Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

ĐÀO BÁ SƠN - GỬI NIỀM THƯƠNG NHỚ ĐẤT THĂNG L
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Góc phố sưu tầm
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Ba 9 07, 2010 8:41 am    Tiêu đề: ĐÀO BÁ SƠN - GỬI NIỀM THƯƠNG NHỚ ĐẤT THĂNG L Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đào Bá Sơn: Gửi niềm thương nhớ đất Thăng Long .

“Long thành cầm giả ca” do Hãng phim Giải Phóng sản xuất, NSƯT Đào Bá Sơn làm đạo diễn vừa hoàn tất. Sắp tới, Bộ phim sẽ “về” Hà Nội mừng Đại lễ.

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn đạo diễn-NSƯT Đào Bá Sơn xung quanh việc thực hiện bộ phim “Long thành cầm giả ca”, mong phần nào giúp bạn đọc biết về tác phẩm điện ảnh mừng Đại lễ và nhà đạo diễn tài ba này.

- Thưa đạo diễn Đào Bá Sơn, anh thấy mình bị thử thách hay là may mắn nhiều hơn khi được giao làm “Long thành cầm giả ca”? Bởi kịch bản bộ phim của tác giả Văn Lê đã đoạt giải nhất cuộc thi viết về 1.000 năm Thăng Long (do Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch và UBND TP. Hà Nội tổ chức)?

Đạo diễn Đào Bá Sơn:
Cả hai. Cả may mắn lẫn thử thách. Thách thức lớn nhất đối với tôi là cái cách kể câu chuyện này như thế nào? Chọn cái gì và dựng cái gì trước máy quay? Điều quan trọng là tạo cho nó có linh hồn Việt.

- Theo dự kiến phim sẽ chính thức bấm máy vào tháng Mười tới để kịp tiến độ giao phim vào tháng 6-2010 nhưng đến tháng Tám này mới hoàn tất để duyệt phim, vậy hẳn là đã có rất nhiều khó khăn trong quá trình làm phim, anh có thể nêu ra những trở ngại lớn mà mình cùng đoàn làm phim đã phải vượt qua?

Đạo diễn Đào Bá Sơn: “Long thành cầm giả ca” được phóng tác từ bài thơ cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải giữ và phát triển được cái hồn, cái cốt, cái hay của bài thơ. Câu chuyện về một nhà thơ và một cô ca kỹ trải dài gần 30 năm trên cái phông nền lịch sử đầy biến động và phức tạp cuối Lê đầu Nguyễn.

Phóng tác nhưng vẫn phải trung thành với những giá trị hiện thực lịch sử. Tôi học người Trung Quốc và người châu Âu cái cách làm đẹp lịch sử, tức là làm đẹp dân tộc mình, văn hóa của mình. Cái đẹp của hiện thực được nâng lên.

Cái đẹp của con người đối với con người. Đó là văn hóa. Ý và tứ này đều có trong bài thơ của cụ. Triều đại nhà Lê qua đi, loạn lạc rồi cũng qua đi. Quân Thanh xâm lược rồi cũng sẽ bị tiêu diệt. Nhà Tây Sơn rực rỡ rồi cũng qua đi... Nhưng tiếng đàn của cô Cầm thì còn mãi mãi với Long Thành, với thời gian.

- Việc đã từng làm phim tài liệu thành công như “Đám mây không dừng lại”, từng là diễn viên sân khấu, từng là người con sống giữa lòng Thủ đô… tất thảy đã đem tới cho anh những thuận lợi cụ thể thế nào khi làm phim “Long thành cầm giả ca”?

Đạo diễn Đào Bá Sơn: Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Rồi lại phải rời xa Hà Nội. Nhưng, những ký ức xưa vẫn đầy ắp trong tôi. Tôi thích và yêu sử có lẽ từ cha tôi. Thuở bé học một buổi còn một buổi phải đọc chuyện cho cha tôi nghe. Cả lịch sử, cả kiến hiệp lẫn trinh thám...

Cha tôi đặc biệt thích đô đốc Long và ông hay kể về trận đánh đồn Khương Thượng (cũng có thể Khương Thượng là quê nội của tôi). Ông bảo: Có hai đồn được xây dựng như hai chiến lũy để bảo vệ phía nam Thăng Long là đồn Văn Điển và đồn Khương Thượng.

Thuở ấu thơ gắn bó với cài ao đình làng cùng với rạng muỗm cao lớn, cái cổng làng cũ kỹ, cái mái đình cong cong cùng ông Từ Gỏng hay cho chúng tôi xôi oản... Lũ chúng chúng tôi hay vào quậy phá lăng Hoàng Cao Khải. Nhưng luôn sợ hãi những pho tượng bằng đá uy nghi xếp hai hàng trước cái hồ bán nguyệt phủ đầy rêu phong... Rồi, lễ hội gò Đống Đa hàng năm.

Mười ba tuổi theo mẹ về sống ở Khương Hạ. Lớp học ngay sau đình làng... Tôi lớn lên với tô canh ốc, miếng chả nhái làng Khương Thượng cùng quả cà muối với trái ổi làng Khương Hạ... Tôi nghĩ rằng thuận lợi đầu tiên khi làm phim về Long Thành là tôi yêu Hà Nội.

- Anh đã thực hiện bộ phim như thế nào, xin anh rút gọn quá trình làm phim trong một vài chặng lớn để khán giả có một sự hình dung nào đó? Xin kể về một vài kỷ niệm đặc biệt khi anh cùng đoàn phim thực hiện các cảnh quay?

Đạo diễn Đào Bá Sơn: Chúng tôi chuẩn bị gấp rút trong bốn tháng. Hành quân bằng tám xe hơi từ trong Nam ra Bắc. Quay ở bảy tỉnh trong hai tháng mùa đông. Quay bằng phim Kodak, in, tráng và ra bản đầu phim tại Thái Lan.

- Anh hãy tiết lộ về các diễn viên cho bộ phim? Ai sẽ đóng vai Tố Như (Nguyễn Du), và ai vào vai người con gái đánh đàn ở Thăng Long? Anh hài lòng về họ ở mức độ nào?

Đạo diễn Đào Bá Sơn: Quách Ngọc Nam đóng vai Tố Như, Nhật Kim Anh đóng vai cô Cầm cùng rất nhiều các nghệ sĩ như Bùi Bài Bình, Trần Lực, Trần Hạnh, Đỗ Kỷ v.v... Tôi cho rằng họ đã hoàn thành khá hay nhân vật của mình. Nếu còn nhân vật nào chưa tốt, chưa hay thì lỗi đó thuộc về tôi.

- Điều khiến anh lo lắng nhất khi bộ phim “Long thành cầm giả ca” vào duyệt?

Đạo diễn Đào Bá Sơn: Tôi tin hội đồng duyệt sẽ có cảm tình với bộ phim.

- Ngoài việc làm phim này là nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang, đây còn là một tác phẩm điện ảnh mà anh trả nghĩa với Thủ đô Hà Nội nơi “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.” Cho dù nhiều năm qua, anh đã sống mỗi ngày nơi Thành phố Hồ Chí Minh ngập tràn ánh nắng?

Đạo diễn Đào Bá Sơn: Chúng tôi làm bộ phim này với thái độ tạ ơn Thăng Long. Cố gắng tạo được những cảm xúc đẹp từ bộ phim và để nó sẽ mang một ý nghĩa nào đó. Mong được như một viên gạch góp phần vào xây dựng kỷ niệm Đại lễ một nghìn năm Thăng Long.

- Xin trân trọng cảm ơn đạo diễn!


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Ba 9 07, 2010 8:53 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Dự án âm nhạc về Nghìn năm Thăng Long: Thách thức đưa lại cảm hứng .


Vừa hoàn thành phần nhạc phim cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", nhạc sĩ Quốc Trung lại bắt tay vào hai dự án nhạc phim mới mừng đại lễ nghìn năm: "Trần Thủ Độ" - đạo diễn Đào Duy Phúc và "Long thành cầm giả ca" - đạo diễn Đào Bá Sơn.

Lần đầu tiên làm nhạc phim cho phim lịch sử, lại liền lúc hai bộ, nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ với Lao Động về hai dự án âm nhạc mới nhất của mình.

Nhận lời viết nhạc cho hai bộ phim lịch sử - thể loại chưa phải là “tay quen” với mình, anh không ngại quá tải sao? Đó là vì tình yêu với Hà Nội, hay vì anh cảm thấy hào hứng với thách thức mới?

- Với tôi, mọi dự án âm nhạc đều là một thách thức. Tôi luôn đặt cho mình những thách thức để tự tìm thấy cảm hứng và tin rằng điều đó sẽ giúp mang lại chất lượng cho dự án. Luôn thích những sức ép từ công việc, nên tôi không cảm thấy quá tải bao giờ. Tôi không thích những tiêu chí mà bạn vừa nêu cho những dự án âm nhạc của mình.

Hai bộ phim làm cùng thời điểm và cùng lấy mảnh đất “nghìn năm” làm bối cảnh, nhưng lại khác nhau về thời điểm lịch sử, vậy anh chọn cách xử lý thế nào để tạo nên sự khác biệt?

- Cùng là phim lịch sử, nhưng hai bộ phim lại rất khác nhau vì ở “Long thành cầm giả ca”, câu chuyện là âm nhạc; còn ở “Trần Thủ Độ”, âm nhạc phục vụ cho câu chuyện.

Vậy chuyện phim nào “làm khó” âm nhạc của anh hơn? Có đúng là “Long thành cầm giả ca” có nhiều đất thể hiện cho anh hơn không, vì bản thân câu chuyện của nó đã thấm đẫm âm nhạc?

- Với tôi, “Long thành cầm giả ca” lại khó hơn, bởi vì trong đó, âm nhạc vừa làm nền, vừa là thành phần chủ đạo cho phim. Trong phim, diễn viên ngoài việc phải thể hiện được nội tâm nhân vật, còn phải vừa đàn giỏi, hát hay. Âm nhạc - do đó - dù có được chuẩn bị tốt đến đâu, nhưng nếu không được diễn viên chuyển tải tốt thì cũng sẽ rất dễ trở nên lạc lõng trong phim.

Khúc “Cung phụng” được coi là điểm nhấn của bài thơ “Long thành cầm giả ca” cũng như bộ phim cùng tên này. Đạo diễn Đào Bá Sơn cho biết: Quốc Trung băn khoăn “làm sao kiếm được khúc nhạc cũng như người đàn như cụ Nguyễn Du miêu tả”. Vậy giờ này anh “kiếm” được chưa?

- Tôi không cố tạo điểm nhấn, mà tìm cách tốt nhất có thể để câu chuyện của phim có cảm xúc. Cảm xúc từ âm nhạc và câu chuyện, trong mong muốn của tôi là phải được hòa quyện một cách tự nhiên nhất. Để “kiếm” hay sáng tác được một đoạn nhạc cho phim thì không phải là vấn đề khó khăn với tôi. Có điều, ở “Long thành cầm giả ca”, phần hậu kỳ ở đây là âm nhạc lại phải trở thành tiền kỳ (tức là phải có nhạc và bài hát trước khi quay) mà thời gian chuẩn bị lại không nhiều.

Cái khó nhất theo anh khi viết nhạc phim lịch sử là gì? Đó trước hết có phải là kiến văn về lịch sử, hay là về cổ nhạc?

- Những thứ đó, theo tôi chỉ là phương tiện. Quan trọng là phải làm cho người xem cảm nhận được cái không gian, thời gian của câu chuyện, phải góp phần làm rõ thông điệp mà tác giả kịch bản và đạo diễn muốn nhắm đến. Để làm được điều đó, người ta có thể dùng dàn nhạc giao hưởng hay thậm chí nhạc rock, miễn là đạt được cái đích cuối cùng là giúp khán giả cảm nhận được cái không gian đó.

Thiếu đồng bộ - đó được coi là điểm yếu nổi bật của công nghệ làm phim ở ta. Với thể loại phim lịch sử lại càng vậy. Thực sự, anh đã hài lòng với sáng tạo của mình trong hai bộ phim lịch sử đang làm và nếu như đặt giả thiết: “Giá như...”, thì đó là gì?

- Hiện tại vì chưa hoàn thành công việc nên tôi chưa thể nói là có hài lòng hay không. Nhưng nếu không hài lòng thì tôi cũng chưa thể nói là đã hoàn thành. Còn cụ thể với bộ phim “Long thành cầm giả ca” thì chữ “giá như” của tôi là thời gian. Không chỉ riêng tôi mà cả êkíp làm phim đều ao ước giá như chúng tôi có nhiều thời gian hơn nữa để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

- Xin cảm ơn anh!


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Tư 9 15, 2010 1:51 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đạo diễn Đào Bá Sơn: Làm phim ăn khách chứ không câu khách kiểu rẻ tiền .



Trong kế hoạch năm 2005, đạo diễn Đào Bá Sơn đã có trong tay kịch bản “Mối tình đầu của Hồ Xuân Hương” (tựa tạm) – Hãng phim Giải Phóng sản xuất. Anh đã có thâm niên trong nghề nhiều năm nhưng vẫn tự nhận mình chưa đủ tài để tạo ra bộ phim ăn khách như một hiện tượng. Anh cũng bày tỏ quan điểm của mình về các loại phim thị trường "ăn khách" và "câu khách" hiện nay.

- Theo anh có sự khác biệt nào giữa "ăn khách" và "câu khách"?

- Bản thân hai từ đó đã nói lên vấn đề. Là đạo diễn, ai mà chẳng muốn phim mình có khách. Nhưng một bộ phim ăn khách là tự thân phim kéo khán giả khi mang những yếu tố hấp dẫn của nội dung, cốt truyện, cách thể hiện lôi cuốn cộng với khâu quảng cáo tuyên truyền. Phim ăn khách còn mang ý nghĩa nhất định đối với những tầng lớp nhất định. Còn câu khách lại là việc khác.

Đối với tôi, khái niệm câu trong điện ảnh mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc anh gạt người ta. Anh chuẩn bị mồi thính, và thừa biết loại mồi này để câu cá nào, anh chờ đợi, rình rập, tìm kiếm bằng mọi cách để con mồi cắn vào lưỡi câu của anh và anh giật lên. Anh đã được con cá đó, nếu không lớn thì cũng nhỏ. Anh đã thành công, không nhiều thì ít. Nhưng bản chất của việc câu này, anh đã lừa gạt con cá. Tôi nghĩ khái niệm "câu" trong điện ảnh xa lạ với những người hành nghề có lương tâm.

- Anh nghĩ sao về chuyện quảng cáo tuyên truyền trong những phim gần đây?

- Một bộ phim ra đời cần phải được quảng cáo, tiếp thị để tạo sự chú ý với công chúng. Đó là công việc cần thiết và quan trọng vô cùng. Nhưng không có nghĩa là anh làm lố lên một cách quá đáng so với nội dung thực của bộ phim. Ai cũng biết khách hàng là thượng đế, nhưng ráng đừng để thượng đế buồn khi bước ra khỏi rạp với cảm giác mình bị móc túi mất mấy chục nghìn ở chợ cầu Muối.

- Anh đánh giá thế nào về yếu tố sex trong phim?

- Trong một bộ phim, tôi quan tâm đến việc lôi cuốn khán giả bằng nội dung, hấp dẫn của câu chuyện, bằng tính nhân văn và sự hợp lý. Tôi không quan tâm đến viêc phải lột quần diễn viên này, lột áo diễn viên kia, thậm chí cho cả đàn ông có bầu, mặc dù tôi biết như vậy sẽ đáp ứng được sự tò mò.

- Vậy anh đánh giá cảnh diễn viên nude trong "Gái nhảy" và "Những cô gái chân dài" như thế nào?

- Tôi nghĩ là hợp lý trong Gái nhảy, ở thế giới của những cô gái làng chơi, họ cố ý hay vô tình trẫm mình vào bùn đen vì mưu sinh để có được khát vọng ảo, họ làm chuyện đó cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí, tôi cho Gái nhảy còn chưa phản ánh được hết, nó còn sa đoạ hơn, kinh khủng hơn. Những cô gái chân dài tôi có xem, tôi xin phép không có ý kiến về bộ phim này.

- Là một đạo diễn thâm niên nhưng đến giờ vẫn chưa có một bộ phim ăn khách, anh cảm thấy sao?

- Trước đây, tôi có một số phim ăn khách nhưng nó không ăn khách đến mức hiện tượng. Mặc dù rất muốn nhưng tôi chưa đủ khả năng để tạo thành hiện tượng. Nhưng thà tôi không làm, tôi chuyển nghề khác hơn là làm những phim câu khách rẻ tiền. Bởi một đạo diễn điện ảnh không giống người đi câu. Từ này xa lạ với con đường mà tôi và một số đồng nghiệp của tôi đang đi. Xin nhắc lại, chúng tôi muốn ăn khách nhưng không muốn câu khách.


(theo Vn Express)
____


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Năm 9 16, 2010 1:47 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



– Phim “Long thành cầm giả ca” của đạo diễn Đào Bá Sơn sẽ là đại diện đầu tiên của Việt Nam tham dự Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất. Thông tin trên vừa được Cục Điện ảnh công bố trong cuộc họp báo sáng 10/9.


“Long thành cầm giả ca” là phim truyện nhựa của Hãng phim Giải Phóng. Đây là bộ phim được dựng từ kịch bản của tác giả Văn Lê, kịch bản đã giành giải Nhất trong cuộc thi "Kịch bản điện ảnh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".

Nội dung bộ phim xoay quanh cuộc đời và mối lương duyên của hai nhân vật chính là Tố Như cùng nàng Cầm. Phim lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của Đại thi hào Nguyễn Du - tác phẩm bộc lộ nỗi xót thương với thân phận nữ cầm ca thời phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII. Phim “Long thành cầm giả ca” dự kiến sẽ ra mắt công chúng vào đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Bên cạnh “Long thành cầm giả ca”, tuần này Cục Điện ảnh cũng sẽ lựa chọn thêm một phim nữa để đại diện cho Việt Nam tham dự Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất.

Tính đến hạn cuối gửi phim tham gia (8/8/2010), Ban Tổ chức đã nhận được 96 phim của 30 nền điện ảnh các quốc gia. Ban Tổ chức sẽ chọn 10 phim truyện, 10 phim tài liệu, 10 phim ngắn để tranh giải. Những phim còn lại sẽ được công chiếu ngoài trời, chiếu trong Chương trình Điện ảnh thế giới ngày nay nhằm phục vụ công chúng yêu điện ảnh.

Về vấn đề lựa chọn phim tham dự liên hoan, ông Lại Văn Sinh, Cục Trưởng Cục Điện ảnh, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: “Khâu chọn phim tham dự liên hoan rất công phu. Chúng tôi đã mời 4 chuyên gia điện ảnh tại các Liên hoan phim lớn như: Toronto (Canada), Cannes (Pháp), Busan (Hàn Quốc) và Singapore để thẩm định tất cả các phim tham dự liên hoan”.

Về cách thức tổ chức, ông Lại Văn Sinh cho biết thêm: “Vì đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức liên hoan phim quốc tế, vì vậy không tránh khỏi bỡ ngỡ. Tuy nhiên, Cục Điện ảnh đã phối hợp với những quốc gia đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức Liên hoan phim quốc tế để học hỏi mô hình của họ. Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần này sẽ lấy kinh nghiệm tổ chức của Busan, vì họ có nhiều nét tương đồng với ta”.

Trong suốt quá trình diễn ra liên hoan phim, công chúng yêu điện ảnh sẽ được thưởng thức những hoạt động phong phú như: hoạt động chiếu phim ngoài trời (dự kiến tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và trước của Nhà hát Lớn); chiếu phim trong các rạp của Hà Nội; tổ chức các cuộc hội thảo về điện ảnh; triển lãm; các hoạt động giao lưu với đạo diễn và diễn viên…

Lễ khai mạc và bế mạc sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia và được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam.



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Tulip
HS SaoMai


Ngày tham gia: 17 8 2008
Số bài: 1925

Bài gửiGửi: Năm 9 16, 2010 2:22 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Nè ! O Thái nớ , hôm bửa Tui thấy O mần đặc phái viên Thể thao , bi chừ mần phóng viên Điện Ảnh hử ???? Laughing Laughing Laughing Laughing


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Năm 9 16, 2010 5:09 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TULIP ơi ! Thất nghiệp - nên - chạy vòng vòng ...
DZUI đâu mần đó vậy mà !!!!


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Năm 9 16, 2010 8:31 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Hổng phải làm phóng viên, mà đang làm diễn viên đờ iên điên nặng ảnh



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
ThanhBinh
HS SaoMai


Ngày tham gia: 30 3 2009
Số bài: 318

Bài gửiGửi: Sáu 9 17, 2010 12:24 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

UI CHU CHOA ! CHỊ CỦA EM Ơi !!!!!!

LÀ AI DZẬY ???? CHỊ DZUI LÀ EM DZUI RỒI !!!!!!!


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Vi Tieu Bao
HS SaoMai


Ngày tham gia: 17 7 2008
Số bài: 235

Bài gửiGửi: Sáu 9 17, 2010 12:34 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

He he he ..Ủa O nớ ngồi dzới ai mà seo giống Tui quá dzậy hén????


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
lmm
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 16 8 2008
Số bài: 5900

Bài gửiGửi: Sáu 9 17, 2010 12:58 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



O Thái ơi, ai đây? giới thiệu cho con bạn đang tò mò được không? đạo diễn Đào Bá Sơn hả?




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
PTH
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 12 6 2008
Số bài: 3606

Bài gửiGửi: Sáu 9 17, 2010 4:23 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

O MM ơi...Còn ai nữa, chính là Đào Bá Sơn đó, hai người đẹp đôi qúa hí



_________________
_____________________________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Bảy 9 18, 2010 6:22 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Hi ....tui nè - Mấy O có thấy sau lưng tui - hoa mai vàng rực không ???
Thiệt không ai như tui - 28 Tết - việc nhà , việc cửa lu xu bu ....Vậy mà hai người tui ngồi quán Cà phê - nói chuyện trên trời , dưới đất . Toàn chuyện tào lao ....DZUI dễ sợ !!!!!
Thôii kệ nhe . Cho tui DZUI được ngày mô hay ngày nấy .
Cuộc đời đó có bao nhiêu mà ...hững hờ ....Phải không mấy O SAO MAI ????


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Ba 9 21, 2010 5:07 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin lỗi O Thái Ngô ; cho tui làm tài lanh đăng " LONG THÀNH CẦM GIẢ CA" nha

Long Thành cầm giả ca: Bộ phim đậm chất sử ca



Phải nói đã rất lâu mới được xem một bộ phim lịch sử Việt Nam đẹp và cầu kỳ như vậy. Một bản sử ca buồn được phóng tác từ một bài thơ có tên “Long Thành cầm giả ca” (Bài ca về người gảy đàn ở Long Thành) của thi hào Nguyễn Du. Bộ phim về cuộc đời của một nàng kỹ nữ ở đất Long Thành và mối tình của nàng với tác giả của truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du (ảnh).

Đậm chất thi ca

Nhắc đến Nguyễn Du không thể không nhắc đến cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với thi ca của ông. Đó là lý do người xem thấy phảng phất trong bộ phim những bài đồng dao, những khúc nhạc cổ và những câu thơ. Không chỉ có thế, chất thi ca còn in đậm trong từng khuôn hình, thể hiện qua sự trau chuốt ở từng góc quay, ánh sáng trong phim, sự chỉn chu kỹ lưỡng trong từng bối cảnh, đạo cụ, trang phục lịch sử. Tất cả toát lên vẻ đẹp cổ xưa. Có thể nói, về mặt nội dung chưa hẳn bộ phim đã làm hài lòng một số khán giả, song về mặt hình ảnh, đây là một trong những bộ phim lịch sử đẹp nhất từ trước đến nay của điện ảnh Việt Nam.



Đạo diễn Đào Bá Sơn nói: “Đó là cách mà nghệ sĩ chúng tôi chứng tỏ sự kính trọng đối với tiền nhân. Bài học này tôi học được từ điện ảnh châu Âu và Trung Quốc. Phim lịch sử của họ rất đẹp. Chúng tôi muốn trình bày văn hóa lịch sử của Việt Nam với một bản sắc riêng dựa trên sự chân thực của lịch sử”.

Âm nhạc dân tộc với làn điệu văn, ca trù, trống, phách; hình ảnh thuần Việt của làng quê, giếng nước, triền đê, đô thành tấp nập kiệu xe, bán buôn... được tạo nên trong từng thước phim, khiến người xem như quay về kinh đô Thăng Long hàng trăm năm trước. Rất nhiều những chi tiết nên thơ và đắt được xây dựng trong phim như lớp học ca kỹ của những cô bé, cách tập xướng âm bằng việc thò đầu vô những chiếc chum, hình ảnh ngâm tay thuốc bắc để chơi đàn uyển chuyển hơn, bài học về nghệ thuật chơi đàn cầm để tiếng lòng hòa quyện tiếng đàn…

Ấm áp tình người

Mối tình của Tố Như với cô ca kỹ có lẽ là điều mà người xem mong chờ nhiều nhất. Các nhà làm phim chọn cách thể hiện dành cho những người thích sự chiêm nghiệm một giai đoạn của lịch sử dân tộc, với những số phận con người bị xô đẩy trong dòng chảy của giai đoạn lịch sử ấy. Cô ca kỹ chỉ là một nhân vật hư cấu, dựa trên chất liệu từ một bài thơ đầy trắc ẩn về thời cuộc của Tố Như.

Đúng vậy, nàng chỉ là cái cớ để bộ phim dẫn dắt người xem bước vào một thời kỳ lịch sử. Mối tình của nàng cũng chỉ là cái cớ để làm bật lên hình ảnh của thân phận người phụ nữ trong thời loạn lạc. Đó là những người sinh ra để hầu hạ, phục vụ cho nam nhân. Hai từ “con hát” thể hiện sự rẻ rúng của người đời dành cho cái nghề mà đa phần phụ nữ thời bấy giờ chọn lựa. Học đàn, học hát, giỏi thì được vào đội nhạc cung đình phục vụ vua và đại thần; thấp hơn thì phục vụ quan lại, thư sinh; thấp nữa thì vào tửu quán, sòng bài.

Tuy nhân vật chính là nàng Cầm, nhưng thấp thoáng bên cạnh nàng là người mẹ, người dì, những thân phận đầy bi kịch của xã hội bấy giờ. Những gì mà một đứa bé gái được giáo dục là “mẹ dạy đàn, dạy hát, dạy sống có lễ tiết, dì dạy xông hương cho người thơm tho, làm sáp bôi tóc và làm cách nào để con trai mê”. Mối tình của người mẹ tuy chỉ thoảng qua nhưng lặp lại ở cô con gái tài hoa có ngón đàn tuyệt kỹ tên Cầm. Chỉ có điều Cầm không có được diễm phúc trao thân cho người con trai mà nàng yêu thương, chỉ bởi chàng là một thi nhân yếu đuối, chàng bị ràng buộc bởi lễ giáo, chàng sợ bị người đời chê cười… Cuộc đời Cầm vì thế mà bi kịch hơn cả cuộc đời mẹ nàng.

Bộ phim được cả Hội đồng Duyệt phim Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương khen ngợi và vinh dự được chọn tham dự Liên hoan Phim quốc tế sắp diễn ra ở Hà Nội.

Đây là bộ phim không dễ xem, dù cố gắng bám vào những mốc lịch sử trọng đại trong giai đoạn này, song cũng khó để người xem nắm bắt cụ thể. Bên cạnh đó, cũng có một vài chi tiết nếu được trau chuốt hơn thì bộ phim sẽ đẹp hơn, ví như chi tiết nàng Cầm hiến thân cho Tố Như, người xem không cảm nhận được sự khao khát, tâm trạng giằng xé của nhân vật Tố Như.

Và đặc biệt, không biết có phải hình bóng của đại thi hào quá lớn hay không mà nhân vật hóa thân khiến cho người xem có cảm giác diễn viên chưa đủ nội lực để tạo nên một thi nhân với những dòng thơ bất hủ làm say đắm lòng người. Nhưng với bộ phim đầu tiên của loạt phim lịch sử mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, người xem chắc hẳn sẽ có được cảm giác hài lòng với “Long Thành cầm giả ca”.



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Ba 9 21, 2010 5:23 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Hi ...Chào bà con trong nhà . THAI NGÔ với Đạo diễn Đào bá Sơn - trong buổi họp báo ngày 20 /9 tại Hãng phim Giải phóng .

Tui còn chụp hình chung với hai diễn viên chính của bộ phim .Ở ngoài đời - Quách Ngọc Ngoan và Nhật Kim Anh thật trẻ - thật dễ thương . Cả hai đã đảm nhiệm một vai trò thật nặng nề - vào vai Cụ Tố Như và Cô Cầm . Họ giỏi thật -giỏi hơn Chúng ta tưởng ...




Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
THAINGO-A1
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 08 8 2008
Số bài: 3616

Bài gửiGửi: Ba 9 21, 2010 5:25 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Góc phố sưu tầm Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Trang 1 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI