Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

CHUYỆN THẦN THOẠI VỀ RẮN Ở Á CHÂU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn Hoá - Khoa Học & Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Gio
HS SaoMai


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 326

Bài gửiGửi: CN 1 13, 2013 9:35 am    Tiêu đề: CHUYỆN THẦN THOẠI VỀ RẮN Ở Á CHÂU Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CHUYỆN THẦN THOẠI VỀ RẮN Ở Á CHÂU

Rồng, một động vật không có thật, và rắn, động vật có thật ở mọi xứ, là 2 động vật được thần thoại hóa nhiều nhất trên khắp thế giới, trong tất cả các nền văn minh cổ đại, từ Hy Lạp, Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ, cũng như trong các bộ lạc còn bán khai ở Mỹ Châu, Úc Châu, Phi châu, v.v.

Trước nhất, mọi văn hóa đều cho rắn tượng trưng trường sanh bất tử, hồi sinh, trẻ mải không già, vì rắn có đặc tính lột da hàng năm. Rắn cũng tượng trưng cho sức khỏe dồi dào, dục tính mảnh liệt và việc sinh con đẻ cái phong phú, vì vậy rượu rắn, thịt rắn thường được quảng cáo “cường dương” hay trị được nhiều bệnh tật.

Ở Á Châu, Ấn-Độ là xứ có nhiều thần thoại về rắn nhất, tiềm tàng trong Ấn-Độ Giáo (Hindu) và Phật Giáo.

Thần thoại về các thần rắn Nāgas vẫn còn là văn hóa hiện hữu ở những xứ Ấn-Độ-Giáo như Ấn Độ, Nepal, hay Bali. Hiện nay, rắn được tôn thờ ở các đền rắn. Ở Ấn Độ, thần rắn Nagas gồm rất nhiều vị thần bảo vệ các nguồn nước như giếng, sông, hồ, và biển. Các thần rắn Nagas tạo ra mưa, làm mùa màng tươi tốt, nhưng cũng có thần Nagas mang đến thiên tai như lụt lội hay hạn hán. Naga chính là rắn mang hình hài con người. Ai tồn thờ rắn sẽ được thần Nagas bảo vệ, ban cho sự thịnh vượng. Nhiều nơi ở Ấn Độ tin tưởng là giới quí tộc triều đại Nagavanshi huy hoàng là con cháu của thần rắn Naga.

Vua của các thần Nagas là Varuna, là thần tạo ra bảo tố. cũng là thần của trời, của đại dương, của thế giới âm, và cũng là thần công lý. Các thần Nagas sống ở Vương Quốc Thứ Bảy có tên Pātāla. Trong các thần Nagas uy quyền nhất trong Ấn-Độ Giáo là Manasa là một nử thần rắn; Sesha là nam thần vũ trụ, là vị thần rắn có 5 đầu hay bảy đầu hay có cả ngàn đầu, mỗi đấu đội một hành tinh của vũ trụ trên vương miện; và Vasuki, em của Manasa, là một vua rắn có mang một viên ngọc ở đầu. Vasuki cũng là một trong 8 vị vua rắn trong thần thoại của Trung Hoa và Nhật Bản. Thần rắn Nagas thường mang theo bồ rượu thuốc trường sanh bất tử. Thần thoại kể rắng Thần Chim Ưng Garuda mang bồ rượu trường sanh bất tử đến gặp thần rắn Nagas, và để một ly rượu thuốc trên mặt đất, nhưng ly rượu này bị Thần Indra, vị thần cai quản chuyện sấm sét và chiến tranh, đánh cắp mất. Tuy nhiên, vài giọt rượu rơi vải xuống cỏ. Thần rắn Nagas bèn dùng lưỡi liếm rượu trên cỏ, vì vậy lưỡi bị khứa làm đôi. Do đó, ngày nay lưỡi rắn chẻ đôi.

Vishnu là vị thần nữ tối cao của muôn loài muôn vật, là vị thần tạo ra vũ trụ, cai quản quá khứ, hiện tại và tương lai. Các tượng nữ thần Vishnu thường được bao quanh bởi rắn thần Sesha bảo vệ. Rắn quấn quanh cổ, quanh bụng, hay sau lưng. Cũng vậy, rắn thần Nagas bảo vệ Thần Shiva, hay Siva, là Thần Bảo Hộ, vị thần mang lại điều lành.

Đức Phật thiền trên thân rắn và chung quanh được bảo vệ bởi nhiều thần rắn

Ở Kampuchia, rắn được khắc trong đền thờ, tượng rắn được đặc chung quanh đền, vì rắn canh gác bảo vệ nơi linh thiêng như đền đài. Bởi vì, trong số loài rắn, có một số loài, như rattlesnake và cobras biết bảo vệ lãnh thổ nơi nó làm hang cư trú, nó sẳn sàng chiến đấu chứ không lẩn trốn khi có sinh vật khác xâm phạm.

Thần rắn Naga giữ một vai trò quan trọng ở Kampuchia và Lào. Nguồn gốc chữ “Kampuchia” và dân Khmer bắt nguồn từ một thần thoại rằng một vị vua của vương quốc Kambuja (phát âm thành Kampuchia) ở Ấn độ tên Kaundinya đến xứ Cambodia hiện nay, lúc đó nước này do một vị vua Naga cai trị. Công chúa tên Soma đem quân ra chiến đấu, nhưng bị Kaundinya đánh bại. Để bãi binh, công chúa Soma thuận lấy kẻ chiến thắng Kaundinya, cả hai cùng trị vì lãnh thổ đặt tên Kampuchia và dân Khmer chính là con cháu của 2 người này.

Để giải thích tại sao vùng đất Kampuchia bị ngập lụt hàng năm, chuyện thần thoại “Phra Daeng Nang Ai” kể rằng một người đàn bà có nhiều tiến kiếp được tái sinh thành công chúa của vua Phraya Khom trên trời. Vị công chúa này gây ra cái chết của hoàng tử của Naga dưới đất. Chiến tranh xảy ra. Naga bèn làm dâng nước sông tràn ngập để chiến đấu. Về sau, Naga bị trừng phạt phải làm rắn bảo vệ các đền đài ở Kampuchia.

( ST )



_________________
Phận làm trai gõ phím bình thiên hạ.
Chí anh hùng click chuột định giang sơn.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn Hoá - Khoa Học & Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI