Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Phan Ngọc thiết- Chạm vào giấc mơ bay

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Bạn Bè
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Ba 6 17, 2008 8:23 am    Tiêu đề: Phan Ngọc thiết- Chạm vào giấc mơ bay Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Ông là một cán bộ giảng dạy tại Trung tâm Giáo Dục Đại học Đà Nẵng, nghề của ông chẳng liên quan gì đến máy bay, nhưng ông biết rành mọi thông tin có liên quan đến ngành hàng không, lịch sử từng thời của hãng, sân bay quốc tế trên thế giới, lịch sử của những chiếc máy bay hay sách nào có liên quan đến máy bay đều được ông sưu tập và am hiểu sâu sắc.


Người có niềm đam mê với máy bay sâu sắc ấy chính là ông Phan Ngọc Thiết ở Tp. Đà Nẵng.

Khởi nguồn của niềm đam mê

Đam mê maý bay đến mức bạn bè thân hữu, đồng nghiệp, người thân của ông đều gọi ông là “người điên” với thú chơi rất “điên” tốn nhiều tiền bạc và thời gian. Nhưng chỉ có Phan Ngọc Thiết mới hiểu được niềm đam mê được gọi là “điên” ấy đã trở thành máu thịt của ông ngày từ thời còn thơ ấu.

Năm Phan Ngọc Thiết 7 tuổi, ông đã mê ngắm máy bay trên trời, mỗi lần nghe tiếng động cơ máy bay ầm ì từ xa là lập tức chạy ra sân hay ngừng chơi với bạn bè để ngước cổ lên trời ngắm máy bay bay qua cho đến khi mất dạng. 12 tuổi, nhìn thấy những chiếc máy bay trò chơi được bày bán trong các cửa hàng ông ngắm nghía mãi không biết chán và cố dành tiền mua cho được.

Từ đó niềm mong ước được ngồi trên những chiếc máy bay để đi từ nời này đến nới khác, để được từ trên cao nhìn thấy trái đất nhỏ như thế nào, được nhìn thấy bầu trời cao rộng và bay như những cánh chim, hơn thế, trong mơ ước ở tuổi 12 được trở thành phi công, hay làm chủ một sân bay xinh đẹp…

Năm 1985, khi có dịp sang Mỹ, Phan Ngọc Thiết đã bỏ hàng giờ để để ngắm nhìn các mẫu máy bay ở Bảo tàng hàng không Hoa Kỳ. Từ chuyến tham quan này, ông bắt đầu chú ý và manh nha sưu tập máy bay dân dụng nhằm thoả mãn niềm đam mê và phần nào thực hiện ước mơ của mình. Nhưng phải đến 10 năm sau, trong chuyến đi Hồng Kông ông mới có điều kiện để mua hai máy bay đầu tiên. Từ đó mỗi lần đi ra nước ngoài, ông đều cất công tìm đến cửa hàng bán mô hình máy bay mua vài chiếc.

Ông cho biết : “ thú sưu tập này bận rộn nhọc nhằn lắm, không chỉ mua được những mô hình máy bay đẹp, giống y như thiệt còn phải nghiên cứu sách báo về nó, về hãng hàng không mà nó mang tên, lịch sử của hãng hàng không đó… bận rộn là vậy, nhưng đã mê rồi thì không thuốc nào chữa được”. Nhờ nghiên cứu về các loại máy bay và các hãng hàng không nên ông am hiểu về máy bay không thua gì một chuyên gia thực thụ, ông cóthể ngồi hàng giờ để giải thích về chiếc may bay này, hãng sản xuất, năm sản xuất, xuất sứ, nó từng được chở ai, đừng đáp xuống những sân bay nào, có sự kiện gì liên quan đến nó, chất liệu sản xuất ra nó là gì…

Sở hữu cả một sân bay và hàng trăm máy bay trên thế giới

Trong căn phòng rộng khoảng 40m2, ông thiết kế một chiếc sabàn máy bay rất đẹp, mặt sa bàn bằng gương dày 5mm, có 3.124 bóng đèn nhỏ thắp sáng dọc đường băng và các nhà ga, tỉ lệ của mô hình sân bay 1:500 với hai đường băng, khi công tắc điện được bật lên, những dẫy đèn xanh đèn vàng chớp nháy như trên sân bay thật của mô hình “sân bay quốc tế”. Sân bay có sân đỗ, hệ thống đường lăn, nhà ga, đài chỉ huy không lưu, hangar sửa chữa, xe chở cầu thang, các loại rađa, xe nâng hàng, tiếng động cơ máy bay lên xuống… Sa bàn chỉ có 12m2 nhưng có gần trăm chiếc máy bay dân dụng đang đậu rải rác khắp sa bàn, có chiếc đang chuẩn bị bay lên, chiếc như vừa đáp xuống, và rất nhiều máy bay đang xếp hàng đậu tại nhà ga…


Bộ sưu tập của ông Ngọc Thiết gồm 303 chiếc máy bay với 81 loại máy bay của 134 hãng hàng không trên thế giới mô phỏng theo mẫu của các tập đoàn sản xuất máy bay dân dụng nổi tiếng trên thế giới như Boeing, Mac Doauglas Coporation, Lockheed, Arbus, ATR, Fokker, Bea… Bên cạnh đó, bộ sưu tập còn có mẫu những chiếc chuyên cơ của các nguyên thủ quốc gia như: “Air Force One” VC – 25 phục vụ các tổng thống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1989, chiếc Boeing 747-400 của chính phủ Nhật Bản, chiếc A310-300 “German Air Force One” của Tổng thống Đức, chiếc Boeing 707 của không lực Hoàng gia Australia phục vụ cho toàn quyền và thủ tướng Australia…

Những chiếc máy bay mô hình này được chế tạo bằng vật liệu gang cao cấp, với chi tiết tỉ mỉ, từng bộ phận rất thật, cả màu sơn, biểu tượng của quốc gia và được sơn bằng tia laze như máy bay thật do các hãng sản xuất đồ chơi cao cấp sản xuất như Herza (Đức), Starjets và Netmodel (Mỹ), Bid Bird ( Hà Lan)… Ngắm nhìn hàng trăm sản phẩm máy bay thu nhỏ như thật của ông Ngọc Thiết nhiều người cũng muốn được “điên” như ông.

Trò chuyện với đam mê

Cái thú “săn” mô hình máy bay cũng chuân chuyên lắm, nhưng lỡ vướng vào rồi như một con nghiện không thể nào từ bỏ được, “cuộc chơi nào rồi cũng có hồi kết thúc, nhưng công cuộc sưu tầm máy bay của tôi là vô bờ bến”. Mê lắm, mê đến nỗi chỉ cần nghe loáng thoáng nơi nào có chiếc máy bay ông đang tìm là ông tìm mọi cách đến xem cho bằng được, và rồi cũng như bao người sưu tập khác “nếu không mua được món “hàng “ mình thích cảm giác thấy “đau” lắm, trăn trở đền mất ăn mất ngủ, tiếc ngẩn tiếc ngơ như người “điên” thật”. Khi mua được chiếc máy bay mình ưng ý lại thêm một lần mất ăn mất ngủ để ngắm nghiá, lau chùi, nghiên cứu xem chiếc máy bay này có những đặc điểm gì, xuất xứ từ đâu, thuộc hãng nào, linh kiện của nó như thế nào….

Mặc dầu, phải bỏ nhiều thời gian và công sức vào việc sưu tầm và tìm hiểu về máy bay nhưng mỗi khi đối diện với sa bàn của mình ông Thiết lại cảm thấy những công sức mình bỏ ra là không uổng và sau những công việc mệt nhọc ông chỉ muốn mau chóng trở về nhà ngồi đối diện với sa bàn để ngắm nghía và điều khiển những chiếc máy bay theo ý, “những lúc như thế mọi mệt nhọc như tan biến”.

Để sân bay mình luôn luôn đẹp tuần nào ông cũng “làm sạch” cho sân bay, bổ sung thêm chi tiết. Với bạn bè, du khách gần xa mỗi khi tìm đến đều được ông nhiệt tình làm “hướng dẫn viên” giới thiệu cặn kẽ về từng chiếc máy bay, thông số kỹ thuật và thông tin mới nhất về ngành hàng không.

Được biết, ông Thiết hiện là hội viên hội sưu tập máy bay dân dụng quốc tế (văn phòng đóng tại Đức), hiện hội có trên 3000 thành viên từ khắp nơi trên thế giới, ông Thiết là người Việt Nam duy nhất là thành viên của tổi chức này. Hàng tháng, ông được hội gởi cho hai tạp chí chuyên ngành, giới thiệu những mẫu máy bay mới nhất và mỗi năm họ lại gởi tặng ông một mẫu máy bay được sản xuất dành riêng cho thành viên của hội.

Ông Thiết đang mơ ước ở Việt Nam cũng có nhiều người đam mê sưu tập máy bay như ông, để được trao đổi, học hỏi và cùng chia sẻ với nhau niềm đam mê sưu tập này.

(theo sách kỷ lục Việt Nam)




Được sửa bởi Toc Trang ngày Hai 3 03, 2014 7:58 am; sửa lần 6.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Ba 6 17, 2008 8:24 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này





Được sửa bởi Toc Trang ngày Hai 3 03, 2014 7:57 am; sửa lần 29.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Ngu Hanh Son
HS SaoMai


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 694

Bài gửiGửi: Năm 6 19, 2008 10:23 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Sau đây là bài viết về Phan Ngọc Thiết, cựu học sinh Sao Mai - 12b niên khoá 74-75

Sân bay trong nhà

Trong gian phòng rộng 20 m2, ông Phan Ngọc Thiết thiết kế một sân bay “đạt tiêu chuẩn quốc tế” có 240 mô hình máy bay ông sưu tầm của 150 hãng hàng không trên thế giới. Bạn bè bảo ông điên vì suốt ngày chỉ sưu tập các loại máy bay đến mức quên ăn, quên ngủ.

Niềm đam mê của ông Thiết bắt đầu khi ông còn là cậu học sinh 7 tuổi. Những năm đó, cả đất nước đang chiến tranh, sự nguy hiểm đe dọa đến tính mạng thường trực. Thế nhưng, cứ mỗi lần nghe âm thanh của những chiếc phản lực gầm rú trên bầu trời ông chạy ra đường, mò lên gác thượng hay bất cứ nơi nào có thể nhìn thấy chiếc phi cơ, nhìn cho tới lúc những vệt khói tan vào không trung không còn dấu tích mới thôi.

Đến năm 12 tuổi, ông thật sự ngẩn ngơ khi được mắt thấy, tay sờ chiếc máy bay, dù là… máy bay trò chơi trong một cửa hàng. Cũng từ đó, mơ ước làm phi công, làm “giám đốc” một phi trường đi cùng ông theo năm tháng. Trong căn phòng chỉ 20 m2, khi bật công tắc điện, những âm thanh gầm rú như khi máy bay chuẩn bị cất cánh vang lên cùng đèn xanh, đèn vàng chớp nháy trên chiếc la bàn-mô hình “sân bay tiêu chuẩn quốc tế” do chính ông thiết kế năm 2000.


Mô hình máy bay Airbus A380.

Sân bay có đầy đủ hệ thống đường lăn, sân đỗ, nhà ga, đài chỉ huy không lưu, ga-ra sửa chữa, xe chở cầu thang, xe nâng hàng… Trên bề mặt la bàn vẻn vẹn 12 m2, sơ sơ có gần trăm chiếc máy bay dân dụng của nhiều hãng nổi tiếng Boeing, Airbus, Fokker…được chế tạo bằng gang cao cấp. Chỉ tay vào trung tâm sân bay, nơi chiếc Boeing nằm uy nghi, ông nói, đó là mô hình chiếc 767-300 của Việt Nam Airlines - máy bay chuyên cơ từng đưa nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đi thăm các nước châu Âu năm 2000.

Bên hành lang sân bay còn hơn 100 phi cơ, mỗi chiếc đều gắn với các sự kiện của ngành hàng không thế giới như: Boeing 757-200 của Tổng thống Mỹ, 747-400 của Thủ tướng Nhật… đặc biệt, chiếc Airbus A380 (năm 2006 mới xuất xưởng) mà ông đã có rồi. Cái thú đam mê sưu tầm máy bay đã trở thành một sự ám ảnh đối với ông. Hễ nghe ở đâu có “hàng” là ông tìm đến mua cho bằng được. Có những cái ông tự tìm đến, có những cái nhân bạn bè đi công tác nước ngoài ông nhờ mua. Nếu phát hiện ra mà chưa mua kịp, ông quên ăn, quên ngủ.

Theo Sài Gòn Giải Phóng, mới đây, bộ sưu tập 240 máy bay của 150 hãng hàng không trên thế giới do ông sưu tập đã được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam.



Sân bay tiêu chuẩn quốc tế do ông Thiết tự thiết kế.


Thiết là Giám Đốc giảng dạy bộ môn thể dục của Đại học Đà Nẵng nhưng bất cứ thông tin gì về ngành hàng không ông cũng “rành”, từ lịch sử ra đời của một hãng hàng không, một sân bay trên thế giới đến số phận một chiếc máy bay. Nhìn phi trường với những mô hình máy bay của ông, ít ai biết nguồn kinh phí đầu tư cho niềm đam mê ấy không nhỏ chút nào bởi hầu hết chúng đều được đem từ nước ngoài về.

Năm 1995, lần đầu tiên đi Mỹ, vào Viện Hàng không thăm phòng trưng bày, những chiếc phi cơ mẫu mã đẹp, dáng dấp hiện đại đã lôi cuốn ông, ông mua liền 3 chiếc. Sau mỗi chuyến đi Nhật, Hong Kong, Singapore… ông đều tự bỏ tiền mua một số mô hình máy bay, mới có, cũ có, hiện đại có, máy bay “sa cơ lỡ vận” có... Chuyến đi càng nhiều thì mô hình máy bay trưng bày càng tăng. Mỗi mô hình máy bay giá 15-40 USD, nếu nhân lên thì giá trị tài sản không nhỏ.

Hiện nay ông Thiết là hội viên Hội sưu tập máy bay dân dụng quốc tế (văn phòng tại Đức) nên được hỗ trợ về thông tin và kinh phí nhưng không đáng kể. Ngoài khoản tài chính để sưu tập các loại máy bay, ông còn tốn tiền cho việc duy tu bảo dưỡng hệ thống sân bay… trong phòng. Để tiết kiệm chi phí, mỗi ngày ông bỏ ra khoảng 30 phút để chăm sóc sân bay cho đẹp hơn, sang trọng hơn.

Theo ngoisao.net


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Ngu Hanh Son
HS SaoMai


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 694

Bài gửiGửi: Năm 6 19, 2008 10:30 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tỷ phú của những cánh bay

(ST) - Là người Việt Nam đầu tiên sở hữu một bộ sưu tập gồm 304 chiếc máy bay thuộc 68 loại của 150 hãng hàng không trên thế giới, tự thiết kế và tạo dựng một sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế… “Tỷ phú” đó là Phan Ngọc Thiết, thường trú ở ngõ 21/20 đường Lê Hồng Phong (Đà Nẵng).

Sân bay quốc tế… trong nhà

Dù đã được bạn bè đồng nghiệp “hoa tiêu” trước về “cõi trời riêng” trên lầu 3 của anh Thiết, nhưng tôi vẫn không khỏi cảm giác bị ngợp trước gia tài khổng lồ của anh.

Một sa bàn sân bay quốc tế với diện tích 13 mét vuông có tỉ lệ thu nhỏ 1:500 được đặt dưới dòng chữ “PNT International Airport”. Sân bay này có đầy đủ các hệ thống đường lăn (taxi way), đường hạ cánh (run way), nhà ga, đài chỉ huy không lưu… như bất kỳ một sân bay quốc tế nào.

Mô hình sân bay PNT do anh Thiết tự thiết kế có 4 nhà ga (Terminal) đi và đến với 30 hệ thống cầu thang dẫn đến tận máy bay, đài chỉ huy không lưu, sân đỗ cho máy bay chở hàng hoá (cargo), sân đỗ dự bị hay gara sửa chữa, hệ thống phương tiện phục vụ kỹ thuật mặt đất như xe xăng, xe cầu thang, xe nâng hàng, xe đẩy, xe tiếp thực phẩm…

Trên sa bàn, có tới gần 100 chiếc máy bay dân dụng của các hãng sản xuất máy bay nổi tiếng như Boeing, Airbus, Locked Martin, Fokker, ART, Antonov, Tupolev… được chế tạo bằng chất liệu gang cao cấp. Chỉ tay vào một chiếc máy bay màu xanh, in hình bông sen vàng uy nghi giữa trung tâm sân bay, anh nói, đó là mô hình chiếc Boeing 777-200 của VNA với số hiệu VNA-144, chiếc chuyên cơ đã đưa những vị lãnh đạo cao cấp trong các chuyến công du nước ngoài.


Gần 100 chiếc máy bay dân dụng cao cấp đậu kín trên sa bàn sân bay quốc tế của anh Thiết.

Bên cạnh sa bàn là một chiếc tủ kính 8 giá đựng với 150 chiếc máy bay của các hãng bay danh tiếng, những chiếc máy bay đặc chủng thu nhỏ từ nguyên mẫu của những chuyên cơ tại nhiều quốc gia trên thế giới như chiếc “Air Force one” Boeing 707 dưới thời tổng thống Mỹ Ronald Reagan, chiếc 747-200 (VC-25) đang phục vụ tổng thống Mỹ đương nhiệm, chiếc Boeing 747-400 của Chính phủ Nhật, Boeing 707 của không lực Hoàng gia Úc, chiếc MD83 McDonald’s của hãng Cross Air. Tất cả đều do các công ty đặt mẫu sản xuất riêng.

“Có đam mê nào giá rẻ không em?”

Xin mượn một câu thơ trứ danh của nhà thơ Nguyễn Duy để nói vể con người này bởi như sau này anh Thiết tâm sự: “Không có lòng đam mê thì khó có thể thành công bất cứ việc gì. Tuy đam mê không phải là yếu tố quyết định nhưng thiếu nó thì không thể có các yếu tố khác”.

Niềm đam mê về những cánh bay có từ ngày cậu bé Thiết 7 tuổi. Đó là những ngày mà cả nước còn chìm trong khói đạn chiến tranh. Không ngày nào căn nhà bé nhỏ của Thiết không bị rung lên từng chập mỗi khi có chiếc phản lực bay ngang qua mang theo những âm thanh xé gió .

Đến năm 12 tuổi, Phan Ngọc Thiết lần đầu tiên được nhìn thấy tận mắt sờ tận tay một chiếc máy bay… trong một cửa hàng đồ chơi. Cũng từ đó, Thiết đâm ra mê những chiếc máy bay mô hình dù lúc đó còn khá hiếm ở Việt Nam. Anh cũng chưa biết rằng vào thời điểm đó, sưu tập mô hình máy bay là một thú chơi khá thời thượng tại nhiều nước phát triển trên thế giới và khá tốn kém.

Đi đến đâu anh cũng quan sát, tìm kiếm, sưu tầm thông tin về máy bay và mô hình máy bay. Sau này, trong những chuyến công tác nước ngoài khá thường xuyên bao giờ anh Thuyết cũng đi tìm cửa hàng máy bay để mua vài chiếc bổ sung vào bộ sưu tập mô hình máy bay đang ngày càng nhiều lên. Giá mỗi chiếc không dưới 18 USD.


Anh Thiết (ngoài cùng bên phải) cùng người thân bên mô hình sân bay quốc tế do tự tay mình thiết kế.

Trước năm 2002, khi chưa gia nhập vào Hội sưu tầm máy bay quốc tế với 3.000 hội viên trên toàn thế giới, mỗi tháng anh đều dành một khoảng tiền không nhỏ để mua các tạp chí hàng không của nước ngoài qua mạng Internet như Flight International, World Airlines, Wings World… Số tiền ít ỏi mà anh dành dụm đều được tập trung cho một ước mơ: xây dựng cho được một sân bay quốc tế cho riêng mình!

Ước mơ ấy đã trở thành hiện thực sau 10 năm tích luỹ, chuẩn bị. Với kinh nghiệm mắt thấy tai nghe nhờ các chuyến công tác nước ngoài cũng như những tài liệu tự nghiên cứu qua sách báo, anh Thiết đã thiết kế luôn sân bay PNT của mình. Để hoàn chỉnh, anh cũng đã mời một người bạn làm việc trong ngành hàng không đến xem và góp ý kiến. Kết quả là “sân bay quốc tế PNT” đã đạt tiêu chuẩn quốc tế!

Nếu bạn một lần ghé qua ngôi nhà nhỏ trên đường Lê Hồng Phong, được nhìn thấy một người đàn ông to lớn lướt nhẹ từng ngón tay trên phím đàn piano, chìm đắm trong giai điệu của bài hát “My way” hay nghe anh say sưa thuyết minh về lịch sử, sự khác biệt giữa các loại máy bay, ngắm nhìn chiếc Boeing 747-200 của Việt Nam Airlines chững chạc trên sân bay quốc tế, bạn sẽ hiểu trọn vẹn được sự tinh tế của câu “nghề chơi cũng lắm công phu”.

Sưu Tầm


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Bảy 9 07, 2013 9:34 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Mình đã đến tham quan Sân bay PNT tại nhà Thiết Quảng ở Đà Nẵng cách đây 05 năm, thật ngưỡng mộ khi được xem một sân bay trong nhà mà lại được thiết kế theo tiêu chuẩn Quốc tế ... Qủa là công phu và nhiều tốn kém, chỉ có những người thật sự đam mê mới có thể thực hiện được !



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Bảy 3 01, 2014 8:28 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chạm vào giấc mơ bay


Từ tháng 8-2005, Phan Ngọc Thiết đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng Xác lập kỷ lục “Người có bộ sưu tập mẫu máy bay dân dụng nhiều nhất Việt Nam”. Ảnh: N.H

Mỗi chiều đi làm về, cơm nước xong anh lại đắm chìm trong giai điệu quen thuộc của sân bay, nhìn ngắm những chuyến bay chở giấc mơ của mình lên bầu trời.
Giấc mơ thời thơ dại
Một ly vang nhé? Câu mở đầu của một cuộc chuyện trò vô cùng thú vị với một “người điên”, như lời tự giới thiệu của Phan Ngọc Thiết, người hiện đang sở hữu một bộ sưu tập mô hình máy bay dân dụng nhiều nhất Việt Nam. Anh đem ra hai loại vang. Vang trắng trong veo như giấc mơ bay thời thơ dại của cậu bé Thiết mỗi khi những cánh chim sắt khổng lồ bay qua mảnh trời con con trước sân nhà mình. Vang đỏ thổi bùng những đam mê thời trai trẻ được bay lên bầu trời cao rộng để nhìn ngắm thế giới bao la…
Gần 7 giờ tối, chúng tôi đến nhà anh Phan Ngọc Thiết trong con hẻm 21/20 Lê Hồng Phong, Đà Nẵng, như một chuyến tìm về một địa chỉ văn hóa của thành phố. Trong cái se lạnh của mùa xuân vừa chạm ngõ giêng hai, căn phòng khách ấm hẳn lên sau nụ cười phúc hậu thoảng chút an nhiên của chủ nhân. Sau những câu xã giao quen thuộc, câu chuyện bắt đầu sóng sánh những chuyến bay. Anh bảo, tình yêu với những cánh chim sắt trong anh khởi đầu từ những năm lên bảy. Tình yêu ấy lớn dần theo năm tháng, khiến đôi lần anh mong ước trở thành phi công, bay qua bầu trời năm châu bốn bể.
12 tuổi, anh thoáng rùng mình khi lần đầu tiên được chạm tay vào một chiếc máy bay… mô hình trong một cửa hàng đồ chơi. Trong một sát-na ngẫu nhiên đó, giấc mơ thời thơ dại ngày nào đã ngủ quên bỗng dưng choàng tỉnh trong anh. Người ta thường bảo, tình yêu chắp cánh cho giấc mơ thành hiện thực. Điều ấy đã đến với anh vào năm 1995, khi anh tận mắt nhìn ngắm hàng nghìn mô hình máy bay tại Viện Bảo tàng Hàng không và Không gian Hoa Kỳ.
Theo đuổi giấc mơ giống như theo đuổi một người con gái, ngoài tình yêu, sự đam mê ra thì còn phải có những điều kiện nhất định như tài chính, môi trường thực hiện và cả một chút… liều.
Nghìn chuyến bay và nghìn máy bay
Với cương vị Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thể chất - Đại học Đà Nẵng, anh có điều kiện đi công tác nhiều nước trên thế giới. Mỗi chuyến đi đối với anh luôn gắn liền với việc tìm hiểu, mua sắm những mô hình máy bay cho thỏa ước mơ. Ngày đầu tiên anh sở hữu hai chiếc mô hình máy bay là chuyến đi Hồng Kông vào cuối năm 1995. Ngày ấy, giá tiền cho mỗi chiếc mô hình có thể tính bằng vàng. Khởi đầu giấc mơ bằng con số hai bé nhỏ, tính đến lúc chúng tôi gặp anh, sau gần hai mươi năm anh đã sở hữu 1.032 máy bay của 271 hãng hàng không trên thế giới.
Bên ngoài cửa sổ, Đà Nẵng đã vào đêm. Trong âm thanh náo nhiệt của thông báo về những chuyến bay quốc tế được anh Thiết thu âm làm nền, những dãy đèn tín hiệu nhấp nháy trên đường băng, những chiếc máy bay mô hình xếp hàng trật tự chờ lệnh cất cánh… Trước sa bàn mô hình Sân bay Quốc tế Phan Ngọc Thiết (PNT International Airport - PNTIA) trên tầng ba nhà anh, chúng tôi cứ ngỡ mình là hành khách trong một chuyến bay đêm đến một đất nước xa xôi nào đó.
Với tay xếp lại mấy chiếc máy bay trên kệ, anh bảo rằng, anh yêu vô cùng những chuyến bay, anh nhớ rõ từng số hiệu, từng màu sắc, từng biểu tượng của các hãng hàng không trên thân máy bay. Trong bộ sưu tập của mình, anh thích những mẫu chuyên cơ của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Không cần “tài liệu”, anh say sưa giới thiệu về đặc điểm, hãng sản xuất, số hiệu cụ thể chuyên cơ phục vụ các tổng thống Mỹ từ năm 1972 đến 1989 và chuyên cơ hiện thời của Tổng thống Obama; chuyên cơ của Chính phủ Nhật Bản, Tổng thống Đức, Tổng thống Pháp, vua Brunei, Toàn quyền và Thủ tướng Australia… Đặc biệt, mô hình chiếc Boeing 777-200ER của Vietnam Airlines với số hiệu VNA-141, chuyên cơ từng đưa những vị lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các chuyến công du nước ngoài.
Anh tỉ mẩn liệt kê hơn nghìn chuyến bay của mình; chuyến đầu tiên vào năm 1981 từ Đà Nẵng vô Sài Gòn; chuyến bay mới nhất cách hôm chúng tôi gặp anh 2 ngày, anh bay đi đảo quốc Sư tử để dự Triển lãm Hàng không Singapore Airshow 2014 (SGAS) - triển lãm máy bay lớn nhất và hoành tráng nhất khu vực châu Á được tổ chức 2 năm một lần. Và cũng như mọi chuyến bay khác, anh không quên mang về 2 mẫu mô hình máy bay và ghi chúng vào bảng kê ở thứ tự 1031 và 1032.
Mỗi chiều đi làm về, cơm nước xong anh lại lên tầng ba và đắm chìm trong giai điệu quen thuộc của sân bay, nhìn ngắm những chuyến bay chở giấc mơ của mình lên bầu trời.
Bảo tàng của “người điên”
Rượu được rót thêm vào ly, câu chuyện giữa chủ và khách cứ dậy men như được ủ lâu ngày. Khi được hỏi trong 27 nước anh đã đi qua, thì sân bay nào, loại máy bay nào anh thích nhất, anh cười: “Thế giới có nhiều hãng hàng không với nhiều máy bay hiện đại không thể kể hết. Tuy nhiên, mỗi lần nhìn máy bay của Hàng không Việt Nam đậu giữa các máy bay nước khác tại sân bay quốc tế thì thấy lòng ấm lại”. Để chứng minh cho lời mình vừa nói, anh kéo chúng tôi lại gần mô hình sân bay nhìn cho rõ: Đấy, các bạn nhìn xem, màu xanh thẫm của máy bay Vietnam Airlines luôn nổi bật giữa muôn ngàn máy bay khác. Phù hiệu hình sen vàng trên thân máy bay xứ Việt vừa thanh lịch vừa cổ kính…
Nhiều khách trong và ngoài nước rất thích thú với PNT International Airport và nêu ý tưởng sao không làm một bảo tàng tư nhân, một địa chỉ văn hóa? Nhưng cũng có không ít người bảo anh điên khi bỏ hàng tỷ đồng để mua về đống máy bay tưởng như là đồ chơi chỉ đáng dành cho con trẻ, nhưng thật ra chúng được sản xuất chỉ để dành cho những người sưu tầm mô hình máy bay. Ừ thì điên đấy, điên để được yêu, được sống với những ước mơ, những đam mê cháy bỏng trong đời người thì còn gì bằng! Nói rồi, anh bước đến bên chiếc đàn dương cầm trong phòng khách và lại làm chúng tôi ngạc nhiên khi lả lướt dạo một tình khúc bất hủ của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Chừng như đâu đó có giấc mơ xưa vừa chạm vào câu hát: Gửi gió cho mây ngàn bay…
NHƯ HẠNH
Chủ Nhật, 02/03/2014, 07:51 [GMT+7]



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Hai 3 03, 2014 12:36 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Lê Thị Long, Phan Ngọc Thiết , Huỳnh Thị Xí, Nguyễn Mạnh Lâm, Lê Thị Quảng ( tại Sân bay PNT). Chúc mừng giấc mơ của bạn mình đã thành hiện thực ... Razz Razz Razz Razz Razz



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
thien nga
HS SaoMai


Ngày tham gia: 22 10 2011
Số bài: 98

Bài gửiGửi: Hai 3 03, 2014 9:02 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Anh PNT ui ! Nhận hàng nè !







Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Bạn Bè Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI