trên cao: Đồng Thạnh, Tailleur. Tôi và Vinh được Lễ kéo thẳng lên căn gác nhỏ, chỗ ngủ của Lễ.

Tắm rữa xong chúng tôi kéo bộ trên đường Độc Lập, đến ăn mì xào ở tiệm Lâm Ký Mì Gia, một nhà hàng nỗi tiếng của Đà Nẵng. Chủ tiệm là một người Tàu già, bặt thiệp, vui tính. Sau này, thời gian còn độc thân, tôi hay đến ăn cơm tháng ở đó. Tôi vẫn còn nhớ kỹ mùi vị Tàu, cay cay, chua chua của những món ăn.





_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:14 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Ra khỏi tiệm tôi thấy tâm hồn thơi thới lạ. Hình như trong tôi đang thay đổi, đang thăng hoa. Phố xá về khuya vắng tanh. Những hàng quán đều đã đóng cửa. Không khí thanh bình và trong vắt. Tôi bảo Vinh và Lễ về nhà trước, tôi rẽ ra phía bờ sông gần đó. Cơn sốt ban mai hình như đã dịu hẳn, nói đúng hơn là tan biến hẳn. Tôi như người đang đi trong mơ, giấc mơ của tuổi thanh xuân, giấc mơ tôi hằng thấy trong các đêm trằn trọc của mình. Tôi thả bộ chầm chậm dọc bờ sông. Tôi đâu biết bờ sông này sau sẽ là một hình ảnh thân thương, tha thiết nhất, sẽ theo bám tôi suốt một đời 50 năm tại đất Quảng này. Đêm đó, bờ sông Hàn vắng ngắt. Gió lộng. Con nước chảy cuồn cuộn từ thượng nguồn đổ về để ra biển. Cơn lũ mấy ngày qua vẫn đang diễn biến. Con sông Thu Bồn tôi nghe ca ngợi nhiều lần trên báo, trên thơ. Tự nhiên tôi nhớ con sông Hương của mình chi lạ. Mai tôi sẽ về. Mai tôi sẽ về! Huế ơi! Tôi rời bờ sông vì thấy se lạnh. Những chiếc lá rơi trên mặt đường theo bước chân đi của tôi ru tôi vào giấc ngủ đêm ấy, đêm ngủ đầu tiên ở Đà nẵng. Giấc ngũ đầu tiên của một đời làm thầy. Trong mơ, hình như có tiếng chim hót đâu đó, trên cao, líu lo, thánh thót ….




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:58 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Tôi tỉnh dậy trời đã sáng hẳn. Nhìn ra cửa sổ của căn gác, tôi thấy có đôi vành khuyên vàng đang nhảy tíu tít bên trong một lồng son nhỏ, treo lơ lửng trên một cành cây đào vắt ngang hiên. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao trong giấc ngủ của mình lại mơ hồ có tiếng chim. Vinh đang sửa sọan hành lý để ra xe, tiếp tục hành trình về Huế, về Quảng Trị. Tôi đưa Vinh ra bến xe rồi đi đến trường Phan Châu Trinh trình diện. Lễ tình nguyện làm người hướng dẫn. Anh cũng muốn thăm lại trường, thăm lại thầy cô cũ của mình. Anh thuộc lứa học sinh học Đệ Thất đầu tiên, 1952-1953, thuở trường chỉ có một lớp, học ké tại trường Nữ Tiểu học ĐN. Thành phố Đà nẵng lúc đó còn rất nhỏ, chỉ có vài con đường được trải nhựa: Quang Trung, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Thống nhất, Độc lập, Bạch Đằng và vài đường nữa quanh quẩn ở phố. Các con đường khác như: Hoàng Diệu, Ông Ích Khiêm, Đống Đa, Lê đình Dương, Trưng nữ Vương, …. còn là những con đường đất đá gồ ghề. Bãi biển Thanh Bình đâu đã có nhà cửa gì, chỉ là một khu rừng dương liễu um tùm, là nơi hẹn hò mỗi đêm cho những đôi trai gái cần một chốn yên tỉnh để tâm sự. Trường PCT các năm học trước mới chỉ có đến lớp Đệ Tứ ( lớp 9). Học xong Đệ tứ, đậu xong bằng Trung học Đệ nhất cấp, muốn học lên nữa, học sinh phải khăn gói ra Huế, hoặc vào Nha Trang, Sài gòn. Năm tôi đến, niên khoá 1958-1959, trường mới được phép mở Đệ nhị cấp ( cấp 3 ). Ba lớp: 1 Đệ tam A, 1 Đệ tam B, 1 đệ tam C ( lớp 10 ABC). Tôi được phân công giảng dạy tại cả 3 lớp đó, vừa Toán, vừa Lý, vừa Hoá. Đây là 3 lớp dạy đầu đời của tôi. Học sinh ngoan, hiền, chăm chỉ và học rất giỏi. Ba lớp dạy này đã đem đến cho tôi niềm tin yêu thầy trò, niềm thiết tha gắn bó với sân trường cửa lớp, đã giúp tôi quên đi những nhọc nhằn, bất công trong nghề nghiệp, đã giúp tôi mãi mãi yêu nghề sau này. Tôi được trường giao làm Giáo sư Hướng Dẫn lớp Đệ Tam B ( Khoa học Toán), lớp lớn nhất, lớp đầu đàn của trường. Năm học sau, (1959-1960), tôi tiếp tục là Giáo sư dạy Toán và Chủ Nhiệm của lớp ấy.




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 9:59 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này








_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 10:00 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Cơ ngơi trường PCT lúc đó còn rất nhỏ, gồm 8 phòng vừa làm phòng học vừa làm văn phòng, mặt tiền nhìn ra đường Lê Lợi. Khuôn viên trường rộng bao la, trãi dài từ đường Thống Nhất đến cạnh hông trường Tư thục Phan thanh Giản. Sân trường còn đổ cát, chỗ cao, chỗ thấp, bao quanh bằng một hàng kẽm gai quân đội thấp lè tè, đứng bên ngoài nhìn được hết mọi sinh hoạt bên trong. Cây cối lèo tèo, bé khẳng khiu, phất phơ, ẻo lả trước gió. Hè vừa rồi, 8 phòng học gồm 4 trệt 4 lầu được hoàn thành thêm, đứng vuông góc với dãy nhà cũ, lưng quay về phía đường Thống nhất. Hai cơ ngơi, cũ và mới, lúc đó còn rời nhau, chưa nối kết vào nhau như bây giờ.

Ba lớp đệ nhị cấp đầu tiên được ưu tiên bố trí vào học tại 3 phòng trên lầu của dãy nhà mới, theo thứ tự Đệ tam A, Đệ tam B, rồi Đệ tam C. Vào lớp dạy, còn nghe thơm mùi vôi mới, mùi gạch ngói mới, mùi bàn ghế mới.

Lớp Đệ Tam A ( khoa học thực nghiệm) ba phần tư là nữ sinh, hiền lành, e thẹn, nhút nhát. Trong giờ học không nghe một tiếng động, một lời chuyện vãn. Đứng trên bảng nhìn xuống chỉ thấy những đôi mắt đen lay láy, những nụ cười bâng quơ, những mái tóc loã xoã. Tôi còn nhớ: Tôn nữ Ngọc Sương, Khưu thị Diệu Hồng, Đặng nguyệt Thi, Trịnh thị Diệu Tân, Ngọc Diệp, Hồng Nhạn, An thục Đức, Huyền Nhạn, Hồ thị Duyên, Nguyễn thị Tây, Kim Anh, Dạ Lan, Quỳnh Diên, Phan thị Nhung, Trần thị Cúc, Hoàng thế Sum, Vương ngọc Long, Nguyễn Diêu, Hồ Hàng, Nguyễn Toàn, Nguyễn lương Bảng, Huỳnh bá An, Trần trí Dũng, Nguyễn văn Nam, Trương văn Tình, Nguyễn hửu Long, ……….





_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 10:01 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Lớp Đệ tam C ( Văn Chương), nơi quy tụ rất nhiều nhà văn nhà thơ sau này, bước vào lớp là cảm nhận ngay được không khí nghệ sĩ tài hoa. Lớp này tôi chỉ dạy mỗi tuần 2 giờ, 1 giờ Toán, 1 giờ Lý Hoá. Tôi còn nhớ: Lê thị Thạch Trúc, Thái thị Diệu Minh, Lê thị Kim Phước, Võ thị Cúc Hương, Lệ Dung, Thái thị Hòai, Nguyễn thị Kim Như, Lê thái Giá, Trần gia Phụng, Lê chí Thảo, Vĩnh Khôi, Trần văn Thao, Phan văn Chỉnh, Đàm văn Chí, Trần ngọc Giao, Phạm Dõng, …….

Tôi muốn kể nhiều đến lớp Đệ Tam B (Tóan), lớp tôi dạy Toán và phụ trách G. s. Hướng Dẫn 2 năm liên tiếp. Đây là lớp dạy nhớ đời của tôi. Đây là lớp dạy để đời của tôi. Đây là lớp tôi vừa dạy vừa học. Đây là lớp tôi vừa là thầy vừa là bạn. Đây là lớp qui tụ tất cả gì là tinh hoa, là trí tuệ của Quảng Nam - Đà nẵng lúc bấy giờ, của miền đất được mệnh danh là Ngũ Phụng Tề Phi. Trong cuộc đời dạy học của mình, trong suốt 40 năm ở PCT, tôi đã gặp nhiều em học sinh giỏi, thật là giỏi, giỏi đến xuất chúng, giỏi đến độ mình là thầy dạy nó nhưng lắm khi cũng phải phục thầm. ( Thuở ấy không có trường chuyên, chọn lựa riêng những em giỏi để luyện, để gà như bây giờ, học sinh bước chân vào phổ thông là được đối xử dạy dỗ đồng đều, được hưởng mọi tiện lợi, mọi ưu tiên trong học hành giống nhau ). Nhưng ngồi suy nghĩ lại, tôi phải công nhận là chưa hề gặp một lớp học sinh nào giỏi đều như thế. Vừa học giỏi, vừa thông minh, vừa tài hoa, vừa nghệ sĩ, vừa tình cảm. Hát hay, đàn hay, viết văn hay, làm thơ hay, vẽ rất đẹp, chơi thể thao cũng giỏi. Lớp khoảng 50 học sinh, toàn nam, chỉ có 2 nữ. Tôi còn nhớ: Nguyễn hửu Hùng, Lê tự Hỷ, Tôn thất Hải, Tôn thất Tuấn, Võ thị Thương, Phan thị Xuân Nguyệt, Mai chánh Trí, Phan nhật Nam, Nguyễn văn Minh, Võ Ý, Nguyễn thanh Thừa, Đỗ viết Tính, Nguyễn bá Trạc, Trương công Nghệ, Phạm văn Đồng, Hồ công Lộ, Phan Bái, Bùi ngọc Tô, Nguyễn thu Giao, Võ văn Hải, Chế văn Thức, Đặng ngọc Khiết, Vĩnh Lai, Nguyễn hòang Be, Ngô văn Mạnh, Phạm hửu Phụng, Tôn thất Chơn Tu, Giang Lý Đương, Lương văn Thuận, Đỗ hưu Toàn, Nguyễn trác Diễm, Nguyễn văn Nam, Nguyễn văn Đồng, Phan bá Sáu, Phạm Hường, Nghiêm ngọc Đỉnh, Trần viết Thức, Đỗ viết Viễn, ………. Trưởng lớp là Võ Ý, đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ. Trưởng ban Báo chí là Đỗ viết Tính, thơ hay vẽ đẹp. Trưởng ban văn nghệ là Đỗ hửu Toàn, biệt hiệu Đỗ Toàn, guitare điêu luyện, hát rất hay. Viết văn có Phan nhật Nam, Nguyễn bá Trạc, Nguyễn thu Giao, Đỗ Toàn. Làm thơ có: Võ Ý, Đỗ viết Tính, Nguyễn văn Đồng ( Hà nguyên Thạch), Tôn thất Chơn Tu ( Chu Tân )……. Em nào cũng nghệ sĩ tài hoa đầy mình. Thầy trò tuổi sàn sàn nhau ( có mấy em lớn tuổi hơn tôi nữa ), nên rất dễ cảm thông nhau. Với chức năng là Giáo sư Cố vấn hai năm liên tiếp, nhất là vì mến thương các em, tôi hiểu kỹ từng em một. Từ cái hay đến cái dỡ. Từ cái học đến cái chơi. Và như tôi được biết, đã nghe thì các em cũng đã dành cho tôi một tình cảm ưu ái đặc biệt.






_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 10:02 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này








_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 10:03 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Lúc mới bắt đầu đi dạy, tôi còn rất trẻ. Có lần bác Thôi, cai trường, đóng cửa không cho tôi vào theo cửa chính dành cho thầy cô, chỉ tay bảo tôi vào bằng cổng nhỏ dành cho học sinh. Khi thầy Nguyễn Kế, lúc đó là nhân viên văn phòng phụ trách học vụ, trao thời khoá biểu cho tôi, thầy đùa bảo: trẻ như thế này mà dạy lớp lớn thế à, học sinh nó xỏ mũi kéo đi đó, có sợ không? Giờ đầu tiên bước chân vào dạy ở lớp này cũng chính là giờ dạy đầu tiên trong cuộc đời dạy học của tôi. Mở cuốn sổ điểm danh mà hai tay cứ run run, nghe thoáng đâu đây từ cuối lớp: “ trẻ thế này à?”. ” Trông thư sinh quá! “. Bài dạy đầu tiên đáng lẻ phải kéo dài 60 phút, thế mà tôi dạy đâu chỉ có 15 phút là hết bài! Bối rối, không biết nói gì nữa, bèn lấy cuốn sổ điểm danh, gọi tên từng em một, bảo là để biết mặt, nhưng sao thấy em nào khuôn mặt cũng giống nhau cả! Hết giờ, kiểng đánh, đi như chạy về phòng Hội đồng Giáo sư, nghe tim còn đập liên hồi. Bây giờ, ngồi nhớ lại, tôi vẫn công nhận đúng đây là lớp có nhiều học sinh giỏi. Thuở ấy, mỗi lần giảng lý thuyết xong, tôi đều cho học sinh làm ngay một hai bài toán chạy, để kiểm tra trình độ tiếp thu của các em. Mới đọc đề vừa dứt, đã thấy các em ào ào đem bài lên nộp. Các em ngồi cuối, các em ngồi giữa bàn trèo hẳn qua đầu các bạn mình để tranh nộp bài cho mau. Lớp học bao giờ cũng linh hoạt, vui nhộn và thân ái. Tôi có cảm tình với lớp này từ đêm đến xem buổi Hội diễn Văn nghệ tổ chức mỗi tuần một lần vào tối thứ bảy, tại balcon của trụ sở Ty Thông Tin ĐN, bấy giờ đặt tại ngã tư Hùng Vương-Yên Báy. Đêm đó, lớp Đệ Tam B do tôi hướng dẫn, được thầy HÒANG BÍCH SƠN, trưởng ban Văn Nghệ, phân công đóng vài tiết mục đại diện cho PCT. Sau 2 bài đơn ca do em Kim Phước ( Tam C ) và Thu Phong ( Đệ Tứ ) trình bày, lớp tôi kéo ra sân khấu, dàn hai hàng ngang. Đổ Toàn đệm nhạc mở đầu. Cây guitare trong tay Toàn như có ma thuật, tạo những âm thanh như bồng bềnh như trôi nổi…. Rồi cả lớp cất tiếng đồng ca. Tiếng hát dồn dập, như cuộn lại, như bay đi, khi tan ra, khi đọng lại, khi thiết tha, khi thổn thức, như mừng vui, như hưng phấn, ….

Ta đi
Khắp nơi xa vời
Gió bốn phương
Kìa gió bốn phương





_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Hai 8 18, 2008 10:05 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Kìa gió bốn phương
Ào ào cuốn lá rơi
Người đi
Khúc nhạc chơi vơi….
A ha
A ha………


Tôi đứng bên dưới, trên lề đường, nhìn vọng lên các em, thả hồn mình theo tiếng hát vương vấn bay cao. Buổi trình diễn tan. Tôi ra về trong đêm, thầy hồn mình như nở hoa theo từng bước chân, thương yêu ngọt ngào vô tả.

Một sáng thứ hai, bước chân vào lớp, tôi bắt gặp nhiều nụ cười hóm hỉnh trên môi các em. Nhiều cặp mắt nhìn tôi lạ lạ. Trên mặt các bàn học, tôi thấy có đến mấy tờ Nguyệt san Phổ Thông của nhà văn Nguyễn Vỹ, đang ở trạng thái mở.. Mấy em đang chăm chú xem gì trong đó một cách thích thú. Tôi cầm 1 tờ lên xem. Tờ báo đăng bài thơ Thoáng Buồn





_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thơ Văn Trần Hoan Trinh Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Trang 1 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI