Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Tìm hiểu về Nhật Bản

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thế Giới Đó Đây
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: Năm 8 04, 2011 11:33 pm    Tiêu đề: Tìm hiểu về Nhật Bản Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NHẬT BẢN




Nhật Bản nằm ở đâu trên bản đồ thế giới?

A: Hãy tưởng tượng một bản đồ thế giới mà có Nhật Bản ở giữa. Như là một thói quen, người ta thường vẽ bản đồ mà có nước mình nằm chính giữa, người Nhật cũng vậy. Nếu bạn ở châu Âu, bạn gọi Nhật Bản là Viễn Đông, hãy nghĩ đến vị trí của nó như sau: Bạn đến đó bằng cách hướng về phía đông, xuất phát từ cực nam của bán đảo Italia. Bạn đi qua Aten, tiếp tục hướng về phía đông dọc theo vĩ tuyến 36 độ bắc tới Iran sau đó vượt lục địa châu Á ngang qua Trung Quốc, tới biển Nhật Bản, từ đó bạn sẽ đến được trung tâm của quần đảo Nhật Bản. Nếu bạn từ Mỹ, hãy hướng về phía đông từ San Francisco, và cuối cùng bạn sẽ tới Tokyo. New York có cùng kinh độ với tỉnh Aomori, phần cực bắc của đảo Honshu. Paris có cùng kinh độ với khu vực phía bắc của Hokkaido, và Luân Đôn thì nằm ở kinh độ cao hơn cả cực bắc của nước Nhật.


Q: Nhật Bản rộng bao nhiêu ki lô mét vuông?

A: Diện tích đất liền của Nhật khoảng 378 nghìn ki lô mét vuông. Người ta thường nói Nhật là một quốc gia nhỏ hẹp. Tuy nhiên, chiều dài từ Bắc tới Nam cũng khoảng 3500 ki lô mét, chính vì thế khí hậu và phong cảnh cũng khác nhau từ vùng này đến vùng khác. Một sự thật mà ít người biết đến là Nhật thậm chí nhỏ hơn cả bang California của Mỹ, bang có diện tích 411 nghìn ki lô mét vuông.


Q: Lãnh thổ Nhật Bản hiện nay được xác định khi nào?

A: Năm 1945, khi Nhật bị đánh bại trong thế chiến thứ 2, lãnh thổ Nhật bị giảm
xuống bằng phần lãnh thổ thời kỳ trước chiến tranh với nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1894. Nhật Bản ngày nay bao gồm bốn đảo chính: Hokkaido (Bắc Hải Đạo), Honshu (Bản Đảo), Shikoku (Tứ Quốc), Kyushu (Cửu Châu) cộng với quần đảo Okinawa và một số quần đảo nhỏ khác. Sau hoà ước San Francisco 1951, Okinawa thuộc quyền quản lý của Mỹ. Năm 1972, Okinawa mới được trao trả lại cho Nhật Bản. Đến khi thế chiến thứ 2 kết thúc, Nhật bao gồm cả đảo Sakhalin, quần đảo Kuril, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhưng đối với thế giới, những vùng đó Nhật có được là do xâm lược. Hiện nay Nhật vẫn đang tranh chấp với Nga phần phía nam quần đảo Kuril bao gồm các đảo Habomai, Shitokan, Kunashiri và Etorofu. Ở phía Nam, Trung Quốc và Đài Loan vẫn đang tranh chấp với Nhật quần đảo Senkaku, cách quần đảo Yaeyama 160 km về phía bắc. Hiện nay quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của thị xã Ishigaki.




Q: Có phải từ xưa tới nay Okinawa vẫn thuộc về Nhật Bản hay không?

A: Cho đến năm Minh Trị thứ nhất (1868), Okinawa không phải của Nhật Bản. Tên cũ của Okinawa là Lưu Cầu, do người Trung Quốc đặt. Vương quốc Lưu Cầu tồn tại từ đầu thế kỉ 15 nhưng vì là một nước nhỏ nên thường bị chiếm cứ. Năm 1872, chính phủ Nhật sáp nhập Lưu Cầu vào Nhật Bản và đổi tên thành tỉnh Okinawa mà không gặp phải sự phản kháng nào của nhà Thanh (Trung Quốc) Đến Okinawa, khách du lịch sẽ có ấn tượng rằng phong thổ Okinawa vừa Nhật Bản, vừa Trung Quốc, lại vừa Đông Nam Á. Tuy nhiên, tiếng địa phương Lưu Cầu được xem là tiếng Nhật (mặc dù nghe có vẻ khác với tiếng các vùng khác nhiều).


Q: Địa hình Nhật Bản như thế nào?

Có thể gọi Nhật là một Sơn quốc nghĩa là một quốc gia của núi. Dù nhỏ hơn bang California của Mỹ, 67% địa hình của Nhật là núi, chỉ có 13% địa hình là đồng bằng. Các dòng sông bắt nguồn từ những địa hình núi đó tạo ra nhiều thung lũng và làm cho địa hình biến đổi rất phong phú. Ở các cửa sông, các đồng bằng hình cánh quạt được tạo ra nhưng trừ các đồng bằng Kanto (Quan Đông), đồng bằng Osaka, đồng bằng Nobi ra, tất cả đều là đồng bằng nhỏ. Bờ biển Nhật Bản cực kì dài, khoảng 34 nghìn km. Sự phức tạp trong việc hình thành bờ biển làm cho phong cảnh trở nên đẹp một cách hùng vĩ từ vùng này tới vùng khác.

Q: Nhật Bản có bao nhiêu đảo và đảo nào lớn nhất?

Nhật Bản bao gồm khoảng 6800 đảo lớn nhỏ trong đó có nhiều đảo không người. Năm hòn đảo có diện tích lớn nhất không tính Kunashiri và Etorofu là: Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa (Xếp từ lớn đến bé.) Thực tế thì đối với người Nhật họ thường không tính 5 hòn đảo này khi nói đến đảo. Khi nói đến đảo, họ thường nói đến những hòn đảo nhỏ hơn rải rác xung quanh các đảo lớn. Trong các đảo nhỏ đó, lớn nhất là đảo Sado, nằm ở khu vực bắc trung bộ của đảo Honshu trên biển Nhật Bản. Diện tích của đảo này là 857 ki lô mét vuông và chu vi của nó là khoảng 217 km.





Nhật Bản có bao nhiêu hồ? Hồ nào lớn nhất?

Rất khó có thể nói chính xác có bao nhiêu hồ nhưng nếu là hồ rộng trên 1 ki lô mét vuông thì có khoảng 100 hồ. Hồ rộng nhất là hồ Biwa (Tì bà hồ) Hồ Biwa là một trong những hồ nước trong cổ nhất trên thế giới. Người ta tin rằng hồ này có từ khoảng 500 vạn năm trước. Do sự biến đổi địa tầng, hồ bị dịch chuyển từ địa phận tỉnh Mie ngày nay theo hướng bắc tới tỉnh Shiga và đạt được vị trí như hiện nay là vảo khoảng 120 vạn năm về trước. Diện tích hồ là 673 ki lô mét vuông, nhỏ hơn nhiều so với các hồ nước trong khác trên thế giới như hồ Lớn (82.360 ki lô mét vuông), hồ Huron (59.570 ki lô mét vuông).

Q: Ngọn núi cao nhất Nhật Bản là núi gì?

Tất nhiên đó là núi Phú Sĩ cao 3.776 mét. So với đỉnh Everest (Chomolungma) cao 8.848 mét thì núi Phú Sĩ không thấm vào đâu nhưng nó trở thành cảnh quan đại diện cho Nhật Bản bởi hình dáng tuyệt đẹp với hình nón gần như cân tuyệt đối trải dài tới mặt đất. Trên đỉnh núi lửa ngừng hoạt động này có một miệng phun lửa đường kính 800 mét, bề sâu 200 mét. Từ cổ xưa núi Phú Sĩ đã trở thành một đối tượng của tín ngưỡng như là một linh sơn. Hình dáng cân đối tuyệt vời của núi Phú Sĩ đã đi vào rất nhiều văn, thơ. Có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng thử sức bằng việc vẽ tranh núi Phú Sĩ. Trong số đó nổi tiếng nhất là bức Phú Sĩ ba mươi sáu cảnh (Fugaku Sanju-rokkei) của họa sĩ Katsushika Hokusai (1603-1867) thời Edo với thể loại tranh Ukiyo-e.



Q: Có bao nhiêu núi lửa ở Nhật Bản?

Có khoảng 80 núi lửa hoạt động. Người ta nói rằng 10% của 800 núi nửa hoạt động trên thế giới tập trung tại Nhật Bản. Tại Nhật có 7 vành đai núi lửa chạy dọc từ bắc chí nam, trong đó có vài núi lửa đang hoạt động. Trận phun nham thạch lớn gần đây nhất xảy ra ở Shimabara, tỉnh Nagasaki, núi lửa Fusen (Vân Tiên Phổ Hiền Nhạc.) Núi này phun năm 1990, cách lần phun trước 200 năm. Có 43 người thiệt mạng, một phần của thị xã Shimabara bị phủ bởi nham thạch, nhiều người phải chịu cảnh sinh hoạt tị nạn. Gần đây thì có các núi lửa hoạt động như Ushuzan ở Hokkaido và Miyake-jima ở gần Tokyo.

Q: Trong tương lai, khi nào núi Phú Sĩ có thể phun trở lại?

Núi Phú Sĩ phun lần đầu tiên năm 781 và tới năm 1083 đã phun khoảng 13 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 30 năm. Lần phun thứ 14 cách lần trước 428 năm và chỉ chỉ có 3 lần trong khoảng từ 1511 tới 1707. Từ 1707 đến nay chưa có hiện tượng núi lửa hoạt động nào khác nghĩa là núi Phú Sĩ đang nghỉ. Tuy nhiên không thể nói chắc chắn 100% rằng núi Phú Sĩ không phun trở lại. Cũng giống như động đất, khó có thể dự báo trước rằng khi nào núi lửa phun. Tuy nhiên Nhật Bản hiện đã có hệ thống quan sát núi lửa rất hiện đại đặt tại Hawaii cho phép đưa ra cảnh báo tương đối nhanh.

Q: Dòng sông dài nhất Nhật Bản là sông gì?

Dòng sông dài nhất Nhật Bản là sông Shinano bắt nguồn từ vùng phía đông tỉnh Nagano chảy qua vùng trung tâm tỉnh Niigata rồi đổ ra biển Nhật Bản tại thị xã Niigata. Sông Shinano dài 367 km tính từ đầu nguồn tới cửa sông, không thấm gì so với các dòng sông nổi tiếng trên thế giới như sông Mississippi (3.780 km), sông Danube (2.860 km) và sông Rhine (1.320 km). Tuy nhiên sông này lại tương đối dài nếu so với qui mô của nước Nhật. Vì Nhật Bản là một quốc gia toàn núi cho nên các dòng sông thường chảy xiết trong đó có sông dài thứ hai, sông Tone chảy qua đồng bằng Kanto và sông dài thứ 3, sông Ishikari của Hokkaido.

Q: Khí hậu Nhật Bản như thế nào?



Đặc điểm lớn nhất của khí hậu Nhật Bản là có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng Ba tới tháng Năm. Mùa hạ từ tháng Sáu tới tháng Tám. Mùa
thu từ tháng Chín tới tháng Mười Một. Mùa đông từ tháng Mười Hai tới tháng Hai. Nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Vào mùa hạ, với nhiệt độ và độ ẩm cao làm cho những người từ đại lục thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi. Vào đầu mùa hạ, ngoại trừ Hokkaido ra, có mưa nhiều từ tháng Sáu đến giữa tháng Bảỵ Mùa thu cũng tương đối có nhiều mưa. Hơn nữa từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu, có nhiều bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hạị Ngoài ra các dãy núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương. Vào mùa đông phần biển Nhật Bản có nhiều tuyết rơi cũng là một đặc điểm của khí hậu Nhật Bản.



Q: Khu vực nào của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông?



Trừ vùng á nhiệt đới Okinawa, hầu hết các vùng của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông. Gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á tới bị chắn bởi hệ thống núi đồi chạy dọc nước Nhật gây ra tuyết rơi nhiều từ Hokkaido tới trung tâm Honshu. Ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Niigata và Fukushima hay vùng núi của khu vực Hokuriku (Bắc Lục), chuyện tuyết rơi dày 3 mét là bình thường. Tỉnh Niigata là một trong những nơi có nhiều tuyết nhất thế giới với kỉ lục tuyết dày 8 mét.





Hồng Diệp ...

Mùa nào đẹp nhất ở Nhật Bản?



Như Sei Shonagon, một tác giả nữ thế kỉ thứ 10 đã viết trong tùy bút 'Makura no shoshi', mỗi mùa có cái thú riêng của nó. Bà viết "Bình minh đẹp nhất trong mùa xuân, đêm đẹp nhất trong mùa hạ, hoàng hôn đẹp nhất trong mùa thu và buổi sớm ban mai đẹp nhất trong mùa đông." Mặc dầu vậy, phần lớn người Nhật nói rằng mùa đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu. Đặc biệt là đầu tháng Năm khi cây lá xanh tươi và khoảng từ cuối tháng Chín tới giữa tháng 11 - mùa lá đỏ. Họ thích những khoảng thời gian này vì thời tiết ổn định, lý tưởng cho việc đi du lịch.


Mùa đông, mùa của tuyết khiến ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của Lâm ngữ Đường. Nhấp chén rượu nóng , nhìn cảnh tuyết rơi phủ ngoài sân là tuyệt thú của đời người .

Q: Tại sao Nhật Bản có nhiều động đất?



Nhật Bản nằm trên phiến địa tầng Bắc Mỹ và Châu Âu. Phiến địa tầng Thái Bình Dương và phiến địa tầng biển Philippin lại nằm dưới các phiến địa tầng này. Kết
qủa là làm cho cấu tạo địa tầng không ổn định, gây ra nhiều động đất. Bên cạnh đó, địa tầng Nhật Bản lại có rất nhiều "hoạt đoạn tầng". "Hoạt đoạn tầng" là tầng đứt đoạn có khả năng dịch chuyển. Trong qúa khứ, khoảng vài chục vạn năm trước, những tầng như thể đã dịch chuyển nhiều lần. Người ta nói rẳng sự dịch chuyển đó có chu kỳ khoảng 1000 năm. Trận động đất khủng khiếp năm 1995 cũng có nguyên nhân là do "hoạt đoạn tầng".



Q: Động đất lớn xảy ra gần đây nhất là ở đâu?

Vào hồi 5 giờ 46 ngày 17 tháng Một năm 1995, một trận động đất lớn đã nổ ra tại khu vực phỉa nam tỉnh Hyogo. Sau này người ta gọi trận động đất này là
"Hanshin-Awaji Daishinsai" (Phản thần - Đạm lộ Đại Chấn Tai) Các trận động đất lớn ở Nhật Bản thường xảy ra trên mặt địa tầng gần thềm lục địa. Tuy nhiên trận động đất đặc biệt lần này lại xảy ra do sự dịch chuyển của "hoạt đoạn tầng" ngay phía dưới thành phố Kobe.Trận động đất lớn Hanshin-Awaji này đã trở thành một trong những trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử với 7.2 độ richte. Trên 6 nghìn người bị thiệt mạng. Trên 4 vạn người bị thương. 20 vạn căn nhà bị phá hủy. Năm 1923 có một trận động đất lớn tương tự, gọi là "Trận động đất Tokyo 1923". Chấn độ của trận động đất này là 7,9 độ richte, nó đã giết chết 90 nghìn người, làm bị thương 100 nghìn người. Chỉ riêng trong thập kỉ 90 đã có vài trận động đất lớn xảy ra tại các vùng Hokkaido và Tohoku.



Q: Trong tương lai gần, vùng nào có thể có động đất lớn?



Với trình độ khoa học kĩ thuật hiện nay, không thể dự đoán chính xác được khi
nào thì động đất xảy ra. Tuy nhiên dựa trên các số liệu trong quá khứ, có vài địa điểm được xem là nguy hiểm.Một vài chuyên gia cho rằng một trận động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại vịnh Suruga tỉnh Shizuoka vùng Tokai (Đông Hải). Khu vực này đang được theo dõi thường xuyên.Ngoài khơi Sanriku vùng Tohoku (Đông Bắc) cũng được xem là vùng có thể xảy ra động đất lớn. Nguyên nhân là do phiến địa tầng Thái Bình Dương đang oằn mình ngay bên dưới quần đảo Nhật Bản, đặc biệt là khu vực này. Cũng có khả năng nữa là tsunami (sóng thần) sẽ đến nếu như có động đất lớn tại khu vực giáp biển."Hoạt đoạn tầng" có ở khắp nước Nhật và trong đó đặc biệt có nhiều ở khu vực Chubu (Trung Bộ) và Kinki (Kinh Kỳ). Không thể không tính đến Tokyo nơi có khá nhiều "hoạt đoạn tầng" chạy từ tây bắc tới đông. Nơi nào có "hoạt đoạn tầng" nơi đó có thể có động đất.



Q: Tsunami nghĩa là gỉ?



Tsunami là sóng thuỷ triều cao, phần lớn tạo ra khi có động đất làm cho đáy
biển chuyển động đột ngột. Phần lớn các miền duyên hải Nhật Bản đã bị tsunami tấn công. Trong số đó, vùng duyên hải Sanriku khu vực Tohoku đặc biệt bị thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân là do vùng Sanriku này có cấu tạo theo kiểu RIA với nhiều vịnh nhỏ ăn sâu vào vách đá. Điều đó làm sóng thuỷ triều lên cao hơn nhiều so với các vùng khác.Trong trận động đất ngoài khơi vùng tây nam Hokkaido, một con sóng thần Tsunami cao 20 mét đã tấn công đảo Okushiri làm cho 230 người chết và bị thương.



Q: Mỗi năm Nhật Bản có khoảng bao nhiêu cơn bão?



Trung bình mỗi năm có 4 cơn bão đổ vào nước Nhật. Con số trung bình hàng năm của các cơn bão phát sinh tại khu vực phía tây của Bắc Thái Bình Dương là 27. Không phải tất cả đều hướng đến Nhật Bản. Nguyên nhân là do dòng dịch chuyển của gió tầng trên mang bão thay đổi theo mùa.



Q: Typhoon và hurricane khác nhau như thế nào?



Hurricane là một loại áp thấp nhiệt đới phát sinh ở Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Tốc độ gió cao nhất 32.7 mét trên giây kèm theo mưa lớn.Typhoon (Taifu, Đài Phong) là một loại áp thấp nhiệt đới phát sinh ở phía tây của Bắc Thái Bình Dương. Tốc độ gió cao nhất 17.2 mét trên giây cùng với mưa lớn. Nguồn gốc của từ Đài Phong có lẽ là "Đại Phong" (nghĩa là gió lớn) của người Trung Quốc.Về cơ bản typhoon và hurricane giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở địa điểm phát sinh và tốc độ gió.




_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thế Giới Đó Đây Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI