Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Chuyện chàng Muối...
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn , Truyện /Sáng Tác
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Ba 8 17, 2010 10:18 am    Tiêu đề: Chuyện chàng Muối... Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Truyện dài nhiều tập ...

Chuyện chàng Muối.

Tôi được biệt danh là "thằng Muối" - Hồi ấy gia đình tôi nghèo lắm, ở tận miền biển nghèo lắm. Tuy có gió mát, trăng thanh, vì gia đình nghèo quá nên không dám làm quen với ai cả... được ngày nào lo học hành ngày ấy, sỡ dĩ không dám "làm quen" với ai, bởi vì hoàn cảnh gia đình thì "ăn bữa hôm lại lo bữa mai" thì ai mà thèm ngó tới...

Miệt mài với bao năm đèn sách... một ngày kia cũng như với bao nhiêu bạn bè khác... sáng hôm ấy cũng "lều chõng đi thi" với việc lót dạ bằng hai chén cơm nguội còn lại từ đêm qua... Buổi mai hôm ấy, ba tôi lại căng buồm ra biển sớm, bởi vì phận làm thuê nên chủ ghe kêu lúc nào là phải đi lúc ấy... Lúc mặt trời lên khoảng vài sào... tôi cất bước với ngày hội thi cuối cấp cũng như bao nhiêu bạn bè khác; đến trường thi nào là xe cộ, kẻ đón người đưa, xe hơi sang trọng, quần áo lượt là với người người như nêm, có người vuốt tóc con kèm theo những lời dặn dò đủ thứ... còn tôi với chiếc xe đạp cà tàng cà giựt lại còn hay trật sên, khi đến được trường thì mồ hôi nhễ nhại cho dù mới nắng sớm...

Tâm trạng nao nức khó tả, hình như đi thi chỉ cho có lệ mà thôi, chứ không trông mong gì để được có tên trên bảng vàng, vì cứ nghĩ rằng nhà mình nghèo quá, làm gì có tiền để đi học thêm môn này môn nọ.... Trống trường thi đã điểm, tôi cũng sắp hàng vào phòng như bao nhiêu học sinh khác... Một ngày trôi qua, bài thì làm vẫn làm... nhưng không hy vọng trông mong gì... vì cứ nghĩ rằng với thân phận bần hèn như mình thì ai mà nghĩ tới.... hai ngày, rồi ba ngày... thế là một mùa thi cuối cấp cũng qua đi; tôi trở về xóm muối ven bờ với những tháng ngày nhìn sóng biển dạt dào... ba tôi không muốn cho tôi đi biển cùng, vì ổng không muốn cho tôi thấy những cảnh mắc lưới phải nhảy tùm xuống nước sâu mà không hy vọng còn trồi lên... Hơn nữa ước muốn của ông là không muốn cho tôi phải sống với cái nghề đi làm thuê như thế... hàng ngày ba tôi ra đi còn mình tôi ở nhà, cuộc sống chỉ vỏn vẹn hai cha con với một căn nhà lá không đủ che dấu đi những nỗi muộn phiền trên cuộc đời của ông, tôi thấy nhiều lúc ổng buồn buồn khi nhìn về biển khơi xa với làn khói thuốc cẩm lệ... và hình như lúc ấy ổng đã suy nghĩ nhiều lắm... còn tôi ít khi biết buồn với lứa tuổi vị thành niên như tôi đây... mà cũng nghĩ lại: buồn làm gì nhỉ, tại sao lại buồn, chỉ tại cái số ông Trời sắp đặt và an bài như thế thì rồi, có buồn cũng thế thôi, nhưng cũng ít khi vui vẻ gì, cho dù chúng bạn cùng lớp đôi lúc rủ rê tôi đi chơi chỗ này chỗ nọ sau những buổi tan trường hoặc đôi khi có một vài giờ học cúp cua đi chơi chỗ này chỗ nọ.... nhưng vì mặc cảm vì thân phận nên ít khi tôi dám đi chơi với ai, vì tụi nó thường là con nhà khá giả cả... Đến nỗi cũng ít khi tôi cho bọn nó biết nhà, vì lỡ may mà tụi nó đến thì chỉ biết ngồi trên bộ phản gỗ vừa là chỗ tiếp khách, vừa là bàn ăn và cũng là chỗ ngủ ngơi của hai cha con nhà tôi... vì thế sau mỗi buổi học chiếc xe đạp cà giựt cà tàng là người bạn đường của tôi trong mấy năm còn đi học...

x
x x

Có mấy đứa kháo nhau và la lên: Muối ơi! mày chưa biết gì hả? mày có tên đậu tú tài rồi Muối ạ.
Không lẽ đó là sự thật hay sao, nhiều lần mấy thằng bạn cũng hay chọc ghẹo tôi, nhưng hôm nay không hiểu tụi nó giỡn hay sao mà...
Chiếc xe cà tàng vẫn là người bạn đường của tôi đã đưa tôi đi ra trường để xem kết quả, nhưng ngoài trường có thấy gì đâu, bảng búng gì đâu mà tụi nó biết thế ??? một thằng bạn của tôi bỗng búng vào tai tôi từ phía sau; tôi quay lại nhìn nó.
- Muối! mày có tên rồi đó Muối
Nhìn vào nó, mắt tôi hoa lên:
- Mày coi ở đâu ?
- Tao vô hỏi thầy....
Tôi đành im lặng nhìn nó, trong chốc lát, tôi vẫn chưa thể tin nỗi... nếu mà có đậu tú tài đi nữa thì tiền đâu mà đi học tiếp đây; nghĩ tới thân phận nhà mình nghèo quá... nhà hai cha con, nhiều lúc đêm về bên ánh đèn dầu leo lét, trong nhà mình ngồi học bài, còn ổng thì ngồi tựa cửa trông ngóng vào biển đêm và hút thuốc như xoi mói đi tìm một cái gì đó đã xa đi rồi....
Tôi vẫn chưa tin hẵn là như thế, nhưng nó giục tôi:
- Bộ mày không tin tao hả !!!
và tôi lúc ấy chỉ biết nhìn vào nó mà không nói nên lời.....

------------------------------------------

Đường - một người con gái ở tận xóm trên cũng là dân biển, nhưng khác hẵn với tôi, nhà của Đường hơi khá giả... có thuyền đi đánh cá xa, vì thế cuộc sống của Đường rất khác hẵn với tôi lúc ấy... Một buổi chiều khi đang còn loay hoay trong nhà ... Bỗng Đường xuất hiện trước cửa nhà và lên tiếng hỏi tôi trong khi tôi đang còn loay hoay tìm cái gì đó...
- Anh Muối học giỏi hè, thi đậu tú tài nữa chứ !!!
Nhìn ra, ngay khung cửa tre cũ kỷ, bóng người con gái tóc thề ngang vai đứng nhìn vào nhìn tôi cười cười.... Bởi vì lâu lắm rồi, có khi nào Đường đến nhà tôi đâu, có khi đi ngang làm gì đó và chỉ nhìn vào chỉ mở nụ cười mà thôi... Nhưng tại sao hôm nay Đường lại đến nhà tôi và lại còn biết tôi thi đậu, và có lời chúc mừng tôi vậy... ???...

(Còn nữa...)




Được sửa bởi Nguyen Ngoc Hai ngày Bảy 8 28, 2010 11:12 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Little Sugar
HS SaoMai


Ngày tham gia: 21 4 2010
Số bài: 189

Bài gửiGửi: Ba 8 17, 2010 7:53 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Anh Muối ơi, chuyện của anh thật là hay và cảm động...Anh Muối mau viết tiếp đi Đường đang đợi để đọc đây. Cám ơn anh Muối nghe.


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Tư 8 18, 2010 9:53 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

... Tôi vội vã bước ra, nhìn Đường... Ồ thật hay là mơ đây nữa ??? Sao bỗng dưng hôm nay Đường lại đến nhà tôi ???

Đường - một cô gái có thể nói là con nhà giàu có, tuổi độ xuân thì một con người đang độ mùa xuân với một cuộc sống có thể nói là vương giả hơn tôi nhiều lắm... nhà nàng ở tận xóm trên, xóm của những nhà giàu có khác hẵn với xóm nhà tôi - ngày đêm chỉ những con người chỉ biết "sai đâu làm đó" cuộc sống chỉ biết thuê và mướn để đổi lấy chén cơm qua tháng ngày... Gia đình của Đường như bọn tôi vẫn thường hiểu nhà chỉ có ba chị em, bố của Đường có thể nói là một tay được xếp vào "bậc đại gia" của vùng biển này... thử hỏi như thế với phận hèn tôi tớ như tôi thì làm sao mà có cửa để nhìn tới nàng cho được....

Tôi vội vã mời Đường vào nhà - chỉ vỏn vẹn bộ ván gỗ như ngày nào; nhưng Đường cũng không ngần ngại nhìn khắp gian nhà lá, chợt nàng tiến lại gần chỗ tôi để đống sách vở nhìn thấy mấy tấm bằng danh dự tôi đã gắn lên trên vách nhà, Đường cười cười rồi buột miệng:
- Anh Muối học khá đấy nhỉ, có cả giấy danh dự nữa chứ..
Tôi vừa lấy ly nước từ dưới bếp lên, chỉ vỏn vẹn một ly nước sôi mà thôi...
- Mời Đường uống nước....

Tôi bỗng e ngại sợ Đường chê bai gì đó, vì chiếc ấm nấu nước của nhà tôi ám khói đen quá xá; nhưng rồi Đường không ngần ngại đỡ lấy ly nước trên tay tôi và ngồi xuống bộ phản gổ....

- Bác trai đi biển rồi hả anh Muối ?

Tôi nhìn lại Đường, đúng là một con gái nhà giàu có từ nét đẹp thanh cao của người thiếu nữ, đế làn da mặt ửng hồng... một sức sống trên thân hình thon thả đối với một thiếu nữ dậy thì như thế quả là một ngôi sao sáng chói trên vùng biển nghèo miền trung này... làm sao mà mấy chàng trai khá giả kia không "ngó ngàng đến" cho đành...

- Vâng ba tôi đi thúng rồi Đường ạ, chắc giờ này cũng sắp về đến rồi.
- Anh thường ở nhà một mình như vậy sao ?
Nhìn Đường, với một vẻ sợ sệt gì đó lại nảy sinh trong tôi, cái tính cách khác hẵn với con Lan, con My, con Tâm ngày nào cũng hay qua nhà tôi chơi... nhưng tụi nó chỉ là những đứa em mà thôi - hơn nữa mấy đứa kia cũng chỉ là con nhà bần cố như tôi không hơn không kém, tôi không thấy làm lạ... nhưng hôm nay tại sao chợt nhiên Đường lại đến nhà tôi và biết tôi lại thi đậu....
- Ừ, thì thường ở nhà một mình, vì Muối còn phải đi học nữa, đôi lúc cũng muốn đi biển phụ giúp ba của Muối lắm nhưng ổng lại không cho đi...
- Anh Muối có biết bơi không mà đòi đi biển ?
- Thì cũng đập đập nước với người ta vậy thôi, chứ anh bơi thì cũng chưa rành lắm...
Đường chợt phá lên cười:
- Chưa rành mà cũng đòi đi biển...
- Thì cũng đôi khi muốn đi cho biết vậy mà...
- Ừ, mà Đường đây có khi nào được đi biển gì đâu, hơn nữa đàn bà con gái như em đây, ra ngoài nớ biết làm cái gì...

Cuộc hội thoại giữa tôi và Đường cứ chuyện này đến chuyện nọ - rồi xọ qua chuyện kia; bỗng Đường nhìn lên vách lá - một tấm ảnh người đàn bà được gắn sau một lon đồ hộp Mỹ dùng làm "bát hương"; Đường hỏi khẽ:
- Ai vậy anh Muối ?
Nhìn lên di ảnh người quá cố; tôi chợt nhớ về người mẹ thân yêu nhất của tôi đã ra đi vì một cơn bạo bệnh trong lúc tôi mới chỉ bốn năm tuổi... nhìn Đường tôi cười khẻ:
- Mẹ của Muối đấy, bà mất rồi, mất mười bốn mười lăm năm rồi...
Như xót xa cho thân phận của thân phận côi cút của tôi, vẻ mặt của Đường bỗng buồn hẵn và trầm ngâm nhìn lên bức di ảnh của mẹ tôi...
- Hồi đó chắc anh Muối còn nhỏ lắm hả ?

Hình như Đường muốn tôi quay lại cuốn phim của một thời quá khứ đã qua đi lâu rồi... Tôi nhìn lên bức ảnh mẹ tôi, một người đàn bà quê nhà miền trung khô cằn nắng cháy, sống một đời với thân phận người đàn bà nghèo khổ, gặp ba tôi, hai người đều tứ cố vô thân, cũng một kiếp lưu đày làm thuê làm mướn trên vùng biển này - gặp nhau rồi nên đôi vợ chồng trước sự chứng kiến của bao bạn chài vùng biển này... ngày sinh tôi ra, nghe ba tôi kể lại vì không học hành gì cho lắm, nên khi đặt tên cho con, hai ông bà muốn lấy tên muối để ám chỉ tình nghĩa mặn nồng của vợ chồng, và cũng là kỷ niệm của một mối tình vùng biển, nên tên Muối đã được ông bà dành tặng cho đứa con đầu lòng của ông bà.... tháng ngày trôi qua, một cơn bệnh ngặt nghèo đã bủa vây lấy bà... vì nhà nghèo, trong những đêm ba tôi còn ở ngoài khơi xa, ở trong này mẹ tôi đã cắn răng chịu đựng vì cơn đau hành hạ trên thân xác bà... Đêm hôm ấy trong cơn mưa tầm tã trời đã khuya lắm mỗi lần tôi thức giấc, dưới ánh sáng mờ ảo và những ánh sấm sét chiếu vào, tôi thấy mẹ tôi cứ ôm bụng tựa vào khung cửa và nhìn ra biển, tôi thấy vẻ mặt của bà nhăn lại vì cơn đau hành hạ, trong lúc tôi thiếp đi đến sáng dậy, một thân hình người mẹ của tôi đã nằm bất động dưới nền đất và không bao giờ dậy nữa.....

Nghe tôi kể, Đường ngồi lắng nghe như cố in sâu vào trong trí bởi những lời kể của tôi, bỗng chợt Đường đứng lên, tới gần di ảnh lấy một cây nhang thắp lên và vái lạy trước di ảnh của mẹ tôi, rồi cắm vào bát nhang ấy...

(Còn tiếp...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Năm 8 19, 2010 12:36 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đến đây - NNH không thể viết nỗi nữa, bởi vì nhân ngày Lễ Vu Lan sắp đến, tự nhiên sau giây phút gửi lên mục Tin Vui và cầu chúc an lành cho mọi người; NNH chợt nhiên thấy đó tưởng như là "bối cảnh" của mình vậy... nên viết không được....
Xin chân thành kính gửi đến thầy cô và quý anh chị em SaoMai thưởng thức đỡ một bản nhạc này...


Link


Kính chúc một Đại Lễ luôn bình an...
NNH....

(Sẽ viết tiếp...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Little Sugar
HS SaoMai


Ngày tham gia: 21 4 2010
Số bài: 189

Bài gửiGửi: Năm 8 19, 2010 10:29 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cám ơn anh M bản nhạc BÔNG HỒNG CÀI ÁO, Đ nghe mà không cầm được nước mắt vì nhớ Mẹ đã ra đi. Cám ơn anh M thiệt nhiều anh M ơi. ĐP.


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Sáu 8 20, 2010 10:54 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

... Trong thâm tâm của tôi - tôi muốn Đường đứng lên và ra về càng sớm càng tốt; bởi vì một lý do: tôi không muốn cho Đường phải có sự thông cảm cho hoàn cảnh éo le của tôi; và tôi cũng đang sợ rằng: với thân phận như tôi Đường không thể nào kết gắn thêm một tình bạn đầy đơn côi và nhiều đau thương như vậy... Đường cầm ly nước đưa lên miệng và uống một ngụm - hình như Đường cũng đã muốn cho nỗi buồn qua câu chuyện đau thương của tôi tự trôi thẳng xuống đáy lòng để khỏi phải suy nghĩ.... câu chuyện của tôi và Đường hôm ấy đã nói thật nhiều, về đời tôi, về chuyện học hành và ngay cả về tương lai của tôi... và tôi cũng không hiểu tại sao Đường lại quan tâm chợt nhiên và bất ngờ như vậy.

Riêng tôi thì có phần lo lắng, bởi vì gia cảnh của Đường hiện nay cùng với hoàn cảnh của tôi, phải nói thẳng ra đó là một tỷ lệ nghịch rất lớn... nhà Đường giàu có thuộc loại khá giả... còn tôi chỉ là một kẻ tiểu hèn trong cái làng chài phận bạc này.... Chợt nhiên Đường đứng lên cầm ly nước lại phía đống sách vở của tôi và thả xuống; nàng lục lọi gì đó và cầm lên một cuốn tập - đó là một cuốn hồi ký của tôi trong những tháng ngày dài của thời còn học Đệ Nhị cấp... trong đó tôi đã viết lại với tôi những nỗi niềm về thân phận, về gia đình, về tình bè bạn, về ngôi trường... nghĩa là khi nào cảm hứng thì viết - bất kể ngày tháng, bất kể thời gian, và bài viết nào cũng khoảng ba bốn trang vở; có nhiều bài viết còn dở dang chưa có đoạn cuối.... Đường cầm lên và mở xem vài trang gì đó; rồi chợt hỏi nhưng mắt của nàng cứ dán vào những bài viết:
- Anh Muối viết đây hả ??
Tôi nhìn về phía nàng và trả lời:
- Ừ, thì buồn quá viết bậy bạ chơi vậy mà !
- Anh cho em mượn nghe....
- Úi, không được đâu....

Trong khi tôi đang còn bối rối, chưa biết xử lý thế nào; không lẽ tôi lại đi tới dành giật cuốn tập trên tay của Đường; kỳ quá đi mất, hơn nữa với hạng người như tôi làm sao mà dám đụng chạm đến làn da và thân thể của nàng; một bên là người phú nộng sang trọng, còn một bên là kẻ phận hèn tôi tớ... làm sao mà tôi dám lại gần đến để dành lấy lại được... Đường nhìn tôi và nói:
- Anh Muối cho em mượn xem đi, em sẽ không làm gì đâu...
Trong cơn bối rối, tôi chỉ biết nhìn lại Đường và không còn nói được điều gì, cổ họng hầu như nghẹn cứng, đớ lưỡi, Đường nhìn tôi....
- Em hứa mà, chỉ xem thôi, không làm gì đâu, anh Muối đừng lo...

Thế là nàng cầm cuốn tập hồi ký của tôi ép vào ngực nhìn tôi có vẻ thương hại và đi ra khỏi cửa... Tôi bồi hồi lo lắng; không biết sự thể sẽ như thế nào, nhưng tôi cũng đành phải ngậm đắng nuốt cay để cho Đường thản nhiên đi ra ngoài phía con đường cát biển bước về khi chiều đã dần buông....

Màn đêm trên biển buông xuống tự lúc nào... hai cha con cơm nước xong, ba tôi thì bận lên trên nhà chủ ghe để công việc gì đó, còn tôi ở lại nhà - không buồn thắp lên ánh đèn dầu làm gì, tôi dạo bước ra phía bờ biển để nghe sóng vỗ đêm về, trên bầu trời những vì sao lấp lánh như gợi cảm lên cho nỗi lòng với những chuyệ buồn xót xa.... Tôi qua phía nhà một thằng bạn; hắn đã nghỉ học từ hồi lớp 11 chỉ vì cũng như tôi, thân phận nhà nghèo, ham chơi hơn là đi học, nó tên Linh, phải nói Linh là một tay bơi biển cừ khôi - vì hồi nhỏ học hành thì ít nhưng bạn bè cứ rủ nhau đi tắm biển là số một, nó có tài lặn không dưới nước và đếm thầm từ một đến một trăm nó mới chịu trồi lên mặt nước, còn bơi thì nó thuộc loại nhất xóm trong đám bạn như tôi; nhà của Linh cũng thuộc vào loại "bần cố" nhưng nó còn đầy đủ cả cha lẫn mẹ, nhà có bốn anh em, chỉ phải cái tội lười học nên nó đã nghỉ và thường ngày nó được đi ra khơi xa với ba của nó.... Linh cũng đang ngồi trước nhà của nó để cũng thầm mong ngắm cảnh biển trôi, trong nhà cái radio đang có chương trình ca nhạc của đài phát thanh... Linh rủ tôi vào ngồi chung và chỉ biết nghe những bản nhạc tầm thường như thế...

Trời biển đêm thật buồn, chỉ có tiếng sóng vỗ nghe sao cứ mãi dạt dào khôn nguôi, ngồi với Linh, tôi chợt nghĩ về hồi chiều Đường đến nhà chơi và lấy đi quyển hồi ký, tự nhiên từ khi nàng ra về cho đến giờ, lòng tôi thấy lo lo thế nào; không hiểu nàng có như người ta đem những câu chuyện của tôi kể cho bạn bè biết thì chắc tôi chỉ có nước độn thổ... Chợt Linh hỏi tôi:
- Mi làm chi mà ngồi thừ người ra rứa ???
- Có chi mô, thi xong rồi, không biết sao đây, tau cũng thấy lo lo làm sao.
Hình như Linh nói để gần như an ủi và xóa tan đi nỗi im ắng giữa hai thằng bạn:
- Thì ba mi cũng cố làm cho mi học tiếp Đại học mà.
- Úi chà, bộ mi tưởng như lên Đại học là khỏe lắm chắc...

Với Linh thì không hiểu gì về học hành cả, hắn cứ tưởng giống như là đi học hồi còn ở trung học bình thường mà thôi; chứ nó đâu nghĩ rằng lên cao hơn là mọi thứ cũng phải đi kèm theo sau đó... Tôi nói lại:
- Chắc tau phải nghỉ thôi...
Linh như thông cảm giùm tôi.
- Nghỉ à! tướng mi mà nghỉ thì làm chi, đi biển có được mô mà nghỉ...

Trong thâm ý của nó, với cuộc sống cái dân làng chài nghèo hèn này chỉ biết đi làm thuê trên biển, đi thúng, và có gì ai kêu thì đi làm, cuộc sống cứ quanh quẫn tháng ngày với biển và bờ, chưa nghĩ đến tương lai, và những thằng như Linh thì cần gì phải tương lai; làm thuê, đi biển kiếm nhiều tiền, mai mốt nào đó có ai còm kèm đó, chịu lấy làm vợ - thế là xong... rồi sinh con đẻ cái,, cuộc sống cứ thế từ thế hệ này qua thế hệ kia, tiếp nối trên bờ nước biển mặn đắng như cuộc đời của cái xóm chài nghèo miền trung này....

(Còn nữa...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Bảy 8 21, 2010 10:20 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

... Cuộc sống cứ thế và cứ tiếp nối trôi đi một cách vô tình và thầm lặng với những âm thanh sóng biển dạt dào nơi vùng chài nghèo hèn này...
x
x x

Hai hôm sau Đường lại đến nhà trong một buổi sáng, tôi cũng đang bề bộn với công việc nhà sau khi ba tôi cũng đã đi biển; ở nhà một mình lúc thì học bài, khi thì đọc sách; có những lúc buồn quá lại lấy hồi ký ra và viết viết gì đó; nhưng giờ đây cuốn hồi ký đã bị Đường lấy đi rồi, biết viết cái gì nữa...
Đường xuất hiện nhưng không cầm theo cuốn tập trả cho tôi... Tôi mời Đường vào nhà và cũng như lần trước, tôi mời Đường ngồi chơi, cũng bộ phản gỗ kia thôi, một ly nước trắng lại phải bưng lên để gọi là mời khách... Đường đỡ lấy ly nước trên tay tôi...
- Thôi anh - nước non làm gì, cứ để em tự nhiên..
Đường đi thẳng vào câu chuyện:
- Hai hôm nay, Đường đã đọc nhiều lắm trong cuốn hồi ký của anh, không ngờ cuộc đời của anh Muối lắm những đau thương và buồn quá hỉ !

Nhìn lại Đường, nhìn lại tôi, tôi thấy Đường lại nhìn lên di ảnh của mẹ tôi, ngoài trời gió biển rì rào thổi với từng cơn sóng vỗ nhẹ, Đường nhìn lên di ảnh của người quá cố với một vẻ đăm chiêu như đang chiêm ngưỡng một thần tượng nào đó; hình ảnh mẹ tôi, một người đàn bà tần tảo của cái vùng biển miền trung nghèo nàn này, tôi cũng không biết nổi khổ của mẹ tôi ngày xa xưa ấy như thế nào, tôi ít khi nghe ba tôi kể lại, và cũng hình như từ ngày ấy, mẹ tôi "ra đi" - đã vô tình bỏ lại dương gian này hai cha con trong nỗi đơn độc góa bụa với một gia cảnh bần cùng và hèn mạt nhất của cuộc đời... Rồi cứ thế tháng ngày trôi qua và tôi cũng lớn lên như bao đứa trẻ khác cho đến giờ...

Cái nhìn đăm chiêu của Đường dán chặt vào bức ảnh mẹ tôi như cố tìm ra một đặc điểm gì đó thân yêu đã mất mát đi.... quay xuống nhìn tôi, Đường hỏi:
- Từ đó đến giờ anh Muối và ba của anh ở đây không hả ?
- Ừ thì ở đây chứ biết làm gì hơn, và muốn đi đâu thì làm răng mà đi, cuộc sống chỉ qua ngày đoạn tháng như thế này là phước lắm rồi...
- Anh và ba anh cũng kiên nhẫn dữ hí..

Đường như hỏi lại và đó là cũng câu trả lời giùm tôi trong cuộc sống này, nếu như người khác, thì có lẽ người cha sẽ dẫn con đi đâu để tìm cuộc sống mới đỡ vất vã hơn, bớt cực nhọc hơn... nhưng đến bây giờ tôi mới hiểu: đi đâu, làm gì hơn một khi ông chỉ là một con người thất học, không biết chữ gì cả, chỉ biết hàng ngày đưa tay cầm lấy những đồng tiền làm thuê mà chủ nào đó đưa ra, đếm đếm rồi đem về nhà... lúc thì gạo thóc, muối mắm, bó nhang khi trên "bàn thờ" đã hết; hoặc vài ba đồng thuốc cẩm lệ để hút giải cơn sầu. tôi thấy ông ít khi nhậu nhẹt chè chén gì với ai, ngoại trừ đình đám nào đó có ai thương hại mời đi, chỉ ngụm vài ba ngụm mà thôi và hình như ông không biết nhậu nhẹt say sưa... Đến bây giờ tôi mới hiểu vì ít khi ông nói, kể từ ngày mẹ tôi ra đi bỏ lại đứa con thơ, hình như ổng thông cảm được nỗi sầu khổ của gia đình và nếu "tiến thêm bước nữa" thì ai mà dám thèm bước vào căn nhà này, cuộc đời tôi ít khi thấy ổng cười, ít khi la lối ai, chỉ biết hàng ngày đi làm đây đó... một thân một mình nuôi con... cho đến ngày hôm nay - con người tôi đã tạm đủ trí khôn để biết nhận định.... Và đôi lúc những khi ngồi học bài bên ánh đèn dầu, bất chợt ổng nhìn tôi như dò xét điều gì, đến bây giờ tôi mới hiểu được: Không hiểu sau này tương lai nó như thế nào nữa... và có những lúc trong bữa cơm chiều chỉ có hai cha con, ổng đã nói với tôi:
- Đi học thì rán mà học nghe mi, đừng ham chơi theo chúng theo bạn rồi bỏ dở... đừng để cho người ta cười cho; rán mà kiếm năm ba chữ với...

Hình như với khả năng và trình độ của ổng chỉ biết nói chừng đó là xong, nhưng tôi cũng hơi hiểu: phải cố gắng mà học chứ đừng như tụi thằng Linh, con My, con Tâm cùng xóm chài này, để rồi cứ biển với nước trôi, cuộc đời cứ mãi lăn lộn với sóng biển như thế...

- Bây giờ thi xong rồi anh Muối định đi học nữa không ?
Lòng tôi như thắt lại trước câu nói ngẫn ngơ của Đường, nàng cứ nghĩ vô tư quá, cứ tưởng gia đình tôi cũng như gia đình của nàng... nên Đường mới buột miệng vô tình hỏi câu như thế. Tôi nhìn lại Đường
- Học nữa thì tiền đâu mà học, đâu phải dễ...

Đường lúc này chỉ biết im lặng và nhìn tôi, và hình như trong ánh mắt của nàng tôi đã nhìn thấy một sự cảm thông và hiểu ra rằng: Tiền đâu mà đi học nữa. Một gia đình một cha một con làm ăn chỉ tạm đủ đắp đổi và vá víu qua ngày mà thôi, làm sao để có thể đi xa hơn được...

Đường học thua tôi một lớp, sang năm Đường mới lên mười hai, nhưng trái hẵn, gia đình nhà Đường có thể cung phụng cho nàng học hành tới nơi tới chốn. Đường biết tôi và tôi cũng biết Đường - nhưng ít khi trò chuyện cùng nhau; với tôi thì sợ chúng bạn chê cười là mang tiếng: trèo cao té nặng, nên lại thôi và nghĩ rằng không bao giờ có thể nói chuyện được với Đường... Trái lại với nàng thì có thể bước lên được những danh vọng của cuộc đời và còn thăng hoa nữa là khác, hơn nữa với một nhan sắc thuộc vào hạng nhất nhì ở vùng chài này, có thể nói nàng là một ngôi sao để cho những chàng công tử làng chài cũng như những công tử ngoài phố thị chiếu tướng để thố lộ và tấn công nàng; còn tôi.... sẽ không bao giờ nghĩ tới...

Cuộc chuyện trò của tôi và Đường kéo dài đến gần trưa thì nàng ra về; đứng lên đi ra cửa, nàng ngoái lại nhìn tôi:
- Anh Muối cứ cho em mượn cuốn tập đã nghe, đọc xong em trả cho, em không làm gì đâu mà anh sợ.
Miễn cưỡng, tôi trả lời lại:
- Thì Đường cứ xem đi, miễn là đừng có làm gì là được, mà cũng nhớ là đừng cho ai biết cả nghe...
- Anh yên chí đi, em không làm gì mô, anh đừng lo... thôi em về nghe...

Đứng nơi cửa nhìn Đường khuất dần vào cuối con hẽm nhỏ, tôi cũng hơi chút lo ngại về sự thân thiện giữa tôi và Đường, dù sao cả một trời một vực xa thẳm quá, mênh mông quá, nỗi mênh mông như vùng trời biển cả này; nhưng mà thôi cứ để cho câu chuyện chỉ là vô tư và đừng nghĩ ngợi gì là xong...


(Còn nữa...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Hai 8 23, 2010 8:41 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Một lần nhân dịp có công chuyện phải đi ra thị xã; lúc ấy tôi cũng đang trên đường về nhà sau khi ghé qua trường để hỏi thăm vài người bạn; đứa thì sẽ đi vào Saigon tiếp tục con đường Đại học; đứa thì ở lại làm việc cho một hãng gì đó sau khi ông già nó chạy được một tờ giấy hoãn dịch; vài thằng bạn thân thì chắc phải vào quân ngũ... có những nàng con gái cùng lớp đứa thì "lên xe hoa", có đứa phải ở nhà, có đứa vẫn tiếp tục học hành; trên con đường đi về với chiếc xe đạp có lẽ tôi cho là thân yêu nhất của tôi... khi đi ngang qua dãy hàng quán nước ở con đường cuối phố thị; chợt trong quán vọng ra:
- Anh Muối ! đi mô về rứa ??
Tôi bỗng nhìn vào quán - một quán nước được gọi là bậc trung ở cái phố thị này... tôi dừng lại và vào quán theo lời gọi của Đường, nàng kéo cho tôi một cái ghế, mời tôi ngồi cùng bàn:
- Anh đi mô về rứa; chắc là đi lên trường hả ?
Trong bàn Đường cùng một người bạn gái, hai người con gái đúng là con nhà khá giả, thuộc hạng trung lưu ở cái chốn này; nhìn vào cách ăn mặc của cô ta cũng đã biết cô là một tay ăn chơi có vẻ sành điệu, tôi chào nàng và nói lại với Đường:
- Anh đi tới nhà mấy người bạn hỏi xem thử sắp tới tụi nó làm gì !
- Mấy anh đó định làm gì rứa? học tiếp hay làm chi ?
Cô bạn của Đường đỡ lời,
- Mấy ổng thi đậu xong, chắc học tiếp hay là cùng lắm đi lính thôi... mà nếu có đi vào lính thì mai mốt cũng là ông sĩ quan...
- Ừ thì có đứa đi lính, có đứa đi làm, cũng có đứa đi học tiếp, đứa thì ra Huế, đứa thì vào Saigon, đứa thì lập gia đình... ôi cha đủ cả...

Nhìn tôi Đường hỏi như dò xét:
- Còn anh, định làm chi bây giờ ?
Một người tiếp viên bưng ra cho tôi một ly đá chanh đặt lên bàn, tôi đỡ lấy và nói lời cảm ơn; đặt ly nước xuống bàn, tôi chỉ biết nhìn vào ly nước với một vẻ trầm ngâm không biết trả lời như thế nào đây...
- Anh thì chưa biết như thế nào đây; học tiếp thì không nỗi rồi, đi làm thì biết làm gì bây giờ, ai cho mình làm được cái gì... Cùng lắm chắc cũng phải đi lính thôi, kệ cứ cắm đầu trao cho cơn gió nào muốn thổi đi đâu thì đi, chứ bây giờ biết làm răng !
- Uống nước đi anh....

Tiếng nhạc trong quán cứ thả vào không gian với những bản tình ca về chuyện tình, về lính chiến, tôi ngồi nhìn ra đường với một vẻ đây lo âu và có chút suy nghĩ gì đó ! Tại sao Đường có vẻ lo cho tôi thế ? Đôi lúc tôi chợt nghĩ: một nàng công chúa tiểu thư đài các chỉ vài lần nghe được tiếng tiêu dưới đò vọng về từ đêm khuya ngoài biển vắng, để rồi nàng công chúa phải cất công đi tìm dư âm của tiếng tiêu buồn như đã hòa nhịp vào sóng biển của cái xóm chài buồn phiền này... Nhìn qua cô bạn - tôi chợt hỏi:
- Đây là bạn cùng lớp của Đường ?
Thay vì người con gái ấy trả lời: Ừ, hoặc dạ, hoặc là Ườ... thì nàng chỉ nhìn tôi và gật đầu khẽ một cái mà thôi, không còn nói gì hơn, bỗng Đường hình như muốn che lấp đi cái sự trả lời kênh kiệu của cô bạn mình, quay qua hỏi tôi:
- Anh Muối có thích đi học tiếp không ?

Bỗng tôi chợt miên man với câu hỏi của Đường - không lẽ nếu tôi nói đi học thì Đường có thể giúp tôi chăng ? hoặc là làm một cái gì đó để Đường "tài trợ" cho tôi trên con đường học hành của mấy năm Đại học... Tôi nghĩ không lẽ nào... Nhưng hình như với Đường; nàng có thể làm được điều đó, nhưng với thân trai như thế ni mà lại ngữa tay nhận sự tài trợ của con gái; tôi nghĩ không đời nào... Tôi nhìn Đường trả lời lại:
- Muốn thì muốn đó, nhưng không thể nào được...

Tôi không muốn nói ra dài dòng về gia cảnh của tôi hiện nay vì có cô bạn của Đường đang ở đây; vã lại nói ra thì được ích gì... mà ai lại thế... Đường ngồi cúi xuống khuấy nhẹ ly nước của Đường, mái tóc thề stone cũng rớt xuống theo che mất nữa khuôn mặt, lúc này làm cho nàng tăng thêm phần duyên dáng và lãng mạn... tiếng nhạc cứ nhè nhẹ và ru hồn người nghe trong một không gian thanh vắng của xóm phố gần vào trưa; ngoài kia trời ít nắng... sao ngày hôm nay lại thế, vì đang là mùa hè mà... Cũng trong cái không gian này, ba con người cùng trang lứa, biết suy nghĩ; và ngồi im lặng để nghe những dòng nhạc thả hồn vào tận cõi gió ngàn nào...? Đường nhìn ra phía đường, mắt đăm chiêu và có vẻ suy nghĩ gì lắm; nàng nghĩ gì nhỉ, cả cô bạn của Đường nữa, không hiểu nàng tên gì, cũng không ai nói, mà tôi cũng chẳng muốn giới thiệu làm gì nữa, bởi vì tôi nghĩ chắc nàng cũng tên đẹp lắm... và phải đẹp hơn tên Muối như tôi, nếu nàng mà nói ra thì tôi phải đáp lại, nếu không thì Đường cũng nói... thà đừng nói, đừng giới thiệu thế mà hay; cứ để cho cái im ắng, nghi hoặc dò xét ấy mà đôi khi lại hay; chứ tên Muối có gì đâu mà phải đi giới thiệu; không khéo ai đó còn cười cho; tên gì mà lại tên Muối....

Ngồi đến gần trưa, chúng tôi mới đứng dậy và ra về, đường từ đây về đến xóm chài cũng còn non khoảng ba cây số; bước ra khỏi quán, người kia đi lại dắt chiếc xe honda dame màu xanh - thì ra là xe của nàng, tôi nghe Đường nói lại:
- Thôi tao về luôn Thư nghe....
À, thì ra nàng tên Thư; đúng là một Tiểu Thư đài các với phong cách ăn diện của nàng, có lẽ là con của một nhà giàu có khá giả ???

Trên đường về, tôi dẫn xe đạp, Đường đi cùng tôi; hai người uyên thuyên trò chuyện về chuyện ngày mai của mỗi con người; quay qua chuyện cuốn hồi ký của tôi mà Đường hiện đang giữ; Đường nói qua:
- Anh Muối viết hồi ký đọc qua thấy cảm động ghê! mà anh viết cũng hay nữa....
Hình như Đường muốn nói thêm: tội khổ cho anh Muối vì mất mẹ sớm quá...
- Thế rồi từ đó đến nay, anh Muối có khi nào nhớ mẹ anh không ???
Vừa dẫn xe, vừa nhìn qua Đường, tôi nói lại:
- Nhớ thì ai lại không nhớ; nhưng hồi đó tại mình còn nhỏ quá, nên chưa nhớ mặt mẹ mình như thế nào, hiện nay chỉ biết nhìn vào bức ảnh treo ở nhà, và đôi khi nhớ được một vài nét gì đó thôi, cũng có đôi khi buồn buồn, vì nhìn gia đình người ta, nhìn lại gia đình mình, thì thấy thiếu thốn đi một cái gì lớn lắm... nhưng đã quen từ nhỏ rồi, nên đôi khi cũng thấy đó là cái tự nhiên...
Đường cười khẽ rồi nói lại:
- Có khi rứa mà hay hay đó anh à !
- hay cái chi.
- Thì nhờ mình cứ mường tượng như rứa, nên có khi cũng đỡ buồn...

Thì ra qua những dòng hồi ký của tôi - Đường như phần nào thông cảm cho cái cảnh côi cút của tôi và gia đình, để rồi hôm nay trong lúc vô tình như vầy... Đường mới nói. Đúng có đôi khi phải chi như rứa mà lại hay... Con đường về nhà như mau ngắn dần, mới đó mà chúng tôi đã nghe vang vọng tiếng sóng biển vỗ bờ, gió mát từ biển thôi vào, đến một khúc quanh vào ngõ, tôi chào Đường và đi vào nhà... còn nàng thì về luôn theo con đường xóm nhỏ chài này... Tôi cứ suy nghĩ miên man: nhìn vào những trang hồi ký của tôi, Đường có nghĩ gì không, tại sao dạo gần đây - Đường có vẻ lo lắng cho tôi ???

Tôi bước vào nhà và bắt đầu nhóm lửa nấu cơm...

(Còn nữa...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Hai 8 23, 2010 10:48 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Nơi xóm chài buồn thảm và bình yên ấy, có những con người lại tràn đầy những kỷ niệm...


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Ba 8 24, 2010 9:23 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Trời tối dần, bữa cơm gia đình tôi chỉ vỏn vẹn hai cha con, lần nào cũng thế, những bữa cơm như thế này cứ lặng lẽ diễn ra tiếp nối theo những ngày tháng bình dị và lắm buồn bã trôi qua... cũng đôi khi hai cha con trò chuyện trong những bữa cơm như thế... nhưng hôm nay cũng bữa cơm ấy, chợt nhiên ba tôi lại bắt đầu câu chuyện....

- Mấy bữa ni ba thấy cô Đường xóm trên cứ hay tới nhà mình làm chi rứa ?
câu hỏi dò xét của ba tôi như đã gợi ý là ổng không thích như thế, chỉ vì một điều: nhà mình như ri mà răng mi quen với người ta rồi xóm chòm người ta nói này nói nọ, dị nghị.... tôi nhìn lại ba tôi:
- Thì cô lên nhà mình mượn sách mượn vở gì đó thôi chứ có gì đâu mà ba lo.

Tôi như trấn an cho ba tôi để ổng đỡ phần e ngại khi một cô con gái con nhà khá giả mà lại đến nhà một người bần cùng như nhà tôi... tôi lại tiếp để cho ổng yên lòng...

- Mà ba để ý làm chi cho mệt rứa, quen thì biết vậy thôi chứ bộ ba làm như con để ý để tứ người ta không bằng, nhà mình làm sao mà "vói" tới nhà người ta mà ba lo.... mấy ngày ni cô ấy đến để mượn sách vở của con mới vừa học xong ấy mà.....

Tôi đang biết ba tôi cũng có phần lo ngại cho "tình thân nghịch lý" của tôi - có lẽ sợ rằng: nếu chuyện tình đi quá đà rồi thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp và khó xử như thế nào... và chính tôi cũng thế; không bao giờ tôi lại dám nghĩ sâu gì về cho "tình bạn mới quen" của tôi và Đường hiện nay... còn Đường nghĩ gì thì chỉ có Trời mới biết ....

x
x x

Màn đêm cứ dần buông trên xóm chài thầm lặng này, cũng như mọi khi vẫn tiếng sóng vỗ, vẫn tiếng gió thổi rì rào... phía xa xa vài ánh đèn lấp lánh của phố thị miền xa như trêu ngươi với người dân xóm chài khổ ải này... chuyện vẫn thế, vẫn cứ tháng ngày tiếp nối và đi qua, vẫn những cái thúng, ghe chài, con cá con tôm, bờ cát biển vô tư như cuốn dần theo những con sóng... Đến bây giờ, tôi đã khôn lớn, hình như cái tuổi cũng còn vô tình nhìn đời dân xóm chài này một cái nhìn cứ mãi còn khắc khổ và vô tư như thằng Linh, con My, con Tâm và ngay cả Đường.....

Chiếc máy radio xập xệ cà lăm của nhà thằng Linh cứ mãi ngân vang rè rè trong những đêm như thế này trên vùng biển chài, vẫn những bản nhạc, với những bản tin thường ngày, đêm về ít ai đi dạo chơi trên biển, và hầu như mọi người chỉ biết quây quần bên ánh đèn dầu leo lét trong mỗi căn nhà lưa thưa ấy để chuyện trò và lo cho công việc ngày mai; còn tôi, nói gì với ai bây giờ cứ mỗi khi đêm về.... ba tôi có lúc đi nghỉ sớm, khi thì đi tới nhà chủ hoặc vài người quen đâu đó... cuộc sống cứ tiếp nối diễn ra như thế rồi cũng quen dần, coi như đó là một định luật tự nhiên của cuộc sống người dân làng chài này vậy...

Một mình tôi dạo chơi ngoài bờ biển, biển vẫn thế như mọi khi, lúc đêm về... lang thang một mình trên bờ biển - bóng một người con gái nào cũng lang thang như chính tôi vậy.... thì ra là Đường.... càng gần hơn, dưới ánh trăng mười ba như khi ẩn khi tỏ.... đến gần hơn; nàng hỏi lại:
- Anh Muối hả ???
Ồ thì ra là Đường, không biết nàng đi đâu đây, chắc cũng đi dạo trên biển đêm như thế này....
- ủa, cô Đường hả... Đường đi đâu vậy ? !

Chúng tôi gặp nhau trong lúc tình cờ trên biển đêm như thế này, họa hoằn lắm, vì rất ít khi tôi lại đi lang thang trên biển đêm như thế này; bỗng sao hôm nay, trời đất khiến xui nàng lại dạo chơi và gặp tôi...
- Anh Muối hay đi dạo biển như ri à...
- ít khi lắm, dạo này không còn học hành gì, nên đi lang thang vậy mà...
- Ô, vậy thì mình cùng đi chơi cho vui, Đường định lên nhà con Lan chơi mà...
- Vậy thôi Đường đi ri...
- Thôi gặp anh đây, mình cùng đi luôn đi....

Suốt cuộc đoạn đường, tôi và Đường chậm rãi như còn mãi đếm từng bước chân còn in dài trên bờ biển đêm, gió cứ thổi và những ngọn sóng cứ rì rào, câu chuyện của tôi và Đường như cứ mãi cuốn hút vào những vấn đề này và việc nọ... một anh chàng bán than đang cùng đi bên một công chúa tiểu thư đài các, để rồi trong gió và sóng biển đêm nay sẽ hòa quyện lại và đem về cho ai tiếng tiêu thật buồn bay xa và còn bay mãi vào ánh trăng đêm và tan loãng không còn đọng lại chút dư hương nào trên từng ngọn sóng... tôi nhìn qua nàng và hỏi:

- Đường xem cuốn sách của anh xong chưa, cho anh lại...
Quay qua nhìn tôi, nàng cười cười :
- Đọc gần xong rồi, nhưng có lẽ em chưa trả cho anh Muối được đâu...
- Sao vậy ???
Nàng lại cười to hơn, nụ cười ấy cũng không át nổi cơn sóng biển đang chạy vào dưới chân....
- Thì để cho em coi lại vài lần, để thấy được cảnh đời của anh chứ...
Tôi nói lại:
- Ôi chao, thấy làm chi cho mệt em ơi; ai lại đi nhìn vào một cảnh khổ cực như thế; đáng lý ra em phải nhìn vào những hình ảnh tươi sáng hơn chứ...
- Biết sao là tươi sáng, biết sao là u tối.... À, mà sắp tới anh Muối định làm gì ???
Như cố ý đi sâu vào công chuyện dự tính của tôi, nên Đường mới hỏi như thế...
- Anh cũng chưa biết, nhưng con đường thuận tiện nhất mà khỏi làm cho ai phải lo lắng nhiều thì chỉ còn có nước đi lính...
Chợt nhiên nàng ngạc nhiên nhìn thẳng vào tôi.
- Bộ anh điên hả, sao mà đi lính, làm như đi lính là sướng lắm chắc, nào là cực khổ, chết trận, mất tích....

Tự nhiên không biết vì động cơ nào mà nàng lại thấu hiểu cái khổ của người lính như thế... có lẽ qua những bài phóng sự, những phim ảnh, tin tức hàng ngày, có thể nàng mường tượng ra những viễn cảnh khổ cực của những người lính như thế.... Nhưng với tôi bây giờ thì còn đường nào hơn... không lẽ cứ mãi đi học tiếp tục để làm khổ cho ba tôi, đâu phải ít tiền, dưới thời thế này thì biết làm gì với tấm bằng tú tài này, phải chi giờ này thay vì tấm bằng tú tài ấy là một cái bằng đại học nào đó đã xong xuôi rồi thì hay cho tôi biết chừng nào... nhưng không, với cái vốn liếng chỉ có tấm bằng tú tài hiện nay thì làm gì được... không lẽ ngày mai lại cũng ké thuyền đi ra biển như tụi thằng Linh để sống kiếp làm thuê nuôi gia đình, không lẽ cứ buông trôi như thế rồi gặp phải ai đó; một miếng trầu cay, ly rượu nồng để nên duyên vợ chồng và tiếp tục lăn vào những con sóng cứ mãi dạt dào như làng chài này.... Hình như Đường cũng đang đứng trước một bài toán nan giải giùm tôi lúc này... đi bên tôi nàng im lặng, cái im lặng như tôi biết nàng cũng đang cố lý giải và chứng minh giùm cho tôi một định lý "ngày mai" sẽ ra sao....

Nhưng với những cơn sóng biển đêm nay, những cơn gió thổi về, trên biển vắng này dưới ánh trăng mười ba chưa tỏ và còn mờ ảo... tôi cũng như Đường - chỉ là một con người nhân sinh bé nhỏ không thể vượt qua những số phận đang sắp sẵn trước mặt... câu chuyện cũng khá lâu, gió biển khuya càng thấy lạnh hơn.... tôi nhắc Đường về nhà kẻo nhà trông....

Còn tôi - trên đoạn đường tiễn nàng về... tôi cứ đi hoài... trong miên man nào đó tôi nghĩ: Thôi thì cứ để cho số phận đẩy đưa...

(Còn nữa...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Năm 8 26, 2010 9:39 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Sau những ngày hạ buồn lang thang đây đó... bạn bè cùng lớp cũng đã lần lượt đi chỗ này chỗ nọ, đứa thì vào Đại học, đứa về quê làm việc; nhưng đa số những thằng bạn "như tôi" không "đủ sức chịu đựng ba bốn năm trời trên đại học" - cuối cùng thì chỉ còn một con đường gia nhập vào binh nghiệp; một con đường cùng tận của một đời người khi không còn ánh bình minh le lói nào... và chính tôi cũng chưa diễm phúc thấy được ánh bình minh ấy - nên tôi đã âm thầm cùng vài người bạn "bước vào Trại Tuyển mộ nhập ngũ..."

x
x x

Suốt mấy ngày nằm trong trại, duy chỉ có ba tôi là người biết mà thôi; ngày ra đi tôi thấy trên ánh mắt của ông chứa đựng một vẻ u buồn, nhưng còn gì hơn được nữa đâu... tôi nhớ lại ngày cuối cùng hai cha con ngồi nói chuyện với nhau trong một bữa cơm, ông nhìn tôi và hỏi:
- Mi đi có được không mà đi...
Nhìn ba tôi, tôi cũng hồi hộp lắm:
- Thì người ta đi được. Con đi được, có người ta có mình mà lo chi ba...
- Đi thì tau không cản, nhưng rồi đây liệu mà sống với người ta....

Trong câu nói, hình như ông đã lo lắng cho tôi nhiều lắm, lo cho một chàng thư sinh như tôi, đến giờ này từ giã tuổi học trò để bước qua một bước ngoặc mới trong cuộc đời của tôi... một đứa con không mẹ lo lắng; trong những tháng ngày qua rồi, chỉ có hai cha con thủ thỉ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... đói no, khổ cực có nhau... giờ đây vì số phận và hoàn cảnh... nên cha con đành phải đứt từng đoạn lòng để tôi ra đi tìm một cuộc sống mới... bởi vì trốn có được không... cảnh sát mà bắt được thì ôi thôi... thà rằng còn mãi tiếp tục học hành để còn cầm được mảnh giấy "Tạm hoãn dịch..." - còn đây ai mà cho hoãn; một cha một con, trong nhà đơn chiếc thì có ai đâu mà biết đường lo cho mình giấy tờ ấy... nằm trong trại nhập ngũ cùng với mấy người bạn; tôi cũng còn nhớ ngày "ra đi" trước khi đi ra khơi... ba tôi còn để lại cho tôi khoảng tám ngàn đồng bạc - đó là "món quà chia ly" của ba tôi đã dành cho tôi trong lúc ấy... tôi còn nghe rõ lời dặn của ba tôi trong cay đắng nghẹn ngào:
- Thôi đi thì đi, cố gắng mà sống với người ta, nì ba còn mấy đồng cầm đi mà tiêu xài gì thì tiêu... tau đi nghe....

Trong lời nói ấy, ở phần cuối của câu dặn dò ấy, tôi nghe được một nỗi buồn trong tiếng nấc nghẹn ngào của một người cha, con lo lắng cho cha với tháng ngày tiếp nối trong sự đơn độc vắng vẻ và lắm nỗi buồn, cha thì lo cho con từ nay bước vào một cuộc sống mới đầy khổ ải và lắm đoạn trường gian nan... chợt nhiên hai nỗi lo như không thể hòa quyện cho nhau, mà cứ để cho số phận đưa đẩy....

Được khoảng một tuần, chúng tôi được thông báo "lên đường" đi vào quân trường, tôi và vài người bạn đã thực sự chính thức từ giã những ngày tình thơ một thời áo trắng, từ giã những hàm số , định lý và định đề, từ giã những tà áo dài còn vương vấn hồn ai khi chiều về trên những con phố nhỏ, từ giã đi bờ biển của làng chài nghèo nàn này, trong đó có cả tiếng vỗ của những ngọn sóng, tiếng gió thổi đêm về, và đã từ giã cô em gái Đường của làng chài, từ giã luôn cả cuốn hồi ký của tôi....

Chuyến bay còn sáng sớm - âm thầm đưa những chàng trai bé nhỏ thời ly loạn dạo quanh một vòng trên bầu trời quê nhà như còn chút luyến nhớ nào, nơi khung cửa nhỏ máy bay, chúng tôi nhùn xuống dưới chân hình như vẫn còn ngái ngủ, chưa có chút nắng mai... một thành phố lặng lẽ âm thầm như cũng biết buồn về sự ra đi vô định của những thằng như chúng tôi.... xa dần, xa dần và đến khi chúng tôi cứ nhìn xuống mãi thì chỉ thấy bao la một biển trời mênh mông... như chính lúc ấy, nỗi buồn của chúng tôi cũng dạt dào như những cơn sóng ngoài khơi xa dưới thân máy bay vậy...

x
x x

Thời gian trôi đi, thế mà "chín tháng quân trường" qua đi một cách nhanh chóng, dạo này cũng gần vào độ hè sang, nhớ lại lúc này vào năm ngoái, chúng tôi - những đứa học trò không hơn không kém, một mùa hạ cuối cùng của một đời học sinh dài, đã giã từ đi tất cả.... thế mà thoáng mây bay, giờ đây cũng lại một mùa hè nữa lại đến, rồi cũng bao lời chia tay, bao nhiêu hoa phượng lác đác ở sân trường... đến giờ này cô em gái Đường cũng thế... mùa hạ lại về; không hiểu có như tôi; nói nỗi lời chia xa ? Giờ này Đường làm gì nhỉ ?

Những ngày mãn khóa về phép thăm lại làng chài của tôi đã gắn bó nhiều kỷ niệm; về với mái nhà xưa... ba của tôi vẫn như ngày nào; ngày ngày vẫn là bạn đường của biển cả, làm kiếp ngư dân với sóng biển dạt dào, tin tôi về, ai ai cũng biết.... Đêm đã về; bữa cơm hội ngộ cùng cha con lâu ngày gặp nhau; trước mặt tôi, tôi nhìn thấy nụ cười của ba tôi lộ rõ một nỗi vui mừng khôn xiết... vẫn trong căn nhà ấy, căn nhà kỷ niệm của hai cha con đơn độc trong làng chài nghèo này đang chứa đựng nỗi vui mừng của ngày gặp lại.... Trong bữa cơm không mấy gì là cao sang cho lắm; vẫn muối dưa, mắm cà... món ăn quen thuộc miền dân dã như ngày nào; hai cha con tôi chuyện trò nhiều lắm; chuyện quân trường, chuyện đời lính tò te, rồi chuyện cô Đường:
- Năm ngoái, mi đi được vài bữa, cái cô Đường gì đó ở xóm trên có tới nhà mình, tau nói: hắn đi lính với mấy thằng bạn của hắn gì đó rồi, ngồi chuyện trò vài ba câu, hắn ra về....

Nhưng lúc ấy, tôi biết Đường buồn nhiều lắm, nhưng biết sao hơn được... mới chập tối, tôi đang ngồi nhìn lại đống sách vở của tôi thời còn đi học, cũng bên ngọn đèn dầu leo lét của ngày nào; một câu hỏi vọng vào từ khung cửa:
- Anh Muối đi về rồi hả ???
Quay ra thì đó chính là Đường và người con gái tên Lan; hai người ghé vào nhà thăm tôi:
- Ủa, Đường hả? ừ anh mới về... sao em biết ?
Nàng vội nói ngay:
- Hồi trưa, em nghe con Lan ni và mấy đứa ở đây nói nè....
Lan vội lên tiếng:
- Nhìn anh Muối đi lính về có khác...
Tôi nhìn lại hai cô bạn của vùng xóm chài này, tự nhiên thấy cả niềm yêu thích quê hương sao đậm đà đến thế... Mời hai người ngồi chơi - cũng trên bộ phản gỗ ngày nào; chắc Đường thì quen thuộc, còn Lan, nàng có nghĩ gì không; hơn nữa chắc hai người con gái ấy cũng đã hiểu nhiều về cái nhà của cha con thằng Muối này như thế nào... Ngồi chơi kể lại những ngày dài quân trường của tôi, cùng những ngày bước vào năm học của Lan và Đường, những ngày ngồi học bài mà nhớ về cho tôi... và tôi cũng thế những ngày dài ở quân trường tôi rất nhớ về cái xóm chài nhỏ nhắn này, nhớ sóng biển, nhớ gió lạnh từng đêm, mới chỉ mấy lần chuyện trò thôi... nhưng cũng làm cho tôi đã nhớ nhớ về đây nhiều lắm....
- Rứa bây chừ ra trường rồi anh đi mô nữa không ?
- Ừ thì họ cho mình về phép, tuần sau anh đi trình diện ở đơn vị...

Gió biển đêm cũng như ngày nào, vẫn thổi nhẹ, gió biển mùa hè, làm mát dịu cái không gian oi bức của mùa hạ, lại mùa hạ cũng như bao mùa hạ của ngày xưa tôi còn là học trò... đêm về ngồi học bài dưới ánh đèn leo lét này. Cả Đường và Lan nữa cũng thế... nhưng giờ đây thì chúng tôi cũng không còn ngồi dở lại từng trang sách, tìm những bài học... cả Đường và Lan cũng vậy, chắc cũng phải đành gác lại những trang sách ấm nồng... để từ nay mỗi con người đều tìm cho mình một cuộc sống.... tôi hỏi lại Đường:
- Nghe Đường và Lan thi đậu rồi hả ?
- dạ, tụi em mới chỉ nghe thôi, chứ trường chưa có bảng chính thức...
- Thôi cũng mừng cho hai cô, chắc Đường và Lan định học tiếp chứ ?
Vừa cười, Lan vừa nói lại:
- Tụi em cũng chưa biết nữa, để từ từ rồi tính....

Gió biển vẫn thổi, tiếng sóng biển đêm cứ mãi dạt dào và nhẹ nhõm, chúng tôi chuyện trò lâu lắm, mỗi con người đều có một cuộc sống riêng, một tương lai riêng, tôi hỏi cuốn hồi ký của tôi... Đường nhìn tôi cười:
- Em còn giữ chớ ! giữ kỹ nữa là khác... để từ từ rồi em đưa cho...

Hai chữ từ từ của Đường buông ra thật chầm chậm, thong thả như nàng muốn còn kéo lại thời gian để nhìn cho hết những nỗi niềm suy tư của tôi về cho tháng ngày dài của tôi.... Thế mà tháng ngày cứ dần dần trôi mãi, trôi qua một cách bình dị và lặng thầm, và có lẽ nàng muốn tận tường xem lại "cuốn phim trong tập hồi ký" của tôi với những tháng ngày dài đau khổ và cô đơn của tôi....

Như thế để làm gì nhỉ - biển đêm vẫn tiếng gió, vẫn tiếng sóng, vẫn câu chuyện của ba người như hòa lẫn vào với từng ngọn sóng vỗ...


Còn nữa...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Sáu 8 27, 2010 9:58 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

_____________________________

Một câu chuyện tình của một đôi trai gái vùng biển chài nghèo nàn này... Không phải.
Một tình bạn được sinh sôi nảy nở trong lòng của một đôi bạn miền biển... Không hẵn.
Một thiên tình sử của một đôi tình nhân với những đoản khúc tình sầu đầy lãng mạn trên từng ngọn sóng biển... Lại càng không hẵn...



Thế thì hai con người; một trai một gái cùng làng chài quen nhau như thế nào đây - cũng như với tụi bạn như thằng Linh, con My, con Tâm,và ngay cả chính Lan cũng vậy - hình như chỉ là tình bạn bè của một lứa tuổi ô mai hồn nhiên và nhiều mộng mị - hình như chỉ có thế... không hơn không kém.... một tình bạn như bao nhiêu tình bạn khác... Tôi lại càng "không dám nghĩ gì sâu hơn" với Đường vì đã khác xa tôi một trời một vực... Và cũng không bao giờ tôi lại dám mơ rằng: Hồn bướm đã thoát thai của cái kiếp làm kén lại đi mơ về siêu thoát vào một cõi tiên....

Tháng ngày gần ba năm trời cứ âm thầm lặng lẽ trôi qua với bao câu chuyện vui buồn giữa tôi và Đường, cũng như với tụi thằng Linh, con My, con Tâm cũng vậy...

Một lần ở đơn vị về phép, khi đến nhà; thì căn nhà trở nên lạnh lẽo và nhiều buồn thảm đau đớn hơn; một câu chuyện đau lòng mà Linh đã kể lại cho tôi tường tận từng chi tiết trong thời gian tôi vắng nhà:

- Hôm mi vừa đi được khoảng một tuần, ba mi bệnh hơi nặng; ổng nghỉ mấy ngày liền không đi biển nữa; nghe nói ổng bị đau bao từ với thêm bệnh cao huyết áp gì đó; ở nhà một mình, tụi tau hay thường xuyên qua lại với ổng, lúc ấy ổng có vẻ mệt lắm; bà con ở đây, nhất là chủ ghe của ổng có cho ổng mượn tiền và thuốc thang được vài bữa, tao bảo vợ tau qua coi sóc và nấu cho ổng rau cháo gì đó, nhưng có lúc ổng ăn có lúc không; thuốc thang thì vẫn cho ổng uống đều đặn theo bác sĩ đã dặn... Nhiều lúc nói về mi, ổng như nghẹn ngào và đôi mắt ổng đẫm lệ... thế rồi sau một đêm; khi ba tau qua chơi với ổng về và có dặn tau qua ngủ với ổng... mi biết không - đêm đó tau vẫn lấy thuốc cho ổng uống như mọi khi.... sau đó ổng nằm nghỉ và còn chuyện trò với tau nữa chứ... ổng nói chuyện của mày nhiều lắm... đến sáng ra khoảng năm giờ tau dậy và định ra về; khi ngó qua ổng thì má của ông đã hóp lại; miệng há ra... mắt chưa nhắm lại hết.... tau đi qua xem thử, rờ tay lên trán ổng... thì tau thấy một vẻ lạnh... cái lạnh của một con người đã "ra đi" tự lúc nào rồi....

Xóm chòm hay tin chạy qua với ổng, người thì lo chuyện này chuyện nọ, người thì lo ma chay, mời thầy đọc kinh cầu siêu cho ổng, tội nghiệp ở đây ai cũng tới với ổng nhiều lần, nhưng số phận con người như vậy rồi biết sao hơn.... nhiều người tìm cách liên lạc cho mi nhưng không ai biết mi ở đâu cả; thử hỏi mi chơ cái dân vùng chài ni mà đi tìm một con người đi lính như mi thì biết đâu mà mò... được hai hôm thì xóm chòm cũng lo lắng chôn cất cho ổng chu đáo... nhưng mi biết không; ai đời đám ma gì người ta nhìn vào "không có người đội tang" - với dân làng chài này thì chuyện ấy chắc ai cũng đã hiểu....

Tôi nhìn lên "bàn thờ" - gọi là bàn thờ cho có... một bát nhang còn nghi ngút khói mà Linh đã thắp lên khi tôi về; chưa hiểu được "sự tình chi cả" thì Linh đã thắp lên trên ấy.... Nhìn căn nhà trống vắng từ đây.... lòng tôi se lại... không hiểu lúc này tôi đang buồn hay là sao nữa... tội nghiệp cho ông già của tôi - qua một đời người chỉ là thân còm ma dại; không ai thân thích; chính tôi cũng không hiểu ông được xuất phát từ đâu - vì không khi nào nghe ổng kể lại - hay là ổng cố nén lòng không cho tôi biết gốc tích của một chút gì đó về quê hương... cũng như ngày xưa, một thân trai còm cõi, tứ cố vô thân, sống với kiếp làm thuê đây đó, trôi dạt về đây... gặp mẹ tôi - chắc cũng là một thân phận như cuộc đời "Vợ nhặt" để rồi đông và tây lại nên duyên vợ chồng và xin nhận nơi này làm quê hương.... tôi đã ra đời trong một chuyện tình đầy nỗi cô đơn và hình như chỉ biết xóm chài nghèo này là bà con thân thuộc, hình ảnh và âm thanh sóng biển và những trận mưa nguồn chốn này để nhận nơi này là quê nhà của tôi !!!

Linh lại kể tiếp:

Nằm trên giường bệnh, ổng nói là ông lo cho mi lắm; cố gắng lo cho mi ăn học như người ta, nhưng tới đó là chú hết mức rồi, đành phải chịu... Rồi Linh kể về chuyện Đường quen tôi, hay qua nhà chơi hồi đó... ổng biết nhưng vẫn sợ; sợ xóm làng dị nghị; sợ cái kiểu "ăn mày mà đòi xôi gấc" rồi thiên hạ cười cho... chú cũng dặn hắn dữ lắm....

- Mi biết không - tội nghiệp cho con Đường xóm trên nào đó, mấy lần tau hay qua giúp ổng tau thấy hắn đem thuốc thang gì đó xuống cho ổng, vì sau khi hỏi han bệnh tình thì hắn tự đi hỏi bác sĩ và mua thuốc gì đó về cho ổng uống...
Linh chỉ tay lên bàn cho tôi thấy còn mấy hộp thuốc gì đó mà Đường đã mua và đưa xuống... ổng nhìn Đường có vẻ ngại ngùng, trong cơn mệt ổng chỉ còn biết nói trong hơi thở:

- Chú cảm ơn con nhiều lắm...

Mấy lần đó, Đường còn dặn tau là cho ông uống thuốc sau khi ăn cháo xong nữa mà... mấy ngày "ổng nằm xuống", tụi tau thấy ban ngày Đường hay lên đây, phụ giúp tụi con My, con Tâm dọn dẹp gì đó nữa... ngày đưa đám, con Đường cũng đi theo nữa mà.... tau thấy nó cũng rất buồn; ngày đưa đám ổng bà con ở đây đi đông lắm...

Tôi ngồi nghe Linh kể mà cố hình dung lại cái hình ảnh trong viễn tưởng câu chuyện đau lòng của tôi trong lúc này... thế là đời tôi đã qua đi hai lần ma chay... lần thứ nhất vì tôi còn nhỏ quá chưa hiểu được cái chết là gì... nhưng bây giờ tôi lại đau xót đến tột cùng... Mấy ngày qua tại đơn vị, tôi đã bị "đau bụng" với những cơn vật vã như thế nào... nhưng ai có ngờ đâu hồn thiêng của ba tôi đã báo cho tôi như thế... Nhìn lên bàn thờ còn khói nghi ngút bay tỏa ra một mùi hương của một đám ma buồn; hình ảnh một đám ma mà tôi đang cố tưởng tượng ra như thế nào - ai có ngờ đâu lần xa nhà hôm ấy là tôi được nhìn ba tôi lần cuối trong đời... để rồi hôm nay khi tôi trở về nhà thì ba của tôi đã về cùng với mẹ tôi nơi chín suối....

Tôi và Linh còn ngồi lại để cho Linh kể hết câu chuyện đời đầy đau thương của tôi; sau đó Linh mời tôi qua nhà cùng ăn cơm với vợ chồng Linh....

x
x x

Trời đêm miền biển nghèo này cũng như mọi lần; đi bên Đường... cô đến đây chơi từ khi chập tối... nghe tin tôi về, nàng đến thăm tôi... trời đêm vẫn thế, những âm thanh rì rào của từng cơn sóng vỗ hòa lẫn với tiếng gió xạc xào như thổi ngàn mây bay về một cõi nào. Đường bây giờ đã đi làm việc, không đi học tiếp, vì kỳ thi Đại học vừa qua Đường không đậu, nên phải đi làm để tự mưu sinh... cũng câu chuyện từ hồi chiều, tôi nghe Linh kể lại là gia đình nàng đang muốn gã nàng cho một con trai của ai đó ngoài thị xã cũng khá giả lắm... tôi hỏi lại Đường:
- Dạo này Đường đi làm có vui không ?
Nhìn tôi nàng cười và nói lại:
- Thì đi làm với người ta vậy mà vui gì đâu, nghỉ học thấy cũng tiếc, tụi con Lan nó học Đại học rồi đó... ngoài Huế lận..
- Sao em không cố gắng thi đậu để học tiếp có hay hơn không ?
- Thì tại mình hơi dốt nên mới rớt, chứ ai mà muốn nghỉ học đâu... mà anh về kỳ này được lâu không...
Im lặng một hồi, tôi nhìn về phía biển xa, trả lời nàng:
- Anh về được ba ngày, không ngờ kỳ này về buồn quá... Rồi đây không biết mình sẽ ra sao đây ???
- Thôi thì số kiếp cả anh ạ! Trời định như rứa rồi, biết làm răng chừ !!!

Câu nói "biết làm răng chừ" của Đường như một định luật tự nhiên mà tôi đã được học hồi còn trên ghế nhà trường trong môn "Luận lý học" vậy... nhưng mà thôi giờ phút này nghĩ về học hành làm chi nữa cho mệt... Chỉ biết từ đây... tôi phải chống chọi với những bôn ba cuộc đời để sống với người ta mà thôi... Đến bây giờ thì tôi "mới hơi hiểu" cái định luật tự nhiên của vũ trụ, của con người, của tạo hóa là như thế nào, ngồi chơi trước nhà bên cạnh Đường đêm nay. sau khi tôi đã thắp lên cho ba tôi ba nén nhang để giúp ổng ấm lòng nơi chín suối... mùi nhang bay tỏa ra ngoài làm tôi nhớ về cho tháng ngày còn ba tôi - để giờ này tôi cứ như mường tượng ổng còn đi đâu đó lên nhà chủ, hoặc qua nhà vài người bạn nào đó... Thế mà giờ đây, khi tôi đã tạm gọi là khôn lớn, trong chuyến đi xa này về thăm nhà hôm nay, tôi đã về để đối diện với một nỗi mất mát đầy tang thương như thế này, và cũng chính tôi đã về để còn được ngồi trò chuyện với Linh, và nhất là với Đường, trong lần về phép này....



Tôi ở lại đây được ít ngày, trước khi lên đường trở về đơn vị, tôi còn ra khu nghĩa trang làng chài để thăm lại mộ phần của ba tôi... nơi mà ông đã định để yên nghỉ giấc ngàn thu....

(Còn tiếp...)




Được sửa bởi Nguyen Ngoc Hai ngày Bảy 8 28, 2010 11:38 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Sáu 8 27, 2010 10:06 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tình Cha...
Ngọc Sơn trình bày...


Link


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Bảy 8 28, 2010 11:08 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

x
x x

Bữa cơm tối của gia đình Đường vẫn trôi đi một cách lặng lẽ như mọi ngày... Cơm nước xong, Đường vẫn ra ngồi ngoài thềm hiên hóng mát, đang ngồi đăm chiêu suy nghĩ, mẹ của nàng từ trong nhà cũng đi ra với nàng... Ngồi xuống cạnh, bà nhìn ra phía biển nói với Đường:
- Ở ngoài nhà ông Phát, ngày mốt họ đến thăm nhà mình...
Dường như Đường đã thấu hiểu được ngọn ngành qua câu nói của mẹ; mẹ nàng có ý muốn gã Đường cho con trai của ông Phát, một thương gia có bề khá giả đang là chủ một hiệu buôn ở ngoài thị xã; con trai là một công chức nhà nước sau khi ổng ấy lo cho được "hoãn dịch" ở nhà và đi làm... Đường biết anh ấy! nhưng hình như vì xa lạ và cũng chưa có cảm tình gì với anh ta... nhưng giờ đây bậc cha mẹ thì lại muốn gá nghĩa trăm năm cho nhà ông ấy... Đường trả lời như phụng phịu lại với mẹ....
- Họ đến làm chi vậy mạ ???
Nàng hỏi thêm làm như nàng chưa biết...
- Bộ nhà mình có gì với ổng ấy hả mạ ?
Bà ta trả lời ngày:
- Thì họ đến để coi mắt mi đó !



Chợt nhiên Đường như ù tai, và không thể nàng tin đó là một thông báo quan trọng đến với mình, nàng nói lại với mẹ:
- Con với "người ta" có quen biết gì nhau đâu mà mẹ lại đi nhận lời người ta...
Bà vội vàng nói ngay:
- Thì ba mi hứa trăng hứa cuội gì với người ta từ hồi nào ... bây giờ nhà người ta xin vào chơi đó mà...
- Thà rằng con có quen biết gì với người ta, thì họ đến nhà cũng cho đành, đằng này con chưa quen gì cả, mà ba mạ lại nhận lời cho họ đến nhà...
Chợt nhiên Đường nhìn ra phía biển, nàng chợt dâng lên một nỗi buồn khó tả... nghĩ thế nàng oán hận cho bậc làm cha mẹ tại sao lại đi gán ghép một cuộc tình ngang xương như thế !!! đang ngồi im lặng và suy nghĩ nhiều lắm, mẹ nàng tiếp:
- Thì chưa quen, bây giờ nhà họ tới xin coi mắt rồi tụi bây làm quen luôn; ba mi nói nhà người ta cũng đàng hoàng, khá giả, họ có ý muốn thân quen với nhà mình nên ba mi nhận lời....

Thế là một chuyện không đâu để khiến nàng suy nghĩ rất nhiều... một bên chưa quen biết bao giờ, bây giờ lại phải bị vấn đề gán nghĩa để tính chuyện trăm năm... còn một bên chuyện tình cảm tuy chưa nói ra, nhưng đã tràn đầy một mối tình dạt dào nhằm xây dựng cho một cuộc tình có nhiều say đắm như vô tình đã bị gạt ngang để nhìn thấy trước mắt sẽ bị sụp đổ... Nàng cảm thấy buồn, buồn nhiều lắm... vừa học xong mới bước ra đời chưa được bao lâu, nay cha mẹ đã định lo "bán đi cái của nợ truyền kiếp trong nhà" - nghĩ đến đây, Đường muốn ứa nước mắt... một bên thì "nhà cao cửa rộng, người đưa kẻ đón" nhưng tình cảm biết có vuông tròn hay không... còn một ngã thì chỉ với một thân côi cút, cô độc lữ hành nhưng còn có một trái tim và thấu hiểu tình người... từ từ đành phải xa;

Đường đang bắt đầu lo lắng, nỗi lo của những người thân gái dặm trường, mười hai bến trước biết về phương nao, chỗ sung sướng kia sau này biết có được hạnh phúc như mong muốn... trong nhà Đường là chị cả, rồi đến đứa em trai tên Lâm -đang học lớp 11; một cô con gái út tên Trúc, đang học lớp 9 ở ngoài thị xã... Nàng chợt nghĩ đến khi ngày nàng nếu bước lên xe hoa về bên ấy, hai đứa em nàng ra sao; cuộc đời của chàng Muối mồ côi kia, có ai còn để chia sẻ những đêm gió biển trăng ngàn nơi vùng xóm chài nghèo này với những mối tình bạn ??? Còn tụi con Lan ở xóm trên như thế nào đây; không lẽ thân con gái học xong chưa làm gì nên chuyện đã phải lo chuyện chồng con !? Tự nhiên nàng đang đứng trước một vấn đề nan giải và quá ngỡ ngàng như thế... càng suy nghĩ bao nhiêu, thì nàng lại ứa nước mắt bấy nhiêu nhưng chỉ nỗi nghẹn lòng nàng không thể nói ra được... phải chi chính vào những giờ phút vô vọng này, nàng đang cùng Muối đi dạo trên bờ biển đêm để đến nhà con Lan hoặc đi đâu đó; hay đến nhà Muối để nhìn chàng bên ánh đèn dầu leo lét mà cảm thấy được nỗi ngọt ngào của một tình bạn thật đậm đà.... nhưng không, chính giờ này nàng đang ngồi với mạ của nàng để nghe một "thông báo làm xoay chuyển cuộc đời nàng"; và chuyện này hầu như nàng không bao giờ muốn nghe... Đang miên man suy nghĩ, mẹ nàng lại tiếp:
- Nếu được về bên ấy với người ta, ba mạ cũng đỡ lo lắng gì cho con... nhà người ta giàu có, con cũng đỡ vất vã hơn, tau thấy mấy đứa con gái ở xóm chài ni, học hành thì không, chữ nghĩa không có, lớn lên một tí là đã chồng con lo làm lo ăn.....
- Thì tụi hắn khác còn con thì khác mà mạ nói..
- Khác cái chi, tụi bây may nhờ ơn phước ông bà, nhà có vài đồng cho tụi bây ăn học để bằng với thiên hạ, khôn lớn rồi thì phải biết chớ...
Nàng cãi lại mẹ:
- Không lẽ ăn học xong chưa được bao lâu thì ba mạ lại lo "tống khứ" con ra khỏi nhà cho đỡ lo à...
Mẹ nàng nói ngay:
- Nói rứa mà mi cho là tống khứ à... trong nhà có con gái, làm cha làm mẹ phải có bổn phận lo cho con chu toàn việc chồng con chớ, chứ để trong nhà mà làm mắm hả... mạ nói thì nói vậy thôi, báo cho mi biết -chứ ngày mốt bên nhà người ta đến "thăm nhà mình" đó; ngày nớ mi nhớ xin nghỉ một ngày....

"Ra lệnh" xong bà đứng dậy và đi vào trong nhà...
___________________

Gió vẫn rì rào đưa những làn gió mát của mùa hè nơi vùng biển chài nghèo này; Đường ngồi một mình thẫn thờ nhìn biển đêm mà lòng buồn vô hạn; nàng biết đâu rằng ba mạ của nàng đã hứa hẹn gì đó với nhà người ta tự khi nào, tháng ngày qua sau khi học xong trung học - vừa mới xin được việc làm mới được mấy tháng, chưa đâu vào đâu, thì nàng lại phải buộc nghe những huấn lệnh từ những thông báo mà chính nàng không bao giờ muốn có... Chợt nhiên nàng nghĩ đến anh chàng trai nghèo côi cút nào đó giờ này anh đang phiêu bạt ở phương trời nào rồi, anh đóng ở đâu nàng không biết được... chỉ mấy lần nghe anh nói tận đâu ngoài Quảng Trị kia.... cái đất Quảng trị khô cằn sỏi đá, nắng mùa hạ nung người khô lơn khô lốc, đón từng ngọn gió lào thổi về hình như đâu có dễ chịu như cái gió biển xóm chài nghèo này đâu... nếu cho anh ấy biết tin này, không hiểu anh nghĩ gì không nữa, một tình bạn chưa sâu đậm bao nhiêu, chưa bao giờ nói lên lời yêu thương nào, chỉ biết nhìn nhau, nghe nhau từng hơi thở nơi xóm biển chài này mà thôi... nhưng hình như cũng cảm nhận được trong tình bạn ấy có chút gì đó sâu đậm lắm !!!

Trời cũng đã về khuya dần, Đường vẫn cứ ngồi nơi thềm hiên mà quên đi từng cơn gió, từng cơn sóng đang vỗ ngoài kia, chỉ nhớ lại thời gian qua với những lần đi dạo cùng Muối trên biển đêm này, nhớ lần đưa tang ba của Muối hôm nào, nhớ những ngày ổng còn trên giường bệnh, nhớ đoạn phim thời thơ ấu của Muối qua những dòng trong cuốn hồi ký... giờ này Muối đang ở nơi đâu nhỉ; sóng biển vẫn rì rào... nhưng nơi ấy bây giờ anh đang làm gì... có nhớ về cho một tình bạn miền biển nơi chân mây này không... Cuốn hồi ký của anh bây giờ đang còn trong tay của tôi... Có nên trả cho anh không nhỉ ? mà giữ làm chi, lỡ may mai mốt "có về bên ấy" - thì hậu quả sẽ thế nào nếu ai đó không hiểu.... nhưng đôi khi mình cũng thường nghe nói: mấy đứa con nhà giàu có thì hơi ích kỷ và không biết thông cảm cho người... Không biết có đúng như vậy không nữa ??? nên giữ hay trả lại cho anh ấy - một câu hỏi vô định trong những dòng tư tưởng đang bủa vây trong nàng đêm nay... đến nỗi gió biển thổi về mà nàng như nghe từng lời réo gọi chia xa của một chuyện tình....


(Còn nữa...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Bảy 8 28, 2010 8:47 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đến đây - NNH xin được trích lại một bài thơ (không rõ tác giả...)

Biển giận thuyền hôm nay không ra khơi
Làm con sóng buồn tênh không muốn vỗ
Và hạt muối cũng không thèm mặn nữa
Biển nhớ thuyền, da diết, biết không?

Thuyền có biết đêm nào biển cũng hát
Bằng tiếng sóng nhè nhẹ vỗ bờ
Hát ru bờ cát, hát ru hạt muối
Hãy yên lòng, thuyền luôn nhớ biển xanh!

Mấy hôm nay trời không mây không nắng
Không có gió và cũng chẳng có thuyền
Biển buồn phiền nhớ thương thuyền ấy
Không còn hát bài ca ru ngày xưa

Biển dịu dàng thì thầm cùng cát trắng
Về tình yêu biển dành trọn cho thuyền
....................................................................



(câu chuyện vẫn còn tiếp...)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn , Truyện /Sáng Tác Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Trang 1 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI