Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Tết đến phải dán chữ Phúc ngược

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn Hoá - Khoa Học & Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Tư 12 28, 2011 8:28 pm    Tiêu đề: Tết đến phải dán chữ Phúc ngược Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tết đến phải dán chữ Phúc ngược

Từ tập tục dán tranh và treo câu đối tết, sau này nhiều nhà tết đến không mua tranh hay mua câu đối mà người ta lại chỉ tìm mua một chữ “phúc” để trang trí trong nhà. Khi mua về họ trang trọng dán ở tường phòng khách và cũng có nhà dán ở cổng… tuỳ theo ý chủ nhân nhưng thường là ở chỗ khách dễ nhìn thấy nhất khi đến thăm. Điều chú ý là hầu như nhà nào cũng dán chữ “phúc” đảo ngược lại. Vì sao như vậy?


Chữ Phúc treo ngược ...


Chữ Phúc ngược
Ngày xưa, có một gia đình làm nghề bán hàng ăn, chủ yếu là bán tiết canh, lòng lợn. Trong các món ăn thì món ngon nhất, có thể gọi là đặc sản của gia đình này là các món về gan lợn. Khách hàng đồn nhau, nhiều người nô nức đến ăn, nhà hàng rất phát đạt. Không lâu sau, chủ hàng phát triển xây dựng thêm một cửa hàng mới, khang trang đẹp đẽ hơn. Cũng như nhiều người buôn bán làm ăn khác, chủ nhà tìm cách mời một nhà nho nổi tiếng trong vùng đến viết cho một chữ để treo cho đẹp và cũng hàm ý khoe với mọi người nữa.

Nể lời gia chủ, nhà nho đến cửa hàng xem xét để viết chữ. Trong khi chờ đợi, chủ nhà bày lên một mâm rượu thịt mời khách thưởng thức. Nhà nho uống rượu và suy nghĩ rồi lấy bút viết một chữ “phúc” rất lớn cho gia chủ. Tuy vậy ông vẫn có chút phân vân mà không tiện hỏi. Điều phân vân đó là vì sao chủ nhà chọn xin chữ của ông, rõ ràng là rất tôn trọng ông vậy mà trong mâm rượu mời ông lại không hề có món gan là món đặc sản của nhà hàng.

Không hiểu ý chủ nhà nhưng cũng không dễ cho qua thiếu sót này, ông sai chú tiểu đồng đem chữ “phúc” dán nghiêm chỉnh ngay ngoài cổng. Khi ông về chủ nhà vui vẻ cám ơn và còn không quên đưa chú tiểu đồng một gói quà.

Vốn đang có điều thắc mắc nên mới chỉ đi được nửa đường, ông liền ngồi nghỉ và sai chú tiểu đồng mở gói quà ra xem thì thấy đó chính là cả một buồng gan lợn. Đến đây ông mới vỡ lẽ, hiểu được tình cảm của chủ nhà.

Ông vội vàng sai chú tiểu đồng quay lại cửa hàng bóc chữ “phúc” ra và đem dán đảo ngược trở lại. Chú tiểu đồng hỏi lý do ông không giải thích nói cứ làm như thế, không cần nói gì với chủ nhà.

Sau khi được dán đảo ngược trở lại thì có một người khách đến trông thấy, nói với chủ nhà:

– Ô, cửa nhà ông “phúc” đảo rồi.

Nói xong, cả khách và cả chủ hình như đều cùng nhận ra hàm ý của nhà nho, thế là người khách vội vàng nói thêm:

– Xin chúc mừng! Xin chúc mừng!

Chủ nhà vội vàng nói:

– Cám ơn! Cám ơn!

Và vội mời khách vào cửa hàng.

Thì ra trong tiếng Trung Quốc hai chữ “Đảo” và “Đến” được đọc như nhau. Khi người khách vô tình nói “Ô, cửa nhà ông phúc “Đảo” rồi” lại trở thành câu chúc mừng “Ô, cửa nhà ông phúc “Đến” rồi”. Từ một nhận xét trở thành một lời chúc mừng.

Chuyện xảy ra lại từ một cửa hàng ăn, thế là một đồn mười, mười đồn trăm chẳng mấy chốc lan rộng ra khắp vùng. Năm này qua năm khác, mọi người thấy hay đều học theo mua hoặc xin chữ Phúc để trang trí ngày tết. Học theo cách này, khi đã có chữ Phúc họ không dán bình thường nữa mà đều dán đảo ngược lại dần dần trở thành một tập tục. Có lẽ cũng từ đây tục treo tranh có thêm tục treo chữ. Các chữ hay được treo là Phúc, Lộc, Đức, Tâm, Thần, Thọ, Đạt…




Chữ Phúc dán ngược - Một tục lệ độc đáo của người Trung Hoa

Người Trung Quốc trước đây có một phong tục khá độc đáo là vào sáng sớm ngày mồng một Tết hoặc dịp khai trương cửa hiệu, nơi cổng đều dán ngược một chữ « Phúc » rõ to. Khách đến chơi, nếu không hiểu duyên cớ lại thốt lên « Phúc sao lại dán ngược », nhất định sẽ khiến chủ nhân chẳng lấy gì làm vui vẻ, ngược lại nếu khách lại lớn tiếng hô lên « Phú dào », ( Phúc đáo – Nghĩa là phúc đến rồi ), thì sẽ được chủ nhà đón tiếp cực lỳ long trọng.

Thế nhưng tại sao trước đây nó lại được mọi người noi theo ? Tương truyền vào triều Minh, có một ông thấy rất giỏi về nghề mộc. Những bông hoa gỗ do ông chạm khắc chẳng khác nào hoa thật, những phòng ốc do ông tạo ra, bất chấp mưa sa bão táp vẫn vững như bàn thạch, mọi người cảm phục tài nghệ của ông nên đã gọi ông là « núi Thái » (Thái Sơn ).

Một lần, một nhà nọ muốn mở một cửa hiệu, mời ông đến chủ trì việc xây cất. Ông dắt theo 8 đồ đệ đến cùng làm , và chẳng bao lâu cửa hiệu đã hoàn thành. Ngày khánh thành, ông chủ giết mấy đầu lợn để đãi thầy trò Thái Sơn và các bạn hữu đến chúc mừng nhà mới. Chủ nhân tốt bụng sợ khi đông người sẽ phải mang hết cả lòng, gan lợn ra đãi, thầy trò ăn chưa được bao nhiêu thì chủ nhà đã gói chúng lại để thầy trò mang đi đường mà dùng. Sư phụ đâu biết đó là ý tốt của chủ nhà, thấy trên bàn hết sạch cả lòng , gan …cho rằng chủ nhà đã ăn hết, nên trong bụng giận lắm, cứ lẩm nhẩm hoài : « Núi Thái ta đến đâu, ở đó đều tiếp như khách quý, tiếp đãi đàng hoàng. Nay người có mắt mà chẳng biết Núi thái, được thôi, ta sẽ cho nhà ngươi biết tay !

Ăn cơm tối xong, nhân lúc trời tối, ông chỉ điểm cho các đồ đệ làm ngược hết các cột hiên và cột chính của phòng lớn, muốn qua đó để triển khai pháp thuật làm cho việc buôn bán sẽ thua lỗ.

Sáng sớm ngày hôm sau, chủ nhân mời mọi người ăn chút điểm tâm, rồi đưa cho họ một gói lớn đồ ăn, nói là để ăn dọc đường. Đi được nửa đường, thầy trò nghỉ ăn trưa, kinh ngạc phát hiện trong bọc ngoài chút cơm ra còn có khá nhiều lòng, gan và thịt lợn đã nấu chín.
Sư phụ vô cùng cảm động, ông hối hận thật sự. Ăn được một lát, ông lấy từ trong rương mấy tờ giấy hồng rồi vẽ chữ « Phúc » lên đó, sai đồ đệ lập tức chạy ngay về, dán ngược chúng lên những chiếc cột đang bị đặt ngược, để mọi người đều niệm « Phú dào » ( Phúc đến rồi ).

Các đồ đệ chạy đến nơi thì đúng lúc chủ tiệm đang đốt pháo chúc mừng ngày khai trương. Các đồ đệ liền dán ngược các chữ « Phúc » lên các cây cột. Mọi người nghi hoăc không hiểu tại sao dán ngược thì được họ giải thích rằng,
« Đây không phải là dán ngược, mà là Phú dào ( Phúc đến ) Mọi người hãy cùng nhau niệm mấy câu này, thì sẽ phát tài lớn. »

Mọi người đều đọc như vậy, chủ hiệu sau này quả nhiên phát tài lớn. Mọi người không hiểu sự kỳ diệu bên trong, chỉ cho rằng đó là cái duyên cớ để « phúc đến ». Thế là dịp khai trương cửa hiệu hay dịp xuân về, mọi người đều muốn dán ngược chữ « Phúc » nơi cổng nhà mình hay nơi cửa hiệu để cầu « phúc », lâu dần trở thành phong tục

Lâm Tiêu ( theo « Trung Quốc dân tục cố sự tuyển » Thượng hải, 1992)

Chú thích :
- Chữ « đáo » (đến ) đồng âm với chữ « đảo »( ngược ) đều đọc là « dào », nên nếu đọc « Phú dào » người ta sẽ hiểu là « Phúc đến ».


st



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn Hoá - Khoa Học & Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI