Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

RIÊNG VỚI XÓM GIỀNG... - Phan Chín

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn , Truyện /Sưu Tầm
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
kimanh
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 25 8 2008
Số bài: 498
Đến từ: Quang Nam

Bài gửiGửi: Ba 1 10, 2012 3:09 am    Tiêu đề: RIÊNG VỚI XÓM GIỀNG... - Phan Chín Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Riêng với xóm giềng...


Từ khi bước ra khỏi nhà sống tự lập ở một nơi chỉ cách làng gần 40 cây số, tôi nhận ra rằng giữa mình và quê là cả một nỗi mênh mang... Tuy mỗi năm tôi đều về quê dăm bận nhưng nỗi mênh mang ấy cứ thao thiết trong lòng rồi bùng vỡ khi vào những ngày cận tết, mẹ lại gọi điện nhắc: nhớ đưa cả gia đình về quê ăn tết nghe con!

Sau bữa cơm tất niên vào chiều 30, bao giờ mẹ cũng nhắc tôi một việc: dành ít nhất một ngày đi thăm cho kỳ hết bà con hàng xóm. Mẹ bảo tôi sống xa quê, thỉnh thoảng có về nhưng chỉ thoáng qua rồi đi, chỉ có dịp tết mới ở cùng quê dăm ngày nên nhất thiết phải đi thăm cho đủ, nếu không sẽ “quên mặt hàng xóm láng giềng”...

Cách đây 19 năm, khi tôi bắt đầu “ly hương”, làng tôi có 48 mái nhà. Hai năm sau, số hộ của làng tăng lên con số 55 và đến năm ngoái thì ngót nghét 100. Nếu đổ đồng mỗi nhà ghé qua chừng năm phút, tôi phải mất hơn tám giờ... Chính vì thấy quá mất thời gian lại thêm ngại đường lầy lội, tết năm trước tôi đã giấu mẹ bỏ qua bốn hộ, không ghé thăm.

Mươi ngày sau, mẹ gọi điện và bảo có người hỏi “Thằng út của chị có về ăn tết không?...”. Chỉ có vậy nhưng mẹ nghĩ hàm ý của lời “hỏi thăm” còn sâu xa hơn, bởi còn một vế nữa họ không tiện nói ra: “...mà sao không thấy nó ghé nhà tôi chơi?”. Nhân tiện, mẹ dặn luôn: “Từ nay về sau, dù có mất nhiều thời gian hơn nữa cũng phải đi thăm cho hết. Con là đứa được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt nhất nhà, không khéo người ta lại trách thằng ấy có học mà không có tình, chẳng nhớ cái thuở bần hàn...”.

Vâng, làm sao quên được những năm tháng đói cơm thiếu áo, những năm tháng mà mỗi cái tết là một nỗi ám ảnh hơn là niềm vui. Thời ấy, nhà tôi thuộc diện nghèo nhất làng, hễ tết đến là mắt mẹ trũng sâu vì lo toan.

Với anh chị em tôi, áo mới mặc tết là một mơ ước xa vời, vì lúc ấy làm thế nào để có chén cơm trắng dâng cúng ông bà tổ tiên và thấy tết “sang” lên một chút mới là điều quan trọng. Và để có gạo thì chỉ còn mỗi cách trông vào hàng xóm, dù họ cũng không hề dư dả.

Khá nhất như thím Bốn Cây, rộng rãi hết mức cũng chỉ có thể đong cho mẹ tôi đúng năm lon. Hay như anh Mười Thêm cụt một chân làm nghề sửa xe đạp, có năm gần tới giao thừa thì ới tôi qua nhà sớt cho hai chén gạo. Có người như chú Chín không giúp được gạo thì cho mượn một cân thịt heo hoặc đòn bánh tét “tới mùa lúa rồi tính”.

Hay như bà Chân ở xóm Trong, chiều 30 tết nào cũng tạt ra nhà nhắc mẹ tôi “mồng 1 cho thằng út vô nhà tôi đạp đất nghe”. Nhà bà tết nào cũng có thịt gà kho rim cay xé miệng, tôi vô đạp đất là được lì xì mấy miếng thật to.

Sau này, mỗi khi tôi ghé thăm tết bà đều móm mém nhắc lại câu nói “bất hủ” của tôi ngày trước: “Thịt gà của bà cay nhưng mà... ngon!”. Nhiều người khác chưa từng cho nhà tôi mượn lon gạo, miếng thịt trong những cái tết nghèo khó ấy (đúng hơn, họ cũng không có khả năng để cho mượn) thì giúp bằng những lời động viên. Thấy tôi học hành không đến nỗi nào, khi đến thăm tết họ lại khuyên mẹ tôi cố gắng cho tôi ăn học...

Vẫn như mọi năm, năm nay mẹ lại gọi điện nhắc tôi đưa gia đình về quê ăn tết, kèm theo đó là một thông tin mới: “Năm nay làng mình có 104 hộ rồi đó nghe...”.

Ngay sau cuộc gọi của mẹ, tôi tự biết trong những ngày tết ở quê mình sẽ phải làm gì...

PHAN CHÍN
Nguồn: tuoitre.vn



_________________
"BẠN CHO RA BẠN CŨNG LÀ TRĂM NĂM" (nvt)
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn , Truyện /Sưu Tầm Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI