Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

THƠ -VĂN - NGUYỄN ĐÌNH XÊ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Vườn Thơ Sưu Tầm
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 2 09, 2015 3:36 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chịu ơn tiếng đàn

Chú Thụy là một nhạc công khiếm thị, sống trong căn hộ đối diện nhà tôi trên tầng một của chung cư. Sớm sớm, tôi
thường thức dậy trong tiếng dương cầm êm ả vang ra từ căn hộ của chú. Dường như sợ quấy rầy nhiều người còn ngon
giấc, tiếng đàn của chú thường chậm rãi dè dặt, thảng hoặc mới gióng lên các đoạn cao trào. Trong bộn bề âm thanh hỗn
tạp của khu chung cư gồm phần đông là người lao động, âm thanh vang ra từ chiếc dương cầm cũ lắm lúc rơi lạc vào
khoảng không thờ ơ của nhiều mảnh đời bươn chải với áo cơm. Nhiều hôm dậy trễ, phải hối hả chuẩn bị đến chỗ làm, tôi
quên bẵng tiếng đàn quen thuộc vẫn réo rắt vang ra chào mình. Chỉ đến khi dắt vội xe ra khỏi nhà, nghe tiếng đàn với theo
xuống tận cầu thang, tôi mới chợt nhớ mình vừa bỏ quên điều gì quen thuộc lắm.

Đánh đàn cho dàn nhạc ở một tụ điểm ăn uống về đêm, chú Thụy rời nhà vào lúc nhá nhem tối và trở về lúc khuya hôm.
Từ căn hộ mình, nhiều đêm tôi nghe rõ tiếng gót giày dò dẫm của chú Thụy bên hành lang chung cư giữa khuya hôm
thinh lặng. Người lái xe ôm đưa chú từ tụ điểm ca nhạc về đến chân cầu thang rồi cẩn thận dìu chú lên tận đầu tầng mới
thả chú lần bước trở về căn hộ của mình. Về đến nhà lúc quá nửa đêm nhưng sáng ra tiếng đàn của chú Thụy vẫn thánh
thót vang lên tựa thói quen không thể thay đổi. Qua cánh cửa, tôi nhìn thấy đôi tay người nhạc công chậm rãi dạo trên mặt
phím, mặt chú ngước lên cao, như hướng mắt vào một điểm xa xăm nào đó vượt khỏi trần nhà chật hẹp.
Tự bao giờ tôi cũng quen với tiếng đàn đánh thức mỗi sớm mai, khởi đầu ngày mới lo toan tất bật. Sáng nào không nghe
tiếng đàn phát ra từ căn hộ đối diện, tôi hiểu hôm ấy có thể chú Thụy đi vắng hoặc trở bệnh. Tôi nào hay chính mình lắm
lúc vô tình bỏ quên tiếng đàn ấy vì bận bịu với một ngày đủ chuyện buồn vui.

Cảm giác thiếu vắng trở nên rõ rệt khi tôi dọn về chỗ ở mới, xa căn hộ chung cư mà mình từng gắn bó hơn chục năm trời.
Nơi ở mới thanh cảnh, rộng rãi, chim nhiều khi hót vang lừng vào buổi sáng. Nhưng tự xa xăm, như một thói quen còn lâu
mới bỏ được, tôi thấy nhớ tiếng đàn chú Thụy. Nhiều sáng thức dậy ra trước bao lơn nhìn trời mây quang rạng, trong
thinh vắng bốn bề, tôi nghe rõ tiếng đàn dìu dặt, êm đềm và hình dung được đôi tay chậm rãi lướt trên bàn phím cùng cái
dáng ngước mặt như nhìn thấu trời cao của người nhạc công mù. Và tôi hiểu đó là tiếng đàn phát ra từ tâm tưởng có một
phần hoài niệm, một phần hối tiếc, một phần ân hận của người mang ơn nhưng chưa biết làm gì để trả ơn. Bấy lâu tôi
được hưởng cái dìu dặt thanh tân gợi mở cảm hứng bình yên của tâm hồn cho một ngày mới từ tiếng đàn của người nhạc
công khiếm thị nhưng tôi chưa giúp được gì cho chú Thụy ngoài những câu chào hỏi và một lòng thương cảm. Cuộc
sống của chú Thụy, những buồn vui, gian khổ mà người nhạc công khiếm thị phải đương đầu hằng ngày hãy còn xa lạ với
tôi.

Nhà văn Thu Bồn, lúc còn sống, từng kể về một trải nghiệm của chính bản thân ông liên quan đến lòng trắc ẩn. Lần ấy,
ông đáp xe ngựa trong chuyến đi thực tế ở một vùng đất hồi sinh sau chiến tranh, nơi cuộc sống người dân còn nhiều lận
đận gian truân. Trong lòng xe ngựa hôm ấy có nhiều nông dân chân lấm tay bùn, nhiều bà hàng xén về chợ đang chuyện
trò rôm rả về sự tàn độc của cuộc chiến vừa kết thúc cùng những đau thương mất mát mà tất cả họ ít nhiều đều gánh
chịu. Những lời trách cứ, thậm chí xỉa xói gay gắt, hướng về một anh thương binh của chế độ cũ, nãy giờ ngồi co mình
lặng yên chịu trận trong góc thùng xe. Tội nghiệp, anh ta cứ cúi gằm mặt xuống sàn xe chịu trận vì hiểu rằng những chỉ
trích lên án của bà con là chính xác, ngày xưa anh cũng từng tham gia đánh đập dân thường, từng bắt gà cướp thóc của
người dân vô tội. Lời quở trách chua cay đến nỗi nhà văn cũng thấy chột dạ thương cảm cho anh chàng thương binh chế
độ cũ sa cơ thất thế. Mấy người đàn bà này quá đáng, chửi rủa cũng chừa chỗ cho người ta sống với chứ! Nhà văn thầm
trách mấy bà nông dân, hàng xén dữ dằn và đâm ra ác cảm với những lời đay nghiến kia.

Cảm giác bất bình có thể sẽ theo nhà văn đi hết đoạn đường nếu trời không thình lình đổ trận mưa lớn. Gió thốc từng
cơn, nước mưa tạt vào lòng xe, quất vào mặt hành khách. Bác xà ích quyết định dừng xe để mọi người vào trú mưa ở
một quán lá ven đường. Ai cũng nhanh chân nhảy khỏi thùng xe để chạy vội vào hiên quán, trừ anh thương binh chế độ
cũ. Trong màn mưa xối xả, anh ta vẫn còn loay hoay với chiếc chân gỗ và quờ quạng không biết rời khỏi xe ngựa bằng
cách nào. “Thật tội, anh ta cứ loay hoay mãi trong khi mưa mỗi lúc càng nặng hạt. Làm sao bây giờ? Phải giúp anh ta vào
quán trú mưa chứ! Trong khi tôi đang nghĩ cách giúp anh chàng thương binh thì bất giác, từ trong quán băng ra cái thân
hình to bè của bà hàng xén lớn tiếng nhất lúc nãy. “Này, bám vào vai tôi, lẹ lên!”, bà ấy vừa kề vai vào thành xe vừa ra
lệnh. Phút chốc, trong màn mưa, người hàng xén tức tốc cõng anh thương binh chế độ cũ rời khỏi xe ngựa để vào quán
trú mưa”, giọng nhà văn xúc động.

Cái người hung hăng nhất, to tiếng nhất trong lòng xe lúc nãy chì chiết anh thương binh chế độ cũ lại chính là người nhanh
chân nhất xông vào màn mưa cứu anh ta khỏi ướt lạnh. Kể xong câu chuyện này, Thu Bồn đúc kết: Nếu chỉ có thương
cảm không thôi mà không hề hành động cụ thể để giúp người thì vẫn chưa đủ. Nhân văn không thể dừng lại ở lòng trắc ẩn
mà phải đến từ bàn tay nồng ấm đưa ra.

Tôi mang ơn tiếng đàn của chú Thụy vào mỗi sớm mai nhưng chỉ nhận ra điều này khi xa tiếng đàn của chú.

26 tháng một, năm 2015
Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Bảy 3 07, 2015 7:34 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Có một chiến công

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần ,Thứ Bảy, 07/03/2015, 07:59


Bốn phía khán đài hầu như đồng loạt đứng dậy khi Jonas Gutierrez khởi động để chuẩn bị vào sân.



Già trẻ gái trai hướng mắt về phía anh, vừa cảm phục tò mò vừa lo lắng ái ngại. Vây quanh chàng trai 31 tuổi lúc này là vô vàn ánh mắt nụ cười khích lệ, động viên. Rồi từ nỗi băn khoăn ái ngại, cầu trường dần chuyển sang ngạc nhiên thán phục. Gutierrez chạm bóng, Gutierrez đuổi theo bóng hay tranh chấp tay đôi với hậu vệ đối phương, tất cả đều thuần thục nhanh nhẹn và mạnh mẽ như thể anh chưa hề vừa trải qua 17 tháng ròng điều trị căn bệnh quái ác ung thư!

Tiếng vỗ tay trùng trùng, giọng hò reo vang lừng mỗi khi anh chạm bóng. Không riêng cổ động viên Newcastle chủ nhà cảm kích, cả những góc khán đài tràn ngập màu áo đỏ đến từ Manchester cũng bật dậy hào hứng mỗi khi bóng đến chân Gutierrez.

Không còn ranh giới khi bóng đá chuyển tải sống động thông điệp nhân văn về ý chí sức mạnh con người vượt qua nghịch cảnh. Sân bóng St. James’ Park tối 4-3 ở vòng đấu thứ 28 của Giải ngoại hạng Anh đột nhiên trở thành nơi con người thêm một lần thể hiện niềm khao khát sống, chiến đấu qua hình ảnh trở lại của một tấm gương miệt mài và thầm lặng đương đầu với bệnh tật.

Hơn một năm trước đây, chính các bác sĩ của thành phố Newcastle từng khuyên Gutierrez ngưng hẳn nghiệp đá bóng sau khi cầu thủ này bị phát hiện ung thư tinh hoàn. Tấm thân lực điền, gương mặt rắn rỏi của tiền vệ khét tiếng chơi mạnh bạo quyết liệt này như sụp đổ! Nhưng khát vọng sống và tình yêu sân cỏ giúp anh không chịu đầu hàng. Vừa điều trị tại bệnh viện với đủ liệu pháp nghiêm cẩn, khắc nghiệt dành cho một bệnh nhân ung thư, Gutierrez vừa tiếp tục rèn luyện hòng níu giữ phong độ ở đội trẻ Newcastle.

Trong thâm tâm, ban huấn luyện và đồng đội tôn trọng, ủng hộ ước nguyện này của anh vì nghĩ rằng có thể điều này giúp anh vượt qua bệnh tật chứ ít ai nghĩ đến ngày anh trở lại thi đấu như xưa. Nào ngờ trên sân lúc này là một Gutierrez chẳng hề sa sút, vẫn tả xung hữu đột, nhanh nhẹn lên công và vững vàng về thủ, dù thân hình anh có phần mảnh mai hơn so với trước. Chính huấn luyện viên trưởng của Newcastle cũng ngạc nhiên trước màn trở lại đầy sức mạnh này của học trò: “Biết vậy, có lẽ tôi đã tung anh ta vào sân ngay từ đầu trận!”.

Trận ấy, đội nhà Newcastle thua Manchester United 0-1 nhưng có vẻ nỗi buồn thất trận không đọng dài lâu trên gương mặt cổ động viên chủ nhà. Niềm vui chứng kiến Gutierrez trở lại sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật làm rộn ràng bước chân từng người lúc họ rời khỏi khán đài. Gutierrez đã làm sống dậy không khí sân bóng và từ bây giờ anh trở thành một trong những biểu tượng tinh thần của Newcastle, rằng vì tình yêu và sức mạnh tự thân, con người có thể vượt qua nghịch cảnh. Và, những vòng tay ấm áp chân tình mà đồng đội cùng các đối thủ nồng nhiệt dành cho anh sau trận đấu!

Chiến công của Newcastle đêm ấy không hiện trên bảng tỉ số mà trên khát vọng và hình ảnh trở lại của một con người.


ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Năm 4 16, 2015 9:08 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Vòng tròn trong trắng

PNCN - Xếp hàng dưới hiên trường trước khi vào lớp vốn là một cực hình đối với lũ con trai chúng tôi thời còn đi học. Sớm sớm, khi tiếng chuông vào lớp vang lên, nữ trước, nam sau, từng lớp một tự động xếp hàng ngay ngắn trên sân trường, ngay trước cửa lớp mình trong lúc chờ cái ngoắt tay từ hành lang của giáo viên.

“Phản kháng” giây phút chờ đợi mà chúng tôi cho là mệt mỏi này, vài nhóm thay vì đứng yên chỉnh tề lại chụm đầu vào nhau tán chuyện, báo hại thầy tổng giám thị phải trừng mắt cảnh báo. Chỉ khi khối lớp 12 xuất hiện các tà áo dài nữ sinh (từ một trường nữ không có ban toán và ban văn chương chuyển sang) thì chuyện xếp hàng mới thôi còn là cực hình. Thậm chí, nhiều đứa trong chúng tôi nhận ra mình bắt đầu nghiện… xếp hàng. Làm sao không nghiện được khi tất cả hiểu rằng đó là phút giây êm ái dễ chịu nhất được ngắm nhìn các người đẹp. Họ đứng kia, cặp sách ôm trước ngực, tóc xõa bờ vai, nói cười ríu rít, vạt áo vờn bay trong nắng sớm.



Chừng như lũ con trai mới lớn chúng tôi có thể nghe thấy hương thơm dịu dàng từ những mái tóc vừa gội chiều qua. Bao xao động tơ tưởng theo nhau vào lớp trước khi chúng tôi bị đánh thức bằng những công thức rối rắm, những triết thuyết nhùng nhằng… Những ngày mưa lê thê kéo dài từ tuần này sang tháng nọ, anh em chúng tôi thấy nhớ khoảnh khắc thơ mộng đầu ngày. Chẳng ai bảo ai, cả lớp đều mong trời sớm tạnh để lại được… xếp hàng.

Trong dãy dài khối lớp 12 xếp hàng thẳng thớm dưới sân trường, lũ con trai chúng tôi thường hướng mắt nhiều nhất về khoảnh sân của lớp 12B3, nơi có sáu cô gái được cho là xinh xắn nhất của cả khối. Bao giờ cũng vậy, họ thường đứng hồn nhiên, ngay ngắn theo một vị trí hình như đã được giao ước với nhau. Mỗi người một vẻ, cô này tóc dài cô kia tóc ngắn, cô này răng khểnh cô nọ mắt trong, họ làm nên một khoảnh sân trường sinh động và tươi sáng, thu hút mọi ánh nhìn. Thế rồi diễn ra một ngày đáng nhớ…

Đó là một buổi sáng khác thường ở khoảnh sân tươi sáng và sinh động kia khi các cô gái xinh xắn của 12B3 không chịu xếp hàng chỉnh tề theo vị trí thường thấy. Thay vào đó là một hình ảnh lạ lẫm: năm cô đứng thành vòng tròn vây lấy người bạn còn lại. Cái vòng tròn áo trắng cố sức khép lại càng kín bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, che chở cho người bạn mình lúc này gương mặt xanh xao bối rối. Lũ con trai chúng tôi ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra cho đến khi cô giáo xuất hiện. Cái vòng tròn ấy vẫn kiên trì vây chặt, kín đáo dìu đỡ người bạn bước từng bước nhẹ vào lớp. Nhiều người thấy mình có lỗi với cô bạn xanh xao bối rối kia vì đã mở cặp mắt tò mò đúng vào cái lúc nên nhắm mắt lại.Một truyện ngắn của một nhà văn viết trước năm 1975 có kể về một vòng tròn khác - vòng tròn của chiếc chiếu khoanh lại: Trong chỗ tạm cư vào thời loạn lạc, nhân vật nam là một chàng trai 18 tuổi sống cạnh gia đình nhân vật nữ là một cô gái 16 tuổi và đem lòng cảm mến cô gái này. Rung động đầu đời khiến nhất cử nhất động của cô gái đều được anh chàng quan tâm theo dõi.

Vì nơi tạm cư là một hội trường thiếu thốn đủ bề, mẹ và chị của cô gái phải dùng chiếc chiếu vây thành tấm phên tròn che cho cô gái đứng vào bên trong thay áo quần sau khi tắm gội. Tất cả đều lọt vào tầm mắt chàng trai 18 vì nơi ở chật chội, chẳng biết lánh vào đâu. Trong khoảnh khắc “dầu sôi lửa bỏng” ấy, chàng trai chỉ biết ngồi yên mà cầu nguyện. Chàng cầu nguyện điều gì vậy? Chàng vái trời cho chiếc chiếu không bị ngã sập. Chiếc chiếu ấy - tấm phên dã chiến hình tròn ấy - mà ngã thì chàng chỉ có nước chui đầu xuống đất!

Một hình ảnh cảm động thể hiện trái tim tinh anh và tình yêu trong trẻo của chàng trai. Kể lại với nhiều bạn trẻ bây giờ tình tiết thú vị này, tôi thường nhận được ánh mắt đồng cảm, nụ cười ý vị. Tuy vậy, không ít người tỏ ý ngạc nhiên kèm theo tiếng cười thô mộc: “Ôi, chuyện đó xưa rồi và hình như chỉ có trong trí tưởng của nhà văn. Giờ ấy ư? Người ta cầu cho chiếc chiếu ấy rơi nhanh!”.

Chẳng lẽ lại trần trụi và thực dụng đến vậy? Tôi không tin là bạn trẻ bây giờ không khát khao tình yêu thánh thiện hoặc xa lạ với những kiểu rung động bồi hồi của cha anh thuở trước. Tình yêu đích thực thì bao giờ cũng giống nhau, dù cách xa bao thế hệ, dù phương tiện tiếp cận có hiện đại đến mấy. Và dù một bộ phận bạn trẻ bây giờ có thể liên lạc, giao tiếp tình ái với nhau bằng cả tin nhắn về hình ảnh khỏa thân của chính họ thì tôi vẫn đinh ninh rằng còn rất nhiều người mong cho chiếc chiếu kia đừng rơi - nếu họ ở vào tình cảnh của chàng trai trong truyện - để giữ mãi hình ảnh hồn nhiên trong trẻo của người yêu.

Cũng vậy, một chút bồi hồi, một phần áy náy, cái vòng tròn áo trắng trên sân trường năm xưa vẫn hiển hiện tươi nguyên trong trí nhớ nhiều người chúng tôi, thân ái, dịu dàng, tinh khôi...


Nguyễn Đình Xê
Tháng 6, 2014


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Ba 4 28, 2015 2:40 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Mẹ vẫn thường hỏi thăm dì

“Con thấy dì có vui không, có bệnh tật đau ốm gì không?”. Mười lần như chục, lần nào nói chuyện
với tôi qua điện thoại, mẹ cũng hỏi tôi câu hỏi ấy. Một người mẹ hỏi chuyện con trai mình về sức
khỏe, vui buồn của người chị ruột ở cách mình cả ngàn cây số thì chắc chắn không thể chỉ để hỏi
cho có chuyện. Đó là câu hỏi của trái tim người em hướng về người chị từng trải qua tuổi ấu thơ với
mình, là niềm ao ước bình yên hướng về người thân ruột thịt. Tôi hiểu trong giọng điệu có lúc đứt
quãng của mẹ khắc khoải nỗi lo về sức khỏe của dì, nỗi sợ một ngày nào đó nghe tin dì không còn
khỏe. Không nói ra nhưng giọng mẹ có phần tự trách chính mình không ở bên cạnh để chăm sóc chị
mình những khi trái gió trở trời.

Những người già thường nghĩ về nhau. Nhưng lũ trẻ chúng tôi thì dường như chẳng để ý đến tình cảm
của người già, cứ vô tâm xem thường sự chăm sóc cho nhau của họ, dù chỉ bằng nỗi lo lắng về nhau.

Tôi không hề hiểu rằng trong sâu xa, mẹ muốn tôi năng lui tới thăm hỏi, chăm sóc dì thay mẹ. Có
một mối liên thông máu mủ ngọt ngào ấm nồng nếu tôi đến bên dì, hỏi han, an ủi trò chuyện với dì.
Mẹ tin tôi có thể thay mẹ làm điều đó để dì thấy vui. Và chắc chắn khi ấy mẹ cũng thấy nhẹ lòng.
Những người già vẫn tin như thế nhưng đám trẻ thì chẳng bao giờ nghĩ được như thế.

Bằng chứng là cũng mười lần như chục, tôi trả lời qua loa, ỡm ờ câu hỏi của mẹ, đại loại: “Ồ, không
sao đâu mẹ, dì còn khỏe lắm. Đi đứng ngon lành, nói cười sang sảng. Mẹ chớ có lo…”. Để mẹ yên
tâm, lắm lúc tôi còn bịa chuyện mình vừa gặp dì ở nhà chị Sáu, anh Năm, thấy dì vẫn nói năng đi
đứng linh hoạt, thậm chí trông dì còn khỏe hơn mẹ nữa cơ đấy. “Vậy à”, giọng mẹ bấy giờ có vẻ vui
ra. Qua điện thoại, tôi hình dung được gương mặt mẹ lúc này tươi tắn hẳn lên, nỗi lo âm thầm nào đó
ám ảnh mẹ về sức khỏe đang chiều đi xuống của người chị ruột tức thời tan biến. Thật đành đoạn vì
tôi phải dối mẹ nhưng biết sao bây giờ. Tháng rồi dì phải đi cấp cứu mấy lần vì huyết áp tăng, nhiều
ngày liền các anh các chị con dì phải túc trực ở bệnh viện.

Công việc cũng khiến tôi ít có thời giờ đến thăm dì, chỉ thỉnh thoảng gọi điện thoại thăm hỏi. Lại đổ
lỗi cho điều kiện khách quan, cho chuyện sinh nhai! Việc ấy thì quá dễ, ai mà chẳng làm được. Cũng
như mẹ, mỗi lần nói chuyện với tôi, câu đầu tiên dì hỏi là về sức khỏe mẹ tôi, về nỗi thao thức bao
năm rồi chị em không có điều kiện gặp nhau. Bao giờ cũng vậy, dì giục tôi đưa mẹ vào trong này một
chuyến để chị em có dịp hàn huyên. Tôi ừ è cho qua chuyện, hứa với dì một ngày sẽ đưa mẹ vào
thăm dì. Các anh chị con dì cũng hùa vào an ủi mẹ mình, rằng sẽ thu xếp để dắt mẹ về quê một ngày
sớm nhất.

Ôi chao, cái ngày sớm nhất ấy sao mà các bà chờ hoài chẳng thấy. Vin vào chuyện sức khỏe của dì
đang yếu dần, các anh các chị cứ lần lữa mãi. Vin vào chuyện đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, tôi cứ
hẹn với mẹ một ngày gần nhất. Lời hứa nghe nhẹ nhàng như tôi vẫn thường hứa hẹn với bạn bè một
bữa nhậu, một cuộc cà phê, nào có hay người già cứ trông vào đó mà khắc khoải đợi chờ. Tôi và các
anh các chị con dì tôi đâu biết rằng cả dì và mẹ vẫn đếm từng hôm để hướng về cái ngày chị em hàn
huyên.

Bọn trẻ chúng tôi bây giờ ích kỷ quá, cứ vin vào chuyện áo cơm của bản thân gia đình mình mà ít khi
nghĩ đến buồn vui của người già!

Rồi một ngày tôi không còn nghe được câu mẹ hỏi thăm dì. Trí óc mẹ thôi còn trong suốt như xưa,
buồn vui của mẹ cũng nhẹ nhàng như lá cỏ. Rồi một ngày gặp tôi dì cứ làm ngơ, nói cười vu vơ như
khi dì gặp bao người lạ. Bóng hình người em gái thân thiết năm xưa trong dì cũng đã nhạt nhòa, dì
không còn tỉnh táo như xưa. Một ngày…

Ngày ấy, chao ơi, đâu còn xa!

Thế thì bạn ơi, nghe lời tôi đi, đừng hờ hững với lời mẹ hỏi thăm dì…

Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Năm Tháng 5 07, 2015 10:17 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CHIẾC TỦ CŨ

Báo Người Lao Động 16/08/2014 21:34

Nhà mới xây, thứ gì cũng mới tinh tươm. Lũ con không muốn vướng víu với các đồ dùng lỗi thời, tất cả đều phải hiện đại và đồng bộ nên khi sửa soạn phòng khách, từ anh Hai, chị Ba đến cô Tám, cậu Út đều nhất trí cho chiếc tủ gỗ của mẹ... về hưu.

Chiếc tủ ấy chưa hề có dấu hiệu hư hỏng, nước gỗ vẫn bóng nhưng so với các vật dụng mới sắm cho hợp với phòng khách sang trọng, trông nó thô kệch làm sao! Đúng là không hợp với căn phòng bóng loáng màu gạch men, tươi rói nước sơn luôn rực rỡ chói chang này.

Áo quần, đồ dùng của mẹ bây giờ được lũ con xếp trong một ngăn tủ mới, tiện dụng hơn nhiều. Chơ vơ, nhỏ bé, lạc lõng, chiếc tủ gỗ trở thành vật thừa khó chịu trong mắt lũ con. Nhưng khổ một nỗi, chiếc tủ ấy vốn hiện diện ở căn nhà này, ngay chính không gian của phòng khách này lâu lắm rồi, từ thời anh Hai chưa ra đời và là vật cưng quý của mẹ. Nhiều hôm có đứa cháu ngạc nhiên thấy bà cụ ngồi thật lâu ngắm nhìn màu gỗ nâu bóng, ánh mắt linh hoạt hẳn lên. Không ít lần bà nhẹ nhàng mở cánh cửa tủ, nhoài người đưa mũi hít thật sâu mùi hương trong lòng tủ. Mùi hương gần gụi đưa bà trở lại ngày xưa có bóng ông bên cạnh. Góc này là chỗ máng bộ vét của ông, góc kia là nơi bà mắc từng tấm áo dài. Đây rồi, ngăn kéo tình yêu, nơi bà giữ kỹ từng lá thư ngày xưa ông viết cho bà. Cả những vỏ sò, chiếc lá, tấm khăn, chiếc lược ông tặng bà sau các chuyến đi xa... Bao nhiêu là kỷ niệm. Phút chốc, qua mùi hương tủ, bà sống lại quảng đời nồng ấm thanh nữ, xao xuyến, bâng khuâng.

Những đứa con của bà dường ít để ý đến điều này dù không ít lần chúng vẫn được bà kể về thời hàn vi của bố mẹ. Mùi hương của chiếc tủ gỗ trôi hờ hững giữa dòng bôn ba cơm áo của đám trẻ. Sáng kiến của cậu Út - chuyển chiếc tủ đi nơi khác mà không làm bà mẹ phật lòng - được cả đám con nhất trí. Chiếc tủ sẽ được đem tặng cho chú Tư xe ôm ở xóm trên dưới danh nghĩa một cuộc mua bán. Cầm mớ tiền do chính đám con của bà trao, bác xe ôm nghèo khó đến hỏi mua chiếc tủ cũ với giá thật đắt trước sự chứng kiến của cả nhà.

Chiều con, bà mẹ bấm bụng gật đầu. Chiếc tủ gỗ từ ấy rời xa căn nhà mới, trả lại nguyên vẹn sự tinh tươm chói chang cho phòng khách.

Anh Hai, chị Ba, cậu Út nào hay, cũng từ ngày ấy, chiều chiều mẹ vẫn lặng lẽ ra bậc thềm hướng mắt về xóm trên, đâu đó có nhà chú Tư xe ôm...



Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai Tháng 5 11, 2015 3:16 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Vòng tròn trên cát

Báo NLĐ - 14/03/2015 22:05

Bài hát vừa kết thúc, tiếng vỗ tay trùng trùng vang lên, cơ hồ lay động đến từng vách núi và hòa vào từng đợt dạt dào của sóng biển ngoài kia.

“Nữa đi, nữa đi, hát đến sáng luôn!”, ai đó trong cái vòng tròn ken chật người quanh sân khấu lên tiếng, kéo theo tràng pháo tay hào hứng phụ họa. Đêm Cù Lao Chàm sôi động trong tiệc hội âm nhạc giữa mùa Nguyên tiêu, một tiệc hội thịnh soạn hiếm hoi đến nỗi rất nhiều bà con ở Bãi Làng này khăng khăng bảo rằng từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ mới chứng kiến trên xã đảo đơn côi.

Gọi tiệc hội cho bề thế chứ thực tình đây chỉ là một “gánh hát” vừa hình thành một cách ngẫu hứng giữa vài ca sĩ chưa hề là ngôi sao vì xa lạ với dòng nhạc thị trường cùng dăm doanh nhân say mê đàn hát.

Thảo nào mà từ lúc chạng vạng tối, già trẻ gái trai từ Bãi Làng, Bãi Hương đã lục đục cơm nước sớm hơn mọi bữa để hăm hở kéo về cái sân khấu dựng sơ sài bên mép nước. Chưa đến giờ mở đầu, vòng tròn khán giả đã khép chặt lớp này sang lớp khác. Trẻ con, người già, phụ nữ được ưu tiên vòng đầu, trai tráng lực điền đứng nhón chân vòng sau. Lung linh dưới trăng ánh mắt hồn nhiên, miệng cười hể hả dõi theo các tiết mục. Vẻ mỏi mệt sau một ngày ra khơi đánh bắt hay lên núi cấy trồng bay mất tự khi nào.

Trăng mười sáu đã xế phương Đoài nhưng cơ chừng chẳng ai muốn rời cái vòng tròn trên cát biển này dù sáng sớm tất cả phải lại ra khơi hay lên núi. Người hát vẫn thấy mình còn đủ giọng vì niềm vui của bà con chân lấm tay bùn, người nghe cứ mãi nấn ná vì sợ đêm sắp tàn. Chủ và khách đều muốn cuộc vui đừng dừng nhưng làm sao được! Sáng sớm ngày mai bà con lại phải ra khơi…

Tiếng hát, điệu hò từ đêm trăng kia theo chân già trẻ về từng mái ấm, rôm rả trong từng ngõ xóm, mộng mị trong giấc ngủ khuya. Có một đường dây rung cảm chân tình nối liền và gắn chặt người hát với người nghe. Đường dây ấy có thể lâu lắm rồi, ở phố phường đô hội trong kia, các nghệ sĩ không hề bắt gặp trên nhiều sân khấu hoa lệ hay tại các tụ điểm nhạt nhòa bươn chải chuyện áo cơm.

Vòng tròn già trẻ gái trai trên cát Cù Lao Chàm cảm ơn những nghệ sĩ đích thực mang niềm vui đến với xã đảo hẩm hiu quạnh vắng. Những giọng hát đến khản giọng, những tay đàn không biết mỏi kia cảm ơn cái thính đường lồng lộng giữa trăng sao đã cho họ nhận chân phần nào con đường vẻ vang của nghệ thuật…



Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: CN 7 05, 2015 9:20 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Khi người Anh khóc

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần Thứ Bảy, 04/07/2015

“Khóc đi, cứ khóc cho nhẹ lòng. Ở vào tình cảnh này, làm sao mà không khóc cho được!”. Mắt ngầu đỏ vì cố kìm giữ dòng lệ, huấn luyện viên Mark Sampson của đội tuyển Anh nói những lời này trong ngậm ngùi.
Đội bóng của ông nhận thất bại cay đắng trước đối thủ Nhật Bản trong trận bán kết World Cup bóng đá nữ với bàn thua diễn ra ở phút 92, chấm dứt giấc mơ lần đầu vào trận chung kết giải đấu lớn nhất hành tinh. Bi kịch xảy ra ở chỗ sau khi hòa nhau 1-1 trong hiệp nhất, chính Anh là đội có nhiều cơ hội hơn để "kết liễu" đối phương. Hai lần bóng dội vào xà ngang sau các pha dứt điểm của các chân sút Anh cùng với dăm lần họ để bóng trôi qua trước mũi giày.
Thật oái oăm khi nhát kiếm cuối cùng cắt đứt giấc mơ của họ lại đến từ đôi chân của chính một hậu vệ nhà. Trong lần nhoài người cản phá pha phản công của tiền đạo Nhật Bản, hậu vệ Laura Bassett đã sút bóng vào lưới nhà. Trái bóng như trêu ngươi, đi thẳng vào cầu môn, dội vào xà ngang rồi bật xuống bên trong vạch cầu môn trong sự ngỡ ngàng bất động của thủ thành.
Tình huống sét đánh ngang tai dẫn đến cái kết ác mộng, người Anh nhận ra thật đau xót với họ khi phải gục ngã bằng cái cách bi thương như vậy. Nước mắt đầm đìa trên má các cô gái Anh và người khóc nhiều hơn cả không ai khác hơn chính là Bassett. Giấu mặt vào vai một đồng đội đến dìu mình rời sân, cô gái Anh nức nở như chưa bao giờ.
Cảm giác tội lỗi xâm chiếm hồn cô, người trước đó được ca ngợi như tấm lá chắn thép của hàng thủ đội nhà. Biết là không thể ngăn những dòng nước mắt của học trò vào lúc bấy giờ, Sampson chỉ biết vỗ vào đầu cô học trò tội nghiệp. Làm sao bảo cô ấy đừng khóc khi chính ông cũng không thể ngăn được nước mắt đang chờ chực tuôn trào!
“Bassett có tên trong danh sách ghi bàn vì pha bóng phản lưới nhà nhưng vượt qua mọi đớn đau, bi kịch, cô ấy chính là biểu tượng của một đội bóng dũng cảm, mạnh mẽ, giàu khát vọng. Bằng kỹ thuật, sức mạnh, cô ấy giúp cả đội kết đoàn, hợp lực. Bassett sẽ được nhớ mãi như một người hùng của bóng đá Anh!”, giọng ông Sampson đầy cảm khái.
Ông nói rằng các cầu thủ của ông đã vào vòng chung kết này với gánh nặng trên vai là vô số lời chê bai, chỉ trích và sự ngờ vực khó lòng đi sâu vào giải. Chính Bassett và đồng đội của cô, bằng tất cả tài năng và khát vọng hồn nhiên, đã giúp khôi phục niềm tin cho bóng đá Anh và vì thế, họ xứng đáng được đón tiếp như người hùng khi trở lại quê nhà.
Các cổ động viên bóng đá Anh hẳn dễ đồng tình với vị thuyền trưởng bóng đá nữ. Lá chắn thép Bassett đã góp công xứng đáng, trở thành một trong những nhân tố chính đưa bóng đá nữ Anh lần đầu vào đến vòng bán kết.
Chủ nhật này (giờ Canada), ở thành phố Vancouver, trận chung kết bóng đá nữ thế giới sẽ diễn ra giữa đội tuyển Nhật Bản và đội tuyển Mỹ. Không có bóng dáng người Anh trong trận chiến cuối cùng nhưng khát vọng của họ về một đội tuyển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn không vì thế mà tàn lụi. Lau sạch dòng nước mắt tức tưởi, họ bước vào trận tranh huy chương đồng với người Đức cùng một giấc mơ mới, tươi xanh hơn…


ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 9 14, 2015 2:31 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Điều quan trọng

Báo Đà Năng ,Chủ Nhật, 13/09/2015

“Chúng tôi hơi bị áp lực ngay từ ban đầu vì đối phương chơi quyết liệt nhờ có thể lực tốt. Dù vậy, điều quan trọng là đội Việt Nam đã giành chiến thắng để có thêm 3 điểm!”.
Huấn luyện viên của đội tuyển Việt Nam, ông Miura, nói như thế sau trận thắng Đài Loan (Trung Quốc) hôm ngày 8-9 ở bảng F vòng loại World Cup. Trong một bảng đấu có tính cạnh tranh gay gắt với hai đối thủ lớn là Iraq và Thái Lan, giành thêm 3 điểm để tiếp tục nuôi hy vọng chiếm giữ một trong suất đầu bảng nhằm lọt vào vòng chung kết ASIAN Cup 2019 quả là một thành tựu không thể không… quan trọng.
Với tất cả lòng thân thiện bao dung, nhiều người Việt Nam có thể chia sẻ với chuyên gia Nhật Bản về cảm xúc của ông sau chiến thắng chật vật, gian nan trước đại biểu của nền bóng đá lâu nay luôn xếp sau bóng đá Việt Nam.
Nhưng chia sẻ xúc cảm sau một trận đấu khiến nhiều người đau tim không có nghĩa khán giả đồng cảm với vị thuyền trưởng này về những gì ông nghĩ, đặc biệt về những gì ông cho là quan trọng. Với Miura, trận thắng Đài Loan quan trọng vì có thể nó giúp ông giải tỏa sức ép tâm lý, giảm đi rất nhiều các chê bai, phiền trách từ phía công chúng và giới chuyên môn về năng lực cầm quân.
Thoát khỏi sức ép này, có thể đây là điểm tựa quan trọng giúp ông củng cố tinh thần để cùng các học trò tự tin bước vào các thử thách kế tiếp với hai đối thủ trực tiếp Thái Lan, Iraq. Điều quan trọng ấy, trên thực tế, tác động trực tiếp đến sự nghiệp của ông Miura nhiều hơn cả.
Công chúng thì nhận ra điều quan trọng bằng góc nhìn khác sau rất nhiều trải nghiệm mang tính lịch sử với đội tuyển thân yêu của mình. Ông Miura và đội tuyển do ông lèo lái đã chơi một trận mờ nhạt, vô hồn, thiếu sáng tạo, không đường nét. Ba điểm quý giá nhận được trên sân khách bị nhiều người đánh giá là nhờ… gặp may. Và dù thắng trận nhưng tuyển Việt Nam ở Đài Loan không hề truyền được mảy may cảm hứng tích cực cho cổ động viên nhà, thay vào đó là nỗi phập phồng lo sợ kéo dài đến vô tận.
Đừng quên với công chúng bóng đá Việt Nam, niềm hứng khởi được hòa vào lối chơi của tuyển thủ nhà, được sống và chia sẻ thật lòng với các thử thách gian truân của những người mang màu cờ sắc áo quốc gia vẫn luôn được trân trọng hàng đầu. Không tạo được niềm vui đúng nghĩa và lòng tự hào đích thực cho người hâm mộ bằng vào năng lực và phẩm chất thực tế, các chiến thắng - dù là chiến thắng quý giá tạo đà cho hy vọng đi tiếp - thường chỉ dừng lại ở một kỷ niệm vô hồn, thiếu dấu ấn.
Đã xuất hiện nhiều chê trách, lo ngại về cách cầm quân mờ nhạt, thiếu bản sắc của Miura dù trong quá khứ, ông từng đưa các đội tuyển bóng đá Việt Nam đến với vài cột mốc đáng trân trọng. Cay nghiệt hơn cả có lẽ là nhận xét bi quan của một Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi bảo rằng Miura là huấn luyện viên nước ngoài tệ nhất từ trước đến nay.
Sức ép có vẻ không giảm bớt với chuyên gia Nhật Bản. Các trận đấu sắp tới ở Mỹ Đình với Thái Lan và Iraq là dịp để huấn luyện viên này gỡ lại uy tín đang bắt đầu phai nhạt. Bổn phận của Miura bây giờ phải chăng là làm sao để điều mà ông cho quan trọng cũng chính là điều mà công chúng bóng đá Việt Nam nghĩ là… quan trọng.
Chiến thắng chỉ quan trọng khi nó phản ánh chính xác thực lực một đội tuyển có bản sắc, sức hấp dẫn của lối chơi tạo được hứng khởi và mở đường cho hy vọng.


ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Năm 3 10, 2016 8:49 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chuyến tàu hương thơm

Thi đậu tú tài, bạn được bố dẫn thăm thương xá Tax, một nơi mua sắm sang trọng của Sài Gòn trước năm
1975. Quà tặng của ông bố dành cho con gái là lọ nước hoa hiệu Chanel xuất xứ từ Pháp. Hồi ấy, một món
quà như thế thường chiếm một phần không nhỏ lương tháng của một viên chức. Ông bố của bạn có lẽ không
sành chuyện quà cáp cho nữ nhi bởi vì lọ nước hoa ấy cơ chừng cả chục năm sau mới được cô con gái mang
ra dùng. Đó là loại trang sức chỉ dành cho phụ nữ đứng tuổi đã lập gia đình! Bà mẹ nhận ra điều ấy và
khuyên con gái nhớ giữ thật kỹ món quà của bố.

Mùi hương từ lọ nước hoa mà 40 năm trước ông bố đã mua tặng con gái sau kỳ thi cuối cấp cứ làm bạn tôi
thừ người hồi lâu mỗi khi mở ngăn tủ cũ. Dòng hồi ức xanh thắm tuổi xuân và dạt dào yêu thương thuở sống
dưới mái nhà có cha có mẹ ùa về rạng rỡ khiến bạn tiếc nhớ ngày xưa. Bạn bảo mùi hương làm nhớ miệng
cười móm mém của ngoại lúc dặn dò đứa cháu đi xa, ánh mắt vừa mừng vừa lo của mẹ, gương mặt hiền từ
của anh… 40 năm rồi, không còn giọt nước hoa nào, chỉ là chiếc lọ rỗng và mùi hương thoảng nhẹ nhưng với
bạn tôi thì bây giờ và mãi mãi về sau, hương thơm của nó vẫn ngạt ngào quyến rũ. Cô nữ sinh 18 ngày xưa
ấy, giờ đã là thiếu phụ tuổi gần 60, thỉnh thoảng vẫn mở ngăn kéo tìm lại lọ nước hoa cũ rồi đưa lên mũi hít
lấy hít để. Đó không chỉ là mùi hương đơn thuần!

Bạn không chỉ nhớ về niềm vui ngày cũ theo chân bố đến chợ. Hương thơm tuổi thơ như chuyến tàu chở bạn
xuôi về quá khứ với nhiều nỗi niềm. Trên chuyến tàu ấy, bạn gặp lại mái ấm gia đình với đủ đầy bố mẹ, các
anh các chị cùng lũ em, gặp lại nỗi xao xuyến học trò với nhiều yêu thương mộng mị mà sau này chẳng bao
giờ gặp lại trên đường đời nhiều biến động. Tôi hình dung những khuya hôm trăng tròn, bạn một mình ra
đứng trước bao lơn căn nhà cũ vẩn vơ nhớ về ánh mắt nụ cười ai đó trong ngày. Mùi hương cũ nhẹ như gió
thoảng mà chở nặng bao nhiêu hành trang trở về quá khứ!

Tôi thỉnh thoảng cũng được đánh thức bởi mùi hương từ chiếc gối của cha mình. Đó là chiếc gối vải nén chặt
bông gòn cha tôi vẫn gối hằng ngày. Sau này, có lần đi xa trở về ngã lưng trên chiếc phản gỗ của cha, kê đầu
vào chiếc gối đã mòn phai màu vải bọc, tôi nhận ra mùi hương gần gụi khiến lòng vừa xúc động vừa ray rứt.
Chút thoang thoảng của dầu chải Brillantine, chút mặn của mồ hôi và rất nhiều điều gì đó thiêng liêng như là
máu thịt mà chỉ có người con thương nhớ cha mình mới có thể nhận ra tức thời. Trên chiếc gối này, cha
nhiều đêm trằn trọc vì thương con nhớ cháu nơi đất khách quê người. Tôi hiếm khi thấy cha tôi khóc nhưng
biết đâu chiếc gối này đã thấm đẫm nước mắt cam chịu của một người già đa mang lúc nào cũng thao thức vì
con.

Chiếc gối đã theo cha về với đất lâu rồi nhưng mùi hương của nó thỉnh thoảng lẩn quất trong căn nhà cũ mỗi
lần đứa con trai từ phương xa trở về. Ngã mình trên chiếc phản láng trơn màu gỗ, trong hương gối ẩn hiện, tôi
thấy mình đang ngoan ngoãn ngồi trên chuyến tàu trở lại tuổi thơ. Có bóng khắc khổ của cha trên sân ga
chiều nào tiễn vợ chồng con cái tôi rời quê lập nghiệp phương xa, có ánh mắt ngời sáng của cha lúc nhận ra
tôi tỉnh dậy sau cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh, có tuồng chữ nghiêng nghiêng khỏe khoắn trong những dòng
thư cha viết cho tôi vào thời tuổi trẻ trọ học xa nhà. Chuyến tàu mang tôi trở lại một thời đạn bom với bất trắc
ly tán, đau thương chia xa và nồng ấm yêu thương những ngày bên cha bên mẹ.

Có lần trên phố đông ngùn ngụt người xe, tôi giật mình muốn đuổi theo một cô gái vừa lướt xe qua để lại
hương thơm dịu nhẹ của một loại dầu xức tóc mà lâu lắm rồi tôi chưa hề gặp lại - hương thơm từ mái tóc của
người bạn nữ ngồi ở bàn đầu lớp học trường làng ngày xưa. Cô bạn ấy trước lúc đến trường thường được mẹ
âu yếm chấm vào mái tóc một chút dầu thơm. Gió từ cửa sổ xuyên qua lớp học cứ đưa mùi hương dịu nhẹ
phả vào tâm hồn cậu trai trẻ. Và hương thơm lâng lâng tuổi nhỏ ấy theo chân người đến mãi những nửa thế kỷ
sau.

Những chuyến tàu ngược về quá khứ từ hương thơm kỷ niệm, ai mà chẳng có trong đời. Chỉ cần mở ngăn tủ
cũ cho mùi long nhãn nồng nàn quyện chặt trí nhớ hay thơ thẩn dưới cành ngọc lan một đêm trăng thanh bình
để hồn trí lặng thinh cùng cây trái! Cũng có thể đó là một sáng êm đềm thuở nhỏ cả nhà đông đủ ríu ran bên
rổ khoai nướng mà hương thơm cùng vị ngọt của nó hãy còn vương vấn đến tận bây giờ. Hoặc như bạn tôi
một chiều thư thả háo hức mở ngăn kéo tuổi thơ để bồi hồi bắt gặp lọ hoa ngày cũ. Hương thơm như chuyến
tàu đưa con người tìm về kỷ niệm với long lanh nước mắt, chan chứa nụ cười.

Bạn chắc hẳn cũng có mùi hương kỷ niệm của riêng mình, với cha mẹ, với người thân và thậm chí với người
từng khiến mình xao động thuở hồn như giấy trắng? Kìa, nhắm mắt lại đi nhé, hương thơm ấy đang dắt bạn
quay về…

Nguyễn Đình Xê
Tháng Giêng, 2016


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Tư 3 16, 2016 3:14 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đến thăm ai đêm ba mươi

Chàng và nàng yêu nhau. Một tình yêu nồng cháy, khắc khoải. Có nhiều điều muốn nói với nhau nhưng chưa
thể nói. Tình yêu vì thế có lúc trôi đi trong ngờ vực, mong manh. Chàng chọn đêm ba mươi để đến nhà nàng.
Không gian phút giao mùa hy vọng sẽ làm nồng đượm hương yêu. Nhiều điều chàng muốn nói với nàng vào
thời khắc thiêng liêng năm cũ chuyển sang năm mới. Chiếc lá vàng nhặt được từ người phu quét đường sẽ làm
bằng chứng cho tình yêu vào cái lúc chàng rưng rưng cảm nhận không phải đất trời sắp Tết mà chính là lòng
người đang Tết...
Văn, bạn tôi, có vẻ nhiễm nặng không gian trữ tình, lãng mạn từ đôi tình nhân trong bài hát của Vũ Thành An
phổ thơ Nguyễn Đình Toàn cùng nỗi ray rứt về sự tan vỡ của mối tình đầu thơ mộng với Lan. Một chiều cuối
năm họp mặt, anh ta cứ nhắc hoài ước muốn đến thăm người tình cũ với ý tưởng hào hứng về chiếc lá vàng
nhắc nhớ anh không thể quên em.
Vài người can ngăn, bảo rằng chừ Lan đã yên phận dâu con, can chi gợi lại chuyện xưa chẳng may làm sứt
mẻ hạnh phúc với chồng. Nhưng cũng không ít người thúc giục anh mạnh dạn với khát khao chính đáng. Có
gì đâu, theo họ, chỉ đến thăm thôi mà. Ai trong đời mà chẳng trải qua xao xuyến tình đầu. Hẳn là Lan sẽ cảm
động vì người tình cũ còn trân trọng kỷ niệm. Chồng Lan có thể đủ độ lượng cảm thông và thấy vợ mình
càng thêm xinh đẹp, quyến rũ.
Biết bạn mình chân thành nhưng dễ xúc động, chúng tôi “hộ tống” Văn đến thăm người yêu cũ. Anh ghé chợ
mua bó hồng tươi và tiện tay nhặt thêm một chiếc lá bắt đầu chuyển màu.
Dù đã được Văn nhắc đi nhắc lại rằng chồng Lan “không phải dạng vừa” nhưng chúng tôi quả bất ngờ trước
thực tế nóng bỏng. Mở cổng đón bạn tôi là người đàn ông có khuôn mặt đanh như thép. Chiếc quần cộc phô
thân hình cuộn lên từng thớ thịt cho thấy anh ta sẵn sàng ăn thua đủ với tình địch ngày nào. “Anh lại muốn gì
đây?”, mắt chồng Lan nhìn thẳng mắt Văn với giọng điệu rõ là không dành cho khách đến thăm nhà đường
đột vào tối ba mươi. Tội nghiệp bạn tôi, gương mặt Văn bỗng biến sắc. Dù đã lường trước rủi ro nhưng tình
huống này thì quả là anh ấy chẳng hề mong đợi.
Cái khó khiến ló cái khôn! Người thông minh và lanh trí nhất trong nhóm chúng tôi là Nhật bỗng trở thành
đấng... cứu thế lúc dầu sôi lửa bỏng. Từ phía sau, Nhật xăm xăm bước tới, giật lấy bó hoa trên tay run của
Văn rồi tự đẩy cổng bước vào nhà trước cái dáng lực lưỡng của chồng Lan: “Anh vô phép quá! Chưa thấy ai
đón khách như vậy bao giờ. Chúng tôi được ủy nhiệm của Bộ trưởng L. đến chúc Tết bác trai, cán bộ hưu trí
của ngành. Chẳng lẽ bác ấy không vui khi nhận hoa của người đứng đầu ngành!”. Giọng sang sảng của Nhật
hẳn là vang tận phòng nghỉ của cụ già hưu trí. Từ trong nhà, ba Lan lọ dọ bước ra với gương mặt rạng rỡ, rối
rít giục chàng con rễ mau mau rước khách vào nhà.
Nhật sau đó làm tròn chức năng cán bộ đại diện ngành G. được ủy quyền đến thăm và chúc Tết cán bộ hưu
trí tại địa phương. (Thật hú hồn cho chúng tôi, trên đường đến nhà Lan, Văn có kể rằng ba Lan ngày xưa là
viên chức mẫn cán của của ngành G.).
Cái lạnh lùng đầu cổng tan biến tự bao giờ. Phòng khách nhà Lan trở nên ấm áp với cuộc trò chuyện rôm rã
xoay quanh cái được và chưa được của ngành G., đong đầy tâm sự của một viên chức đã về hưu nhưng hãy
còn lưu luyến và tâm huyết với nghề. Đến lúc này, vẻ linh hoạt mới trở lại trên gương mặt Văn. Chúng tôi
nhận ra bóng Lan thấp thoáng phía sau nhà. Cô ấy hẳn thót tim vì vừa thoát khỏi một tai họa... đêm ba mươi.
Không thấy bóng dáng chồng Lan đâu nữa. Có lẽ anh ta hiểu tỏng nguồn cơn nhưng biết làm sao bây giờ khi
thấy bố vợ mình cứ say sưa và sôi nổi hẳn lên với hồi ức ngành nghề!
Tất nhiên chẳng ai trong chúng tôi muốn ngồi lâu ở cái phòng khách dễ dàng xảy ra bất trắc ấy nên đành cắt
đứt dòng hồi tưởng đang miên man sống động của ba Lan để vội vã cáo từ.
Từ dạo ấy, Văn vẫn xem Nhật là ân nhân cứu mình thoát hiểm ngoạn mục. Nhật thì ngạc nhiên về sự ứng
biến khôn khéo của mình trong phút nguy nan. Còn chúng tôi, mỗi dịp xuân về, vẫn đem chuyện chiếc lá
vàng đêm ba mươi để hâm nóng cuộc hội ngộ cuối năm. Trong tiếng cười ấm nồng tình bạn, chúng tôi
nghiệm ra rằng con đường trở lại nhà người tình xưa chẳng bao giờ bằng phẳng dù vào thời khắc thiêng liêng
và giàu độ lượng nhất là tối ba mươi!

Nguyễn Đình Xê



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Tư 4 06, 2016 8:13 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Vườn không còn chim cút

Hai nhà đâu lưng nhau qua bờ giậu sơ sài phủ xanh màu lá. Nhà bên kia chừa khoảng sân vừa đủ cho dãy chuồng chim cút. Nhà bên này dành khoảnh vườn nhỏ để trồng dăm loại gia vị, từ rau húng rau răm đến hành sả, nghệ gừng. Khoảnh vườn nhỏ được chăm chút gọn gàng ngăn nắp với vài thân cau lặng lẽ lay mình trong gió. Tiếng ríu rít mỗi sớm mai của bầy chim xuyên qua màu xanh bờ giậu, lan tận phòng học nhỏ nhắn của bên này, thỉnh thoảng đánh thức cậu học trò sau một khuya sâu bù đầu vào trang vở. Nhiều đêm, qua hàng giậu, chàng trai vẫn hồi hộp dõi mắt về phía ánh sáng ấm cúng hắt ra từ chiếc đèn nhỏ đặt trên bàn học. Nơi ấy trong vùng sáng dịu dàng hiện ra mái tóc mượt xõa ngang vai và cái dáng miệt mài cúi xuống trang vở. Hồn nhiên, lặng lẽ, đôi lúc tinh nghịch với cậu em trai ngồi học ở phía đối diện, cô học trò hàng xóm nào hay biết bên kia bờ giậu hằng đêm luôn có người nhìn trộm.

Riết rồi thành quen, đêm nào không thấy bóng hồng ở bàn học phía bên kia thì y như rằng cái bàn học phía bên này cũng lặng lẽ vô hồn.

Những con chim cút sổng chuồng trở thành ân nhân của chàng trai. Thỉnh thoảng từ bên kia bờ giậu, giọng người cha của cô gái ôn tồn vọng sang bên này nhờ người gom giúp các chú chim lạc bầy đang ngu ngơ bên gốc sả, bụi gừng. Chàng trai là người nhanh chân nhất phóng ra khoảnh vườn, sè sẹ mở đôi bàn tay túm lấy từng chú chim đi lạc rồi chuyền qua hàng giậu để đón lấy lời cảm ơn kèm theo nụ cười hiền của ông bố. Những lúc như thế, ông bố nuôi chim cút không hề biết rằng qua kẽ lá, người ân của mình đã kịp tranh thủ dõi mắt quanh quất đâu đó để ngắm kỹ hơn con gái rượu của mình. Cuộc “trao trả tù binh” cút diễn ra ngắn ngủi mà quý giá vô cùng. Đó là khoảnh khắc chính đáng nhất để cậu trai bên này tiếp cận và nhìn ngắm cô bé hàng xóm hằng đêm vẫn làm mình xao xuyến.

Nhiều chiều tan học, chàng trai thường ba chân bốn cẳng về nhà, tức tốc ném chiếc cặp da lên bàn học để vội vã bước ra vườn nhà, mắt dáo dát tìm chim cút lạc bầy. Không cần chờ nghe giọng ôn tồn từ bên kia, chàng nhanh chóng túm lấy các chú cút lẻ loi rồi ân cần kiểng chân trao chúng qua bờ giậu xanh lá cho ông bố để kịp nhận lấy ánh nhìn đằm thắm của cô gái.

Đường dây rạo rực bồi hồi nối kết hai mái nhà xuyên qua bờ giậu thẳm xanh màu lá. Đường dây ấy hằng đêm nối liền ánh sáng ấm nồng từ ngọn đèn bàn học bên này với quầng sáng dịu dàng từ bàn học bên kia. Trong mắt chàng trai, tóc cô gái ngày càng óng mượt, hương tóc hằng đêm hòa quyện hương cau quấn quít khắp khoảnh vườn. Một tình yêu trong trẻo hồn nhiên lặng lẽ ươm mầm. Quầng sáng từ bàn học mỗi đêm bên kia bờ giậu có sức lôi cuốn vô bờ. Nó phủ màu ấm nồng sang tận phòng học bên này và len vào giấc ngủ chàng trai. Nhiều buổi từ lớp học trở về, chàng tức tốc chạy vội ra vườn nhà, dáo dát kiếm tìm trong từng vồng hành, bụi sả bóng dáng một chú chim cút lạc bầy. Ngày vui của chàng bắt đầu với tiếng chim ríu ran, kết thúc bằng giấc ngủ mộng mị níu kéo cái quầng sáng bên bàn học hàng xóm và vương vấn hương thơm của cây lá sau vườn.

Nỗi hụt hẫng vì thế sẽ mênh mông biết mấy nếu một ngày bên kia bờ giậu im bặt tiếng chim cút, không còn vầng sáng từ bàn học mỗi đêm. Ngày ấy, buồn thay với chàng trai, lại đến quá đột ngột.

Một chiều tan học như bao buổi chiều tan học trở về, cũng xao xuyến bước ra vườn nhà như bao lần xao xuyến khác, bỗng dưng chàng không còn nghe tiếng chim ríu ran như mọi bữa. Không gian thinh lặng tỏa ra từ căn nhà bên kia nói với chàng điều gì đó đổi thay. Bước vội đến bên bờ giậu, dán mắt nhìn qua kẽ lá không thấy một bóng người, phòng ốc trống hoang, chàng ngẩn người hiểu ra mọi chuyện. Gia đình hàng xóm "gần nhà xa ngõ" đã chuyển đi nơi khác tự bao giờ. Thẫn thờ ngồi vào bàn học nhà mình nhìn sang, chàng trai hiểu rằng từ bây giờ mãi mãi sẽ chẳng còn bóng dáng hiền dịu dưới vầng sáng bồi hồi xao xuyến mỗi đêm.

Bờ giậu vẫn còn xanh lá nhưng từ sáng mai, chàng sẽ không còn được đánh thức bằng tiếng ríu ran chim cút. Khoảnh vườn nhỏ vẫn còn đó những vồng hành gốc sả nhưng mãi mãi không còn chú chim lạc bầy nào để chàng háo hức trở về mỗi chiều tan học. Và cái quầng sáng nơi bàn học, cái quầng sáng bên kia đâu rồi để chàng thổn thức hằng đêm …

Nguyễn Đình Xê


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Hai 3 20, 2017 8:58 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Nhãn vườn quê ngoại
Thứ Năm, 02/02/2017, 07:39 [GMT+7] Báo Đà Nẵng Cuối Tuần

Hành lý đã nêm chặt vào túi, đang trên đường vào sân bay để chuẩn bị làm thủ tục chuyến bay, tôi bỗng nhận được cuộc gọi của người chị, con dì tôi: “Mẹ chị gửi nhãn cho dì. Em chịu khó mang về để dì vui nhé!”. Dì gửi quà cho mẹ, đặc biệt là nhãn hái từ vườn nhà. Trời ạ, làm sao mà từ chối được đây, dù tôi chúa ghét cảnh rườm rà lỉnh kỉnh mỗi bận đi xa. Thường, nếu muốn mua quà cho ai đó, tôi vẫn hay đến các siêu thị sau lúc xuống máy bay rồi chọn món quà có xuất xứ từ nơi mình vừa đến. Siêu thị và chợ bây giờ thiếu gì đặc sản địa phương.

Tôi quay ra cổng nhà xe sân bay đón người chị. Chao ôi, chẳng phải một gói nhỏ mà là một thùng nhãn to tướng, trái căng tròn còn tươi màu lá. Hẳn là dì tôi vừa bỏ cả buổi trưa để hái cho em mình rồi cẩn thận đóng gói và gửi theo xe đò từ Vũng Tàu lên thành phố. Dì muốn không riêng mẹ tôi mà cả các cháu của dì cũng được chia phần. Trong nắng trưa đổ lửa, chị em tôi hì hục phân ra từng chùm nhãn nhỏ để tiện bỏ vào túi xách. Có cố lèn chặt kiểu gì thì túi xách của tôi cũng không chứa hết chỗ nhãn, đành bỏ lại mấy cuốn sách ưng ý mà mình vừa tậu được trong lúc dạo chợ sách cũ chiều qua. Vài người qua đường trố mắt nhìn chị em tôi mồ hôi nhễ nhại dưới nắng trưa. Có lẽ họ tức cười trước cảnh hai người cứ loay hoay vì mớ cây trái vốn được bày bán ê hề ở các chợ bây giờ.

Cô nhân viên ở quầy làm thủ tục thì không ngạc nhiên như họ. Giọng cô lạnh lùng sau khi bảo tôi đặt chiếc túi xách lên bàn cân: “Hành lý của chú vượt đến 3 ký so với hạn định. Chú cần mua vé bổ sung nếu không muốn bỏ bớt vài thứ ra ngoài”. Tôi phân trần với cô gái rằng đây là mấy chùm nhãn vườn của người chị gửi cho em gái ở phương xa, rằng nếu không phải là thứ cây trái đặc biệt mà chỉ là loại nhãn bày bán ở chợ, muốn mua bao nhiêu cũng có thì tôi không dại gì mà cố nêm chặt túi xách của mình. Giọng tôi ân cần nhưng dường như cô nhân viên nghe tai này liền bỏ tai kia. Cũng phải thôi, ngồi ở quầy từ sáng đến giờ chắc cô ấy đã nghe quen những lời phân trần tương tự. Mắt cô vẫn mải mê dán chặt vào màn hình trước mặt. Sau lưng tôi, dãy dài hành khách xếp hàng chờ đến lượt mình chừng cũng nóng lòng…

“Mẹ chị bảo thuở nhỏ mẹ với dì thường chơi đùa bên gốc nhãn nhà ngoại”, chị tôi tỉ tê trong lúc phụ tôi kéo chặt chiếc túi xách. Tôi hình dung cái khoảnh vườn nhỏ nhắn bình yên ven sông Vu Gia ngày xưa, dì và mẹ quấn quít bên nhau không rời nửa bước. Tản cư, chạy giặc bao phen, ngoại tôi chỉ còn mỗi hai cô con gái. Một thân một mình, ngoại lặn lội, tần tảo nuôi con. Vườn nhãn sum suê tán lá trở thành khoảng trời ấm áp chở che ba mẹ con qua bao mưa nắng thăng trầm. Trong tình thương của ngoại, dì và mẹ lớn lên trong trẻo, hồn nhiên. Nhưng lần lượt dì và mẹ theo chồng phương xa, một mình ngoại còm cõi quạnh hiu trong vườn nhãn vắng tiếng cười.

Rồi đạn bom, rồi ly tán. Ngày ngoại đi xa, vườn nhãn cũng xác xơ trụi lá…
Ở phương Nam, nhớ về khoảnh vườn ngọt ngào nuôi lớn tuổi thơ và thời thiếu nữ, dì tôi cố công gầy dựng vườn nhãn ngay trên mảnh đất mà mình lập nghiệp. Không gian yên bình, vị ngọt những ngày bên mẹ bên em thôi thúc dì không ngại nắng mưa gian khổ. Như được tiếp sức từ bàn tay chăm bón cần mẫn và lòng hoài nhớ của người con xa quê, vườn nhãn nhà dì đến mùa thường sai quả. Chị tôi bảo, vào mùa nhãn chín, chị thỉnh thoảng bắt gặp mẹ mình ngồi bên hiên nhà nhìn xa xăm ra sân nắng. Dì đang tìm lại tuổi thơ, có bóng dáng người thân trong hương thơm ngạt ngào của từng chùm nhãn sai quả. Nơi ấy, vào mùa trăng, trong ánh sáng lung linh rọi qua cành nhãn, cả khoảnh vườn ríu ran tiếng nói cười của hai chị em bên ánh nhìn trìu mến của người mẹ.

Ngoại giờ đã thành người thiên cổ, mẹ tôi thì ở cách xa dì cả ngàn cây số, hiếm khi gặp mặt. Nhưng vị ngọt của từng trái nhãn lồng thời thơ trẻ bên mẹ bên em hãy còn nồng đượm trong dì…

“Chú ơi, chú đã mua vé bổ sung chưa vậy?”, tiếng cô nhân viên đánh thức tôi.

Tôi trở lại quầy làm thủ tục với tấm vé bổ sung hành lý, lòng rưng rưng khi mường tượng miệng cười móm mém của mẹ lúc run run bóc từng trái nhãn của người chị gửi về. Vẫn cặp mắt chú mục vào màn hình, cô nhân viên nói với tôi, giọng lúc này hồn nhiên, pha chút an ủi: “Nhãn của chú trông vậy mà nặng ghê nhỉ!”. “Đó là cháu căn cứ trên số cân vượt quy định chứ gì?”, tôi mỉm cười.

Mà đúng vậy, làm sao cô gái trẻ ấy có thể biết được mớ nhãn trong túi xách của tôi lúc này nặng đến mức nào!


NGUYỄN ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Huynh thi Tuyet Nhung
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 14 8 2008
Số bài: 3657

Bài gửiGửi: Ba 1 30, 2018 9:45 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TRUYỆN NGẮN

BÓNG NGƯỜI TRONG SƯƠNG

Báo Đà Nẵng Cuối Tuần ,Chủ Nhật, 17/09/2017

Dăm người đứng lên ra về từ sớm, chỉ bốn chúng tôi còn ngồi lại. Trăng bấy giờ lên cao hơn trên cành sứ, men gần sát mái hiên. Đêm đang bắt đầu. Quán dần thưa khách. Sông ngoài kia lóng lánh sóng nước pha trăng. Bữa tối còn một nửa dở dang trên bàn. Vài miếng bò lúc lắc, dăm lát khoai tây chiên. Bát miến cua chẳng ai thèm đụng đũa, hầu như còn nguyên vẹn bên đĩa rau sống bánh xèo. Mùi bơ cứ phảng phất quanh bàn tiệc. Lần đầu tiên trong đời tôi ăn miếng bánh xèo pha chút bơ tây. Cảm giác lạ khiến ký ức lôi tôi về những chiều mưa quê cũ. Bà bác dâu ngồi đổ bánh xèo bên cái chái bếp rộn tiếng mưa rả rích. Mùi mỡ rán khiến nước miếng thằng bé chảy dài. Hồi đó làm gì có nhiều tôm thịt trong lòng bánh như bây giờ. Chỉ vài lát mỡ heo được bác tôi đảo qua đảo lại liên hồi trong lòng chiếc chảo thép đen kịt bồ hóng. Vậy mà hương bánh còn vương vấn mãi tận bây giờ, hằng hơn nửa thế kỷ sau. Tôi như còn nhìn thấy rõ chiếc bánh vàng lốm đốm những vệt cháy màu nâu…

Đó là khi Thoan bắt đầu câu chuyện với giọng điệu cố gắng góp một tiếng vui cho bữa tối bắt đầu tẻ nhạt. Một ông sui ghé thăm và trọ lại nhà bà sui góa bụa của mình tại một huyện lỵ heo hút. Nhà chật nhưng vắng bóng người vì lũ con làm ăn nơi xa. Hai phòng nghỉ cách nhau chỉ qua một bức rèm với ngọn đèn dầu nhỏ ngọn mong manh. Nửa đêm, chủ nhà thấy khách chừng như đã ngủ say, bèn nhỏm dậy khoát tay tắt ngọn đèn dầu. Ông khách mơ màng thao thức vì lạ cảnh lạ người, mắt nhắm mắt mở nhìn cái khoát tay của bà sui cứ tưởng rằng chủ nhà ra dấu ngoắc gọi mình sang. Nửa nghi nửa ngờ vì bà sui vốn người đoan chính, gặp lúc hồn cũng đang tơ tưởng vì thao thức, ông cứ bần thần lo nghĩ. Lẽ nào chị sui không còn giữ mình? Chị vẫn được tiếng thủy chung mẫu mực kia mà, dù anh sui tạ thế đã lâu, lúc các con hãy còn thơ dại. Nhưng quả là bàn tay ấy, cái dáng ấy đang ngoắc mình sang. Phải chăng tới một lúc nào đó, con người nhận ra gương mặt sầu thảm bi thiết của nỗi cô đơn. Tới lúc nào đó, người ta có quyền cho phép mình quên đi mọi thứ để có thể sống thật với chính mình, đối diện sòng phẳng với nỗi khát khao? Và nếu thực sự như thế, nếu chị ấy đang cần mình thì việc làm ngơ có thể khiến người ta tổn thương. Kìa, chị ấy lại ngoắc tay ra dấu, mình mà không sang thì tệ quá. Bao lâu rồi người vợ xa chồng sống trong nỗi lạnh lẽo cô phòng! Nhưng nếu sang mà không phải vậy thì còn mặt mũi nào! Người đàn ông cứ phân vân mãi. Cuối cùng, như tiếng gọi của vô thức, sau phút bình sinh vận hết thần hồn, ông sui vén màn ngồi dậy…

Thoan kết thúc câu chuyện tiếu lâm bằng cái ngả đầu nép vào vai Thành. Nàng không kể tiếp liệu người đàn bà góa bụa kia im lặng chịu đựng hay hoảng hốt la toáng lên. Mà dường như kết thúc bằng cách bỏ lửng như vậy thì hay hơn. Cứ để người nghe mặc sức tưởng tượng cái kết cho riêng mình, theo ý thích của mỗi người. Dưới ánh sáng vàng vọt hắt xuống từ bóng đèn trước hiên, tôi nhận ra má nàng đang ửng đỏ. Thành lúng túng vì cử chỉ hồn nhiên của người bạn gái duy nhất trong bàn, vội nâng ly bia hồ hởi:

- Nào, chúc mừng câu chuyện thú vị. Đừng để giọt nào còn trong ly nhé!

Sự lầm tưởng từ bóng dáng cái ngoắc tay? Chuyện gì vậy, hình như có điều gì đó gợi nhắc về một ảo ảnh từ câu chuyện vui mà Thoan vừa kể. Ồ, tôi nhớ ra rồi…

Cánh bướm nhỏ nhoi trú mưa bay lạc vào buồng lái của chiếc xe lửa băng mình trong đêm. Anh lái tàu nửa mơ nửa tỉnh trong tâm trạng lo lắng cho bệnh tình thập tử nhất sinh của người vợ thương yêu ở quê nhà. Bóng tàu lao vun vút trong đêm mưa gió, nước chảy xiết làm trôi một nhịp cầu. Sinh mạng của quan toàn quyền treo lơ lửng trước một thảm họa đường sắt nếu không có cú hãm phanh bất thần đến từ vô thức. Tàu dừng lại trong nỗi bàng hoàng của mọi người, không ai lý giải được vì sao trong đêm tối như mực, người lái tàu lại biết được phía trước có nhịp cầu gãy để vung chân đạp thắng. Bản thân anh ta cũng ngơ ngác chẳng hiểu vì sao trong màn mưa xối xả lại có một bóng người băng ra vẫy tay báo hiệu cho tàu dừng lại.

Ôi, cái cánh bướm nhỏ nhoi ướt sũng nước mưa đang chấp chới trước mặt kính trong buồng lái. Ảo tưởng thị giác của người chồng hay là hồn phách của người vợ dõi theo hành trình đã nhập vào cánh bướm để mách bảo với chồng? Câu chuyện mà tôi từng đọc thuở nhỏ dường như đã làm Thoan sửng sốt. Hay là giọng kể của tôi có chiều u uẩn?

Bất giác người đàn bà đứng phắt dậy, xin phép cáo lui. Vẻ bối rối hiện rõ trên gương mặt nàng, khác hẳn với nét điềm nhiên tươi tắn lúc khởi sự bữa tối. Không ai trong chúng tôi kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra với nàng trước khi cái bóng nhỏ nhoi kia ngồi lọt thỏm sau cánh cửa chiếc taxi vừa trờ tới.

Sương ngoài kia xuống vội. Bàn tiệc bấy giờ trống vắng lạ thường dù vẫn còn ba người đàn ông. Không ai nói với ai một lời nào nhưng trong mắt Thành và Ánh ẩn chứa nỗi trách móc hướng về phía tôi. Ông kể chi chuyện ấy ra đây để đến nỗi này!

Phải rồi, kể làm chi chuyện ấy nhỉ. Thoan phải xa chồng đã mấy năm rồi, vì một lẽ nào đó cho đến nay vẫn còn trong vòng bí ẩn. Tôi bỗng tự trách mình vào lúc bị cậu bồi bàn đánh thức bằng tiếng mở nắp chai bia.

Và rồi, đến lượt Thành loay hoay đứng dậy ra về. Cả Ánh cũng vội vã bước theo. Chỉ mình tôi ngồi lại bẽ bàng, trên tay bóp chặt một chiếc nắp chai…

Trăng ngoài kia thôi còn long lanh.

NGUYỄN ĐÌNH XÊ


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Vườn Thơ Sưu Tầm Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Trang 10 trong tổng số 10 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI